Tuổi xế chiều không yên.

Thứ ba - 24/04/2012 10:14

-

-
Sau gần 2 năm thụ lý giải quyết vụ án, nhiều lần hòa giải không thành, cuối cùng TAND quận Tân Bình - TPHCM phải giải quyết cho họ được ly hôn.
Tuổi xế chiều không yên
 
Sau gần 2 năm thụ lý giải quyết vụ án, nhiều lần hòa giải không thành, cuối cùng TAND quận Tân Bình - TPHCM phải giải quyết cho họ được ly hôn.
 
Hơn 40 năm chung sống, “tài sản” lớn nhất của vợ chồng bà N.T.T.V (SN 1946, ngụ quận Tân Bình) - ông T.P.L (SN 1941) là ba đứa con đã trưởng thành và một căn nhà trị giá hơn 5 tỉ đồng ở phường 6, quận Tân Bình.
 
Chia tay để được thanh thản
 
Nhìn bề ngoài, gia đình bà thuộc gia đình “mẫu” bởi con cái, dâu rể đều được ăn học đàng hoàng, có công ăn việc làm ổn định. Trước nay, mẹ chồng, con dâu, cháu chắt sống chung nhà nhưng lối xóm ít nghe bà phàn nàn gì về gia đình.
 
Đùng một cái, năm 2010, bà V. nộp đơn ra tòa xin được ly hôn với lý do mâu thuẫn gia đình không thể hàn gắn, vợ chồng sống ly thân đã lâu… Quyết định của bà khiến hàng xóm, bạn bè ngỡ ngàng, con cái cũng kịch liệt phản đối  nhưng về sau, hai con gái của bà cũng nghe theo nguyện vọng của mẹ.
 
Thụ lý đơn xin ly hôn đơn phương do một mình bà V. viết, tòa án đã nhiều lần cho hai bên hòa giải nhưng bà vẫn cương quyết xin ly hôn dù ông L. không muốn.
 

Minh họa: NGUYỄN TÀI
 
Tại phiên xử vụ ly hôn của ông L. và bà V. hôm ấy, các con chia thành hai “chiến tuyến”. Hai cô con gái đi theo động viên mẹ, còn ông cũng có cô con dâu “hậu thuẫn”.
 
Bà V. giữ nguyên yêu cầu xin ly hôn với lý do ông L. sống ích kỷ, thường xuyên đánh đập bà. Sống với ông, bà cảm thấy bế tắc nhưng vì các con, nhiều năm nay, bà cố nhẫn nhịn; giờ tuổi đã già, bà muốn đường ai nấy đi để được thanh thản, bà xin được chia 1/2 giá trị căn nhà mà hai vợ chồng đã tạo dựng được.
 
Trình bày với tòa, ông L. thừa nhận vợ chồng có mâu thuẫn nhưng không đến mức trầm trọng phải ly hôn. Ông xác định không còn tình cảm vợ chồng nhưng ông vẫn tôn trọng vợ. Vả lại, cả hai đã lớn tuổi, nếu ly hôn sẽ tổn thương đến gia đình, ảnh hưởng đến danh dự các con.
 
“Sống cùng nhà mà không ai nhìn mặt nhau, thậm chí cả cháu nội tôi cũng không dám nựng vì sợ con dâu thì sao mà sống chung được? Đó là lý do tôi muốn xin ly hôn để có thể chia tài sản, có chút ít tiền tìm mua một ngôi nhà nhỏ sinh sống” - bà nhã nhặn trình bày nhưng giọng vẫn cương quyết.
 
Thấy không thể thuyết phục bà, ông chấp nhận ly hôn nhưng lại không đồng ý bán nhà. Ông đưa ra “giải pháp”: Sau ly hôn phòng ai nấy ở, miễn không đụng chạm là được; nếu bà không đồng ý, sau 2 năm, khi nào đủ 2,5 tỉ đồng, ông sẽ giao cho bà.
 
“Không phải tôi ham tiền nhưng sau ly hôn, tôi cũng cần có tiền để sống, lo bệnh tật lúc tuổi già chứ chẳng lẽ cứ nhờ mãi hai con gái? Thời gian 2 năm ông đưa ra là quá lâu, tôi chỉ đồng ý trong vòng 6 tháng…” - bà phân trần.
 
Là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan (vì đang sống chung nhà với cha mẹ chồng), cô con dâu đề nghị tòa án được “giải quyết” số tiền chi tiêu sinh hoạt trong gia đình chồng từ năm 2005 đến nay và 20 triệu đồng đã bỏ ra để sửa chữa nhà. Còn nếu được, chị xin được mua lại căn nhà của cha mẹ, trong thời hạn 5 năm chị sẽ kiếm đủ 2,5 tỉ đồng (tương đương giá trị 1/2 căn nhà) để hoàn cho mẹ chồng.
 
Nguyện vọng cuối đời
 
Giờ nghị án, đưa ánh mắt khó chịu về phía mẹ và hai em chồng, cô con dâu buông những lời lẽ khó nghe về phía họ. Bà V. định phản ứng lại nhưng hai con gái can ngăn.
 
Sau vài phút lưỡng lự khi tôi hỏi lý do bà quyết định ly hôn ở tuổi xế chiều, bà V. chậm rãi nói rằng hơn 40 năm sống đời vợ chồng, để đưa ra quyết định này, bà đã phải suy nghĩ rất nhiều. Cuộc hôn nhân nào cũng có những điều không như ý. Hồi trẻ, vì các con, bà có thể nhẫn nhịn bỏ qua cho ông nhưng bây giờ ở cái tuổi gần đất xa trời, bà ước muốn được sống thanh thản, không phải căng thẳng, lo nghĩ nữa.
 
Mấy năm nay, sống cùng nhà nhưng ông bà “mạnh ai nấy sống”, không nhìn mặt nhau. Ông sinh hoạt chung với gia đình người con trai, mỗi tháng lại có 5 triệu đồng lương hưu nên không phải lo nghĩ nhiều. Còn bà nghỉ mất sức sớm nên giờ không có lương hưu; mọi chi tiêu, sinh hoạt đều do hai con gái chu cấp. Ông thường xuyên kiếm cớ chửi chó mắng mèo, bà mở đèn thì con dâu tắt… Cuộc sống ngột ngạt như thế, bà không còn sức để chịu đựng thêm.
 
Cạn tình, cạn nghĩa
 
Nhận định “tình cảm vợ chồng của ông và bà không còn, việc kéo dài tình trạng hôn nhân vợ chồng chỉ là hình thức…”, cuối cùng đơn xin ly hôn của bà cũng được HĐXX chấp nhận.
 
Về phần tài sản chung, HĐXX chia mỗi bên 50% giá trị của căn nhà, ông và bà có nghĩa vụ trả lại cho vợ chồng người con trai 20 triệu đồng tiền sửa chữa căn nhà.
 
Bỏ qua ánh mắt đầy hậm hực, tức tối của chồng và cô con dâu, bà lặng lẽ bước ra khỏi phòng xử cùng hai con gái. “Họ còn chưa để cho mẹ yên đâu! Mẹ cố chịu đựng nha, họ nói gì mẹ cố nhịn đừng trả lời lại…’’ - cô con gái lớn dặn dò mẹ trước khi chia tay.
 
40 năm, không tình cũng nghĩa, lẽ nào…?
 
 

Tác giả: Quỳnh Thư

Nguồn tin: nld.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập603
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm602
  • Hôm nay121,940
  • Tháng hiện tại2,012,305
  • Tổng lượt truy cập59,298,174
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây