Trung Quốc: Đức Giáo hoàng ưu tiên cho việc đối thoại hơn là chạm trán

Thứ tư - 10/02/2016 05:00

-

-
Theo giám đốc hãng tin Truyền giáo Nước ngoài Paris, thì khi không đề cập đến vấn đề tự do tôn giáo ở Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn là ngài ưu tiên cho việc đối thoại hơn là chạm trán. Tuy nhiên ông Régis Anouil cũng tự hỏi ...
Trung Quốc: Đức Giáo hoàng ưu tiên cho việc đối thoại hơn là chạm trán

 
Ngay ngày hôm sau cuộc phỏng vấn bất ngờ của Đức Phanxicô về Trung Quốc với nhật báo Asia Times (Hong Kong), ông Régis Anouil, chủ bút trang Giáo hội Á Châu (Eglises d’Asie) trả lời phỏng vấn cơ quan truyền thông Ý  I.MEDIA. Theo giám đốc hãng tin Truyền giáo Nước ngoài Paris, thì khi không đề cập đến vấn đề tự do tôn giáo ở Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn là ngài ưu tiên cho việc đối thoại hơn là chạm trán. Tuy nhiên ông Régis Anouil cũng tự hỏi lối thoát nào cho cuộc đối thoại này, trong khi Bắc Kinh chưa sẵn sàng từ bỏ việc kiểm soát chặt chẽ trên các sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo.
 
Theo giám đốc báo Giáo hội Á Châu thì Đức Phanxicô đã đưa ra một sứ điệp rất mạnh cho Trung Quốc, mời họ đối thoại với Phương Tây và giải hòa với chính quá khứ của mình.
 
Ông ghi nhận gì về cuộc phỏng vấn chưa từng có của Đức Phanxicô về Trung Quốc? Ngài muốn nói gì khi ngài cho rằng “nỗi sợ không bao giờ là người cố vấn tốt”?
 
Đức Phanxicô nhắc chúng ta nhớ, ngài là tu sĩ Dòng Tên và trong cuộc phỏng vấn của mình, ngài nhắc sự gặp gỡ với Trung Quốc là qua đối thoại, theo tôi, ngài thừa hưởng di sản trực tiếp của linh mục Dòng Tên Matteo Ricci, quyển sách của linh mục Ricci về Trung Quốc có tựa là Tình Bạn (1595). Ngài biết rằng, theo Khổng giáo, quan hệ bạn bè là một trong năm quan hệ cơ bản làm nền cho sự hài hòa trong xã hội (vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè). Vào lúc mà Trung Quốc làm cho thế giới sợ và ngần ngại khi họ chưa biết nên dùng con đường nào – một Trung Quốc “xám” áp đặt bằng quyền lực hay một Trung Quốc “xanh” cùng hài hòa với thế giới bên ngoài-, thì Đức Phanxicô muốn nói với người Trung Quốc, họ không có gì phải sợ khi đối thoại với Phương Tây, và họ phải giải hòa với chính quá khứ của mình. Nói như vậy, ngài đã đưa ra một sứ điệp rất mạnh cho người Trung Quốc, họ, mà chế độ không ngừng xem mình là người có khả năng đưa đất nước đứng dậy và rửa nhục cho một loạt các “Hiệp ước bất bình đẳng” đã áp đặt trên Vương triều Trung Quốc vào giữa thế kỷ 19.
 
Một vài người trách Đức Phanxicô đã không đề cập đến vấn đề tự do tôn giáo ở Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn này.
 
Chắc chắn ngài không nói đến tự do tôn giáo và các thiệt hại mà Giáo hội Công giáo, các tín hữu kitô và các tín hữu khác đã phải chịu ở Trung Quốc. Nhưng ngài nói với người Trung Quốc chứ không phải nói với chế độ Trung Quốc. Vì thế, chúng ta có thể lấy làm tiếc là ngài chọn công bố cuộc phỏng vấn này qua bản dịch tiếng Anh thay vì qua tiếng Trung Quốc. Tầm quan trọng sẽ lớn hơn rất nhiều.
 
Các lời chúc của Đức Phanxicô với Chủ tịch Tập Cận Bình nhân dịp Tết có thể được xem như một dấu hiệu tích cực, trong việc xích lại gần nhau về mặt ngoại giao giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh không?
 
Về việc thương thuyết thì chúng ta có thể nói, chúng ta không biết gì về nội dung của nó. Theo tôi thì còn quá sớm để nói đến một thỏa hiệp giữa hai bên. Khi công bố cuộc phỏng vấn mà không đề cập gì đến tự do tôn giáo và các quan hệ giữa Rôma và Bắc Kinh, thì Đức Giáo hoàng ở trên mảnh đất đối thoại chứ không ở trên mảnh đất đương đầu. May mắn cho ai bây giờ có thể nói được, đâu là lối thoát cho một cuộc đối thoại như thế. Tình hình thời sự trong những tháng gần đây ở Trung Quốc (các vụ bắt bớ liên tiếp nhằm đến nhiều tầng lớp xã hội dân sự khác nhau) chứng tỏ sự cứng rắn về mọi mặt của chế độ Trung Quốc. Như vậy sẽ ngạc nhiên nếu họ chỉ thực sự mở ra đối với người công giáo không mà thôi. Vào thời điểm này, không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng từ bỏ đường lối chính trị của họ về tôn giáo, một đường lối chính trị luôn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, chúng ta thấy cuộc phỏng vấn này đã diễn ra ở một căn phòng Vatican có treo bức tranh ‘Đức Bà tháo gỡ nút thắt’ do họa sĩ Johann Melchior Schmidter vẽ năm 1700, bức tranh minh họa sức mạnh của lời cầu nguyện với Đức Mẹ để Đức Mẹ gỡ ra các bế tắc tưởng chừng không gỡ được. Phải thấy ở đó cái nháy mắt của Đức Thánh Cha muốn nhắn đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
 
Antoine-Marie Izoard (cath.ch)  -Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Tác giả: Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay19,066
  • Tháng hiện tại557,105
  • Tổng lượt truy cập56,658,742
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây