Người già ngày càng ít sống với con cháu

Thứ sáu - 04/05/2012 23:13

-

-
Có 69% người cao tuổi Việt Nam hiện vẫn sống với con cháu. Nhưng theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc thì con số này giảm nhiều trong thời gian qua, từ hơn 80% vào năm 1993 giảm xuống chỉ còn khoảng 70% sau 15 năm.
Người già ngày càng ít sống với con cháu
 
 
Dân số Việt Nam đang già nhanh chóng trong khi chưa tích lữy được nhiều. Ảnh minh hoạ: Minh Thuỳ.
Có 69% người cao tuổi Việt Nam hiện vẫn sống với con cháu. Nhưng theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc thì con số này giảm nhiều trong thời gian qua, từ hơn 80% vào năm 1993 giảm xuống chỉ còn khoảng 70% sau 15 năm.
 
Đây là kết quả nghiên cứu quốc gia lần đầu về người cao tuổi công bố sáng 4/5 tại Hà Nội. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam và các đơn vị khác đã tiến hành cuộc điều tra từ tháng 10 đến tháng 12/2011, tại 12 tỉnh thành ở cả ba miền, với sự tham gia của 4.000 người từ 50 tuổi trở lên.
 
Tiến sĩ Giang Thanh Long, Phó Viện trưởng Viện Chính sách Công và Quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trưởng nhóm điều tra cho biết, xu hướng người già ít sống với con cháu ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đây là một thách thức trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Ngoài ra, tỷ lệ nữ góa chồng cao hơn tỷ lệ nam giới góa vợ, đây là dấu hiệu của “nữ hoá” dân số người cao tuổi.
 
Cũng theo điều tra này có đến 63% người cao tuổi cho rằng cuộc sống còn thiếu thốn, chỉ chưa đến 2% nói rằng cuộc sống rất đầy đủ. Khoảng 14% người cao tuổi đang sống trong hộ nghèo, tiến sĩ Long cho biết.
 
Hơn một nửa số người được phỏng vấn cho rằng tình trạng sức khoẻ hiện tại là yếu hoặc rất yếu. Đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau lưng là các triệu chứng thường gặp nhất. Trong số những người cao tuổi phải trả tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, gần 50% không đủ tiền để chi trả.
 
Ngoài ra, tỷ lệ người cao tuổi có cảm giác buồn hoặc thất vọng hầu như cả tuần là 7-8%, sau đó tăng lên gần gấp hai ở nhóm người cao tuổi trên 80 tuổi. Có gần một phần ba trả lời không thể chia sẻ với ai khi cảm thấy không vui hoặc buồn.
 
Nghiên cứu này cũng đề cập đến vấn đề tương đối tế nhị là xu hướng hoạt động tình dục của người cao tuổi. Theo đó, tỷ lệ có quan hệ tình dục trong vòng 6 tháng trước khi phỏng vấn là trên 50%, con số này cao nhất ở nhóm 50-59 tuổi. Ở nhóm tuổi trên 80, vẫn còn có khoảng 6%.
 
Nhiều người hiện vẫn giữ quan điểm cho rằng việc người già mà vẫn còn muốn quan hệ là một điều đáng chê trách. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là nhu cầu của mỗi người, không phải là điều gì đáng xấu hổ. Thực tế, nhiều phụ nữ lớn tuổi có thể vẫn còn ham muốn nhưng thường ngại quan hệ vì sợ bị đau, còn với đàn ông lớn tuổi thì đó là sự bất lực.
 
Người cao tuổi được gia đình và xã hội tôn trọng. Tuy nhiên, các thống kê và nghiên cứu gần đây cho thấy, người cao tuổi vẫn thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và nghèo nhất.
 
Ông Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch thường trực Hội Người cao tuổi cho biết, dân số thế giới đang già hóa nhanh ở hầu hết các nước, nhờ những tiến bộ về chăm sóc sức khoẻ, cải thiện đời sống kinh tế-xã hội. Dù mới chỉ là nước có mức thu nhập trung bình thấp, nhưng dân số Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn già hoá khi chưa tích luỹ được gì. Điều này đặt ra thách thức rất lớn trong công tác chăm sóc người cao tuổi trong thời gian tới.

 

Tác giả: Nam Phương

Nguồn tin: VnExpress.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập583
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm582
  • Hôm nay162,974
  • Tháng hiện tại2,058,298
  • Tổng lượt truy cập59,344,167
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây