Bếp củi quê hương

Thứ năm - 10/01/2013 06:19

-

-
Khi nhìn các con bé thơ ngồi bên bếp củi, cùng nu cho bếp lửa cháy đều vào ngày đông giá rét, bao k‎í ức tuổi thơ chợt ùa về vừa ấp ám, thân thương, lại vừa buồn man mác… Tuổi thơ ấy thật hồn nhiên, thơ dại và đáng nhớ.
Bếp củi quê hương
 
Khi nhìn các con bé thơ ngồi bên bếp củi, cùng nu cho bếp lửa cháy đều vào ngày đông giá rét, bao k‎í ức tuổi thơ chợt ùa về vừa ấp ám, thân thương, lại vừa buồn man mác…


Tuổi thơ ấy thật hồn nhiên, thơ dại và đáng nhớ. Nhớ khi còn bé thơ, sáng sáng mẹ dậy sớm băm bèo, thái khoai, nấu cám cho lợn, rồi rang chút cơm nguội, hay luộc củ khoai, củ sắn cho các con thơ kịp điểm tâm.
 
Trẻ thơ vì còn nhỏ, lại vào mùa rét chẳng thể làm gì ngoài việc ngồi thu hai gối bên bếp lửa, chia nhau chút hơi ấm tỏa ra từ bếp củi và bốc ra từ nồi cám lợn đang sôi. Nhiều khi còn tranh nhau chỗ ngồi không có khói. Mẹ bảo đọc bài vè này khói sẽ bay đi:
 
Khói!
Bay về đằng kia với lá
Về đằng này ta lấy đá đập đầu...
 
Tiếng cười trong trẻo, khuôn mặt rạng ngời của lũ trẻ sau khi nghe mẹ đọc vè dường như xua tan đi cái giá lạnh đến cắt da cắt thịt của miền núi trung du Bắc bộ. Chẳng biết có phải vì khói “sợ” bị “đập đầu” không mà khói cũng bay ra đằng xa, chẳng dám làm mắt bé cay cay nữa. Bé thơ thích thú cứ thế mà tranh nhau đọc vè và truyền tai nhau cái mẹo nhỏ ngồi bếp củi này…
 
Có khi mẹ lùi sắn, nướng khoai bằng than củi, mấy chị em chia nhau ăn no chẳng cần biết khi nào là bữa cơm. Mà dường như bữa ăn ấy còn ngon hơn bữa chính.
 
Mẹ bảo ngày trước bố mẹ yêu nhau cũng từ cái bếp tro mà ra. Lần đầu tiên hai cụ gặp nhau trên xe lửa. Bố nhờ mẹ che nón để châm điếu thuốc hút cho bớt cái giá lạnh ngày đông. Bố bắt chuyện hỏi tên mẹ, rồi hỏi con cái nhà ai. Cứ tưởng hỏi để mà hỏi ai dè mấy ngày sau thấy bố hỏi thăm đến nhà mẹ chơi. Chưa quen nên còn ngại nói chuyện, mẹ toàn để ông ngoại tiếp chuyện cùng bố bên bếp củi, còn bà ngoại thì nướng khoai nướng sắn cho bố ăn. Ấy thế mà cũng nên duyên vợ chồng.

 
 
Bố đi công tác xa, mấy mẹ con ở nhà rau cháo có nhau. Khi các con lớn hơn, đã biết giúp mẹ sắp bữa, nấu cơm cũng bằng bếp củi. Nếu không có củi thì kiếm rơm rạ hay quét lá khô về đun.
 
Ngày nghỉ các con rủ nhau đi cất vó, được con tôm con tép nào cũng biết châm bếp xào, kho đợi mẹ đi làm đồng về ăn.
 
Ngày Tết, cả gia đình sum họp bên bếp lửa, trông nồi bánh chưng, chuyện trò rôm rả, đợi đón giao thừa. Ngồi bên bếp lửa ai ai cũng má đỏ hây hây như trẻ lên năm lên ba.
 
Khi các con trưởng thành, đi học hành, công tác rồi lập gia đình, mỗi đứa một nơi, bố về hưu lại ngồi sưởi bếp củi mỗi khi đông về. Bố bảo trời lạnh, cái bệnh viêm khớp lại tái phát, ngồi bên bếp lửa thấy người khỏe hơn, nhưng giờ lại nhớ con nhớ cháu…
 
Ngày nghỉ cháu về thăm quê, ông bà lại đun bếp củi cho cháu sưởi. Bà lại nướng khoai cho cháu ăn và dạy cháu đọc bài vè đuổi khói:
 
Khói!
Bay về đằng kia với lá
Về đằng này ta lấy đá đập đầu...
 
Các cháu cười vui bên bếp lửa hồng, má đỏ hong như hai quả hồng chín tới.

Tác giả: Thảo Nguyên

Nguồn tin: Báo Dân Trí.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập207
  • Hôm nay58,187
  • Tháng hiện tại747,314
  • Tổng lượt truy cập58,033,183
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây