Tật xấu & Nhân đức [3]. Tật mê ăn uống

Thứ năm - 18/01/2024 03:48
Xin cho những lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên để tạ ơn vì món quà của Chúa là lương thực hàng ngày, truyền cảm hứng cho chúng ta ý thức đến trách nhiệm của mình đối với người khác và sống có đạo đức trong việc tận hưởng những điều tốt đẹp của trái đất này.
Tật xấu & Nhân đức [3]. Tật mê ăn uống
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:

Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý tiếp theo về các tật xấu và nhân đức, giờ đây chúng ta xem xét tội mê ăn uống. Với tư cách là khách mời tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đã dạy về sự tốt lành của thức ăn thức uống, và niềm vui tình bạn ở bàn ăn. Từ chối sự phân biệt mang tính nghi thức giữa thức ăn sạch và không sạch, Chúa hướng sự chú ý của chúng ta đến mối quan hệ cá nhân của chúng ta với việc tiêu thụ thức ăn. Trong cách ăn uống, chúng ta bộc lộ bản chất nội tâm, thói quen, thái độ tâm lý của mình. Trong những xã hội gặp khó khăn vì rối loạn ăn uống và thường xuyên lãng phí một lượng lớn thực phẩm ngay cả khi nhiều người trên thế giới của chúng ta đang đói, thói quen ăn uống của chúng ta nên điều độ và có trách nhiệm với xã hội. Xin cho những lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên để tạ ơn vì món quà của Chúa là lương thực hàng ngày, truyền cảm hứng cho chúng ta ý thức đến trách nhiệm của mình đối với người khác và sống có đạo đức trong việc tận hưởng những điều tốt đẹp của trái đất này.

Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha, ngày 10/1/2024 :

Anh chị em thân mến, chào anh chị em !

Trong hành trình giáo lý của chúng ta, trên con đường giáo lý mà chúng ta đang thực hiện, về các tật xấu và nhân đức, hôm nay chúng ta sẽ xem xét tật xấu mê ăn uống.

Tin Mừng nói gì với chúng ta về nó? Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Phép lạ đầu tiên của Người, tại tiệc cưới Cana, biểu lộ sự cảm thông của Người đối với niềm vui của con người: Người lo cho bữa tiệc sẽ kết thúc tốt đẹp và ban cho cô dâu chú rể một lượng lớn rượu ngon. Trong tất cả sứ vụ của mình, Chúa Giêsu xuất hiện như một vị ngôn sứ rất khác biệt với Gioan Tẩy Giả: trong khi Gioan được nhớ đến vì lối sống khổ hạnh – ông đã ăn những gì ông tìm thấy trong sa mạc – thì ngược lại, Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai mà chúng ta thường thấy ở bàn ăn. Hành vi của Người gây ra tai tiếng ở một số nơi, bởi vì Người không chỉ nhân từ với những người tội lỗi, mà còn ăn uống với họ; và cử chỉ này chứng tỏ Người sẵn sàng hiệp thông và gần gũi với mọi người.

Nhưng thậm chí còn nhiều hơn thế nữa. Mặc dù thái độ của Chúa Giêsu đối với giới luật Do Thái cho thấy Người hoàn toàn tuân theo Lề Luật, tuy nhiên, Người tỏ ra thông cảm với các môn đệ của mình: khi họ bị bắt gặp thiếu thốn, bởi vì họ bứt lúa vì đói, Người đã biện hộ cho họ, nhắc nhở rằng ngay cả Vua Đavít và đoàn tùy tùng của vua đã lấy bánh thánh (x. Mc 2, 23-26). Và Chúa Giêsu khẳng định một nguyên tắc mới: khách dự tiệc cưới không thể ăn chay khi có chàng rể ở với họ. Chúa Giêsu muốn chúng ta vui mừng trong sự đồng hành của Người – Người giống như chàng rể của Giáo hội; nhưng Người cũng muốn chúng ta tham gia vào những đau khổ của Người, vốn cũng là những đau khổ của những người nhỏ bé và nghèo khổ. Chúa Giêsu là người phổ quát.

Một khía cạnh quan trọng khác. Chúa Giêsu loại bỏ sự phân biệt giữa thức ăn sạch và không sạch, vốn là sự phân biệt do luật Do Thái đưa ra. Đây là lý do tại sao Kitô giáo không coi thức ăn là ô uế. Và về điều này, Chúa Giêsu nói rõ ràng rằng điều làm cho một điều gì đó tốt hay xấu, chẳng hạn, điều xấu về thức ăn, không phải là thức ăn tự nó, mà là mối quan hệ chúng ta có với nó. Và chúng ta thấy điều này, khi một người có mối quan hệ rối loạn với thức ăn; chúng ta thấy cách họ ăn, họ ăn vội vã, như thể ham muốn no nên, nhưng không bao giờ được no nê. Họ không có mối quan hệ tốt với thức ăn, họ là nô lệ cho thức ăn. Và Chúa Giêsu coi trọng thức ăn và việc ăn uống, kể cả trong xã hội, nơi có nhiều sự mất cân bằng và nhiều bệnh lý lộ rõ. Một người ăn quá nhiều, hoặc quá ít. Thường người ta ăn trong sự cô độc. Rối loạn ăn uống – chán ăn, háu ăn, béo phì – đang lan rộng. Và y học và tâm lý học đang cố gắng giải quyết mối quan hệ xấu của chúng ta với thức ăn. Một mối quan hệ xấu với thức ăn sẽ tạo ra tất cả những căn bệnh này, tất cả chúng.

Đó là những căn bệnh, thường hết sức đau đớn, vốn chủ yếu liên quan đến những đau khổ về tinh thần và tâm hồn. Có mối liên hệ giữa sự mất cân bằng tâm lý và cách tiêu thụ thức ăn. Cách chúng ta ăn uống là biểu hiện của một điều gì đó bên trong: khuynh hướng cân bằng hoặc không điều độ; khả năng tạ ơn hoặc tham vọng kiêu ngạo về quyền tự chủ; sự đồng cảm của những người chia sẻ thức ăn cho người túng thiếu, hay sự ích kỷ của những người tích trữ mọi thứ cho mình. Vấn đề này rất quan trọng. Hãy cho tôi biết bạn ăn uống như thế nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn sở hữu loại tâm hồn nào. Trong cách ăn uống, chúng ta bộc lộ bản chất nội tâm, thói quen, thái độ tâm lý của mình.

Các Giáo phụ xưa đã đặt cho tật xấu mê ăn uống cái tên là “gastrimargia” – gastrimargy, một thuật ngữ có thể dịch là “sự điên rồ của cái bụng”. Thói mê ăn uống là “sự điên rồ của cái bụng”. Ngoài ra, còn có câu tục ngữ này, ăn để sống chứ không phải sống để ăn – “sự điên rồ của cái bụng”. Đó là một tật xấu bám lấy một trong những nhu cầu thiết yếu của chúng ta, chẳng hạn như ăn uống. Chúng ta hãy ý thức về điều này.

Nếu chúng ta giải thích nó từ quan điểm xã hội, thì tật mê ăn uống có lẽ là tật xấu nguy hiểm nhất đang giết chết hành tinh. Bởi vì tội lỗi của những người khuất phục trước một miếng bánh, xét về mọi mặt, không gây ra thiệt hại lớn, nhưng tính mê ăn uống qua đó chúng ta đã cướp bóc của cải của hành tinh trong vài thế kỷ nay đang làm tổn hại đến tương lai của tất cả mọi người. Chúng ta đã giành lấy mọi thứ, để trở thành chủ nhân của vạn vật, trong khi mọi thứ đều được giao cho chúng ta quản lý chứ không phải để chúng ta khai thác. Thế thì đây là tội lớn, sự điên cuồng của cái bụng là tội lớn: chúng ta đã từ bỏ danh xưng con người, để mang lấy một danh xưng khác là “người tiêu thụ”.

Ngày nay, chúng ta nói như vậy trong đời sống xã hội, những người tiêu thụ. Chúng ta thậm chí còn không để ý khi nào người ta bắt đầu đặt cho chúng ta cái tên này. Chúng ta được tạo dựng để trở thành những người nam và người nữ “Thánh Thể”, có khả năng tạ ơn, cẩn thận trong việc sử dụng đất đai, và thay vào đó, mối nguy hiểm là chúng ta trở thành những kẻ săn mồi; và bây giờ chúng ta đang nhận ra rằng hình thức “mê ăn uống” này đã gây ra rất nhiều tai hại cho thế giới. Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta trên con đường sống điều độ, để nhiều hình thức mê ăn uống không xâm chiếm cuộc sống của chúng ta. Cảm ơn anh chị em.

Tý Linh chuyển ngữ (nguồn: vatican.va)

Tác giả: Tý Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập453
  • Hôm nay135,111
  • Tháng hiện tại1,846,528
  • Tổng lượt truy cập59,132,397
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây