Vắc xin mRNA ngừa ung thư sắp thành hiện thực

Thứ sáu - 19/01/2024 21:27
Ông Kyle Holen, phó chủ tịch cấp cao của Công ty Moderna, cho biết: "Nghiên cứu Keynote-942/mRNA-4157 là minh chứng đầu tiên về hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư bằng sử dụng liệu pháp mRNA".
Sau khi được cơ quan quản lý y tế Mỹ và châu Âu cho phép dùng điều trị bổ trợ cho bệnh nhân bị u ác tính, vắc xin mRNA ngừa ung thư có thể sẽ ra mắt vào năm 2025.
 
cancer vaccine
Công ty Moderna tuyên bố vắc xin ngừa ung thư sẽ có vào năm 2025 - Ảnh: CNBC

Cơ quan FDA Mỹ và EMA châu Âu mới đây lần lượt cấp chỉ định và công nhận liệu pháp mRNA (mRNA-4157) kết hợp với thuốc trị ung thư Keytruda để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân u ác tính.

Trước đó, hai hãng dược Moderna và Merck đã đưa ra những kết quả đầy hứa hẹn từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2b, nghiên cứu sự kết hợp giữa liệu pháp mRNA và thuốc điều trị ung thư Keytruda để điều trị khối u ác tính, theo trang tin y tế MedScap.

Nguy cơ tái phát ung thư giảm một nửa

Công ty dược phẩm Moderna công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 2b kết hợp liệu pháp mRNA (mRNA-4157) với thuốc trị ung thư Keytruda, ký hiệu Keynote-942 (còn gọi là pembrolizumab) của Công ty dược đa quốc gia Merck.

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên giữa Keynote-942/mRNA-4157 được thực hiện trên những bệnh nhân có khối u ác tính có nguy cơ tái phát cao (giai đoạn III/IV) sau khi cắt bỏ hoàn toàn khối u.

Kết quả cho thấy sự kết hợp mRNA-4157 (V940) và Keynote-942 tiếp tục cải thiện tỉ lệ sống sót, không di căn xa so với chỉ dùng Keynote-942 đơn thuần, giúp giảm 62% nguy cơ phát triển di căn xa hoặc tử vong.

Ông Kyle Holen, phó chủ tịch cấp cao của Công ty Moderna, cho biết: "Nghiên cứu Keynote-942/mRNA-4157 là minh chứng đầu tiên về hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư bằng sử dụng liệu pháp mRNA".

"Vắc xin mRNA chống ung thư sẽ ra mắt năm 2025"

So với dùng Keytruda đơn thuần, phương pháp điều trị kết hợp này gây phản ứng phụ không đáng kể: 25% bệnh nhân ung thư từ độ 3 trở lên báo cáo gặp phản ứng phụ khi dùng mRNA-4157/Keynote-942, so với 20% chỉ dùng riêng Keynote-942.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất do mRNA-4157 là mệt mỏi (60,6%), đau tại chỗ tiêm (56,7%) và ớn lạnh (49%).

Dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu Keynote-942/mRNA-4157-P201 giai đoạn 2b, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã cấp chỉ định và công nhận liệu pháp này để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân u ác tính có nguy cơ cao.

Sau khi được triển khai điều trị bổ trợ cho những bệnh nhân bị u ác tính đã được cắt bỏ khối u, ông Stéphane Bancel, tổng giám đốc Moderna, tin rằng vắc xin mRNA ngừa khối u ác tính có thể có vào năm 2025.

Chạy đua phát triển vắc xin ngừa ung thư

Moderna không phải đơn vị duy nhất muốn phát triển vắc xin ngừa ung thư.

Vào tháng 5-2023, tạp chí Nature cho biết Hãng BioNTech hợp tác với Roche đã đề xuất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của một loại vắc xin nhắm vào bệnh ung thư tuyến tụy.

Tháng 6-2023, tại hội nghị của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ, Công ty công nghệ sinh học Transgene đã trình bày kết luận của mình về vắc xin chống lại các bệnh ung thư liên quan đến tai mũi họng và vi rút HPV.

Và tháng 9-2023, Công ty công nghệ sinh học Ose Immunotherapeutics gây chú ý khi công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 2 loại vắc xin điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối.
GIA MINH

Tác giả: Gia Minh

Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ

 Tags: ung thư, vac xin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập429
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm427
  • Hôm nay141,185
  • Tháng hiện tại1,852,602
  • Tổng lượt truy cập59,138,471
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây