“Cuối cùng, chúng ta là anh em” – Đức Giáo hoàng với Thượng phụ Matxcơva

Thứ bảy - 13/02/2016 08:17

-

-
Đức Giáo hoàng Phanxicô và Thượng phụ Kirill, ôm và hôn chào nhau. Ngày 12-02, một ngày nắng đẹp, hai người lần đầu tiên gặp nhau, tại lối vào một phòng họp ở sân bay Havana. Buổi hội kiến diễn ra xa châu Âu và xa cả các chia rẽ...
“Cuối cùng, chúng ta là anh em” –  Đức Giáo hoàng với Thượng phụ Matxcơva
 
Đức Giáo hoàng Phanxicô và Thượng phụ Kirill, ôm và hôn chào nhau. Ngày 12-02, một ngày nắng đẹp, hai người lần đầu tiên gặp nhau, tại lối vào một phòng họp ở sân bay Havana. Buổi hội kiến diễn ra xa châu Âu và xa cả các chia rẽ, trên một hòn đảo vừa là biểu tượng vừa là giao lộ.
 
 
“Hermano, hermano, brother, brother, somos hermanos (chúng ta là anh em.) ,” Đức Phanxicô nói với thượng phụ Kirill, “cuối cùng là thế!’ Đức Giáo hoàng và Thượng phụ ngồi trên hai chiếc ghế bành trắng, trong gian phòng với cây thánh giá lớn bằng gỗ. Thượng phụ Kirill nói, ‘Bây giờ mọi thứ dễ dàng hơn rồi.’  Và Đức Giáo hoàng đáp lại, ‘Bây giờ rõ ràng hơn rằng, đây là ý Chúa.’

 
 
‘Nhiều tương lai của nhân loại sẽ dựa vào khả năng của chúng ta trong việc cùng nhau làm chứng cho Thần Khí sự thật trong những thời gian khó khăn này.’ Đây là một trong các đoạn văn chủ chốt của tuyên bố chung, được Đức Giáo hoàng Phanxicô và Thượng phụ Kirill ký kết vào cuối buổi hội kiến. Văn bản dài, với từ ngữ rõ ràng, mới ráo mực
 
Gồm 30 đoạn, với nhiều phần mấu chốt chỉ vừa mới được quyết định phút cuối. Tuyên bố chung xác định vấn đề các Kitô hữu bị bách hại, kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn để họ không bị đuổi ra khỏi quê hương mình, và đồng thời ra tay chấm dứt bạo lực và khủng bố. Nhưng bản văn này còn bày tỏ sự bận tâm của hai bậc lãnh đạo về tự do tôn giáo và về một chủ nghĩa thế tục ‘hung hăng’ đang gây ra nhiều mối đe dọa nghiêm trọng nhắm đẩy các Kitô hữu ra khỏi đời sống chung. Một đoạn khác nữa nói về gia đình, với cấu thành là một người nam và một người nữ, bày tỏ sự hối tiếc khi ‘các dạng sống chung khác đã thay thế sự kết hiệp này.’ Tuyên bố chung còn bàn rất mạnh đến ‘quyền bất khả phân ly’ là được sống. ‘Máu của các trẻ bé không được sinh ra kêu lên đến Chúa.’
 
Đây là lần đầu tiên có một cuộc gặp mặt đối mặt giữa Đức Giáo hoàng và Thượng phụ Matxcơva. Đức Phanxicô và Kirill gặp nhau ‘như anh em trong đức tin Kitô’ và cuộc đàm đạo ‘từ trái tim đến trái tim’ của hai ngài, diễn ra ở Cuba, đảo quốc là ‘biểu tượng của hi vọng cho Tân Thế giới và của các sự kiện kịch tính trong lịch sử thế kỷ XX.’ Gặp nhau trong khung cảnh xa khỏi các náo động triền miên của ‘Cựu Thế giới,’  hai ngài ‘cảm nghiệm được một tâm thức khẩn thiết đặc biệt trước nhu cầu chung tay hành động của người Công giáo và người Chính thống’ vượt qua các khác biệt và tổn thương gây ra do các xung đột và bất hòa xưa cũ. Mục tiêu tối hậu là ‘tái thiết lập sự hiệp nhất,’ một con đường cần phải theo đuổi mà không ‘bị động trước các thách thức cần đến lời đáp trả chung.’
 
Đứng đầu các mối bận tâm, là vấn đề ‘các vùng trên thế giới nơi Kitô hữu là nạn nhân của bách hại.’ ‘Ở nhiều quốc gia tại Trung Đông và Bắc Phi, nơi cả một gia đình, làng mạc, và thành phố của các anh chị em trong Chúa Kitô của chúng ta bị hủy diệt hoàn toàn.’ ‘Thật đau đớn khi nhớ đến tình trạng của Syria, Irắc và các nước khác ở Trung Đông, và cả cuộc xuất hành khổng lồ mà các Kitô hữu đang phải chịu.’ Từ đó, Đức Phanxicô và Kirill kêu gọi ‘cộng đồng quốc tế hành động cấp bách để ngăn chặn sự thanh trừng các Kitô hữu ở Trung Đông.’ Đồng thời, hai ngài cũng nhìn nhận sự đau khổ của các giáo hữu thuộc các đức tin khác, những người cũng là ‘nạn nhân của nội chiến, hỗn loạn, và bạo lực khủng bố.’ Hai bậc lãnh đạo thúc giục cộng đồng quốc tế ‘hãy tìm cách chấm dứt bạo lực và chủ nghĩa khủng bố’ ở Irắc và Syria, góp phần xây dựng hòa bình và bảo đảm cứu trợ nhân đạo với mức độ rộng lớn.
 
Đức Phanxicô và Kirill kêu gọi hãy giải thoát cho các công dân của Aleppo, những người bị mắc kẹt trong cuộc nội chiến từ tháng 4, 2013. ‘Chúng tôi cầu nguyện lên Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, xin cho hòa bình trở lại Trung Đông.’ Tuyên bố chung này cũng tán thành đàm phán hòa bình cho các quốc gia, và chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố.
 
Hai bậc lãnh đạo tiếp tục nói về điều mà Đức Phanxicô thường nhắc đến, ‘đại kết trong máu’: ‘Chúng tôi cúi đầu trước sự tử đạo của những người, bằng cái giá là mạng sống mình, đã làm chứng cho sự thật của Tin mừng, thà chết chứ không chối bỏ Chúa Kitô. Chúng tôi tin rằng các bậc tử đạo thời nay, những người thuộc nhiều Giáo hội khác nhau, nhưng cùng hiệp nhất trong đau khổ chung, là một lời kêu gọi sự hiệp nhất của các Kitô hữu.’ Đức Giáo hoàng và Thượng phụ cùng nhắc lại, ‘Không được nhân danh Thiên Chúa mà phạm tội ác.’
 
Sau khi nói về sự canh tân lớn lao trong đức tin Kitô đang diễn ra ở Nga, Đức Phanxicô và Kirill bày tỏ bận tâm về những sự ngăn cấm hạn chế tự do tôn giáo. ‘Đặc biệt, chúng ta thấy một vài quốc gia biến đổi thành các xã hội thế tục hóa, ghẻ lạnh mọi sự quy chiếu về Thiên Chúa và chân lý của Ngài, gây nên một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo.’ Một mối bận tâm khác, ‘là sự cắt giảm các quyền của Kitô hữu, nếu không muốn nói là sự phân biệt đối xử, khi các thế lực chính trị nhất định theo đường hướng của một hệ tư tưởng thế tục thường rất hung hăng, đang tìm cách để loại các Kitô hữu ra khỏi đời sống chung.’
 
Hai bậc lãnh đạo kêu gọi ‘cảnh giác trước một sự hàm chứa mà lại không có tôn trọng với các đặc tính tôn giáo. Trong khi vẫn mở rộng với sự đóng góp của các tôn giáo khác cho nền văn minh của chúng ta, chúng ta luôn xác quyết rằng châu Âu phải trung thành với cội rễ Kitô giáo của mình.’ Chúng ta không thể hờ hững ‘trước vận mệnh của hàng triệu di dân và người tị nạn, đang gõ cửa các quốc gia giàu có của chúng ta.’ Hai bậc lãnh đạo cũng cảnh báo’chủ nghĩa tiêu thụ tàn nhẫn đang có ở một vài nước phát triển, thứ đang dần dần rút kiệt tài nguyên địa cầu.’ Đức Giáo hoàng và thượng phụ Kirill, tiếp tục rằng, ‘Các Giáo hội Kitô được kêu gọi bảo vệ công lý, tôn trọng truyền thống các dân tộc, và đoàn kết đích thực với những ai đau khổ.’

 
 
Tuyên bố chung này có những thông điệp rất rõ ràng về gia đình và sự sống. ‘Chúng tôi lo lắng về cuộc khủng hoảng trong gia đình ở nhiều quốc gia, gia đình đặt nền tảng trên hôn nhân, một hành động yêu thương tự do và chung thủy giữa một người nam và một người nữ … Chúng tôi lấy làm tiếc khi các dạng sống chung khác được đặt ngang hàng với sự kết hiệp này, trong khi khái niệm về tình phụ mẫu, vốn được thánh hiến trong truyền thống kinh thánh, lại bị loại trừ khỏi lương tâm xã hội.’
 
Đức Phanxicô và Thượng phụ Kirill mong muốn ‘tất cả mọi người tôn trọng quyền bất khả xâm phạm là quyền được sống. Hàng triệu con người bị chối bỏ quyền được sinh ra. Máu của các trẻ bé không được sinh ra kêu lên đến Chúa.’ Hai ngài cũng bày tỏ quan ngại về ‘chuyện trợ tử chủ động cho những người già và người khuyết tật đang cảm thấy mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội.’ Và cũng quan ngại về ‘sự phát triển kỹ thuật sinh sản y sinh, một sự lạm dụng mạng sống con người, đang tấn công các nền tảng của hữu thể nhân sinh, được tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa.’
 
Vậy nên, Chính thống và Công giáo không chỉ hiệp nhất theo truyền thống chung có từ thiên niên kỷ thứ nhất, nhưng ‘còn theo sứ mạng rao giảng Tin mừng Chúa Kitô trong thế giới ngày nay.’ ‘Sứ mạng này dẫn đến sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên của các cộng đoàn Kitô, và đồng thời tránh xa mọi dạng chủ nghĩa chiêu mộ. Chúng ta không phải là đối thủ nhưng là anh em, và khái niệm này phải là hướng dẫn cho tất cả mọi hành động đối với nhau cũng như hướng về thế giới.’ ‘Do đó, không thể chấp nhận việc dùng các phương thức bất tín để lôi kéo các tín hữu từ Giáo hội này qua Giáo hội khác.’
 
Đức Phanxicô và Kirill cũng hi vọng rằng cuộc gặp gỡ này cũng góp phần hòa giải cho ‘các căng thẳng giữa người Công giáo và Chính thống Hi Lạp.’ ‘Ngày nay, rõ ràng rằng phương thức ‘quy hiệp’ cũ, được hiểu là sự hiệp nhất một cộng đoàn này với cộng đoàn khác, chứ không cần theo Giáo hội của họ, đây không phải là cách để tái lập sự hiệp nhất.’ Dù thế, các cộng đoàn đại kết xuất hiện trong các bối cảnh lịch sử này, có quyền tồn tại và cần bảo đảm tất cả những gì là cần thiết cho nhu cầu thiêng liêng của các tín hữu, đồng thời tìm cách sống hòa bình với các cộng đoàn chung quanh.’
 
Những lời nhắc đến và chỉ trích những sự thù địch ở Ukraine, rất đáng quan tâm: ‘Chúng tôi mời gọi tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột, hãy thận trọng, có tình đoàn kết xã hội, và hành động nhắm đến xây dựng hòa bình. Chúng tôi mời gọi các Giáo hội ở Ukraine làm việc hướng đến sự hòa hợp xã hội, không tham gia vào những việc đối đầu, và không ủng hộ bất kỳ sự leo thang xung đột nào.’ Mối bận tâm lớn nhất trong cuộc gặp giữa Đức Giáo hoàng và Thượng phụ, chính là các tín hữu ở Ukraine.
 
Andrea Tornielli (Vatican Insider)  - J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Tác giả: J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay28,626
  • Tháng hiện tại566,665
  • Tổng lượt truy cập56,668,302
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây