Có nên lấy ráy tai không?

Thứ ba - 31/01/2023 09:36
Các bác sĩ cho biết lấy ráy tai - việc rất nhiều người làm thường xuyên - có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm nhiễm do vi rút, vi khuẩn, loét tai, nấm tai, thậm chí là thủng màng nhĩ...
Bác sĩ kiểm tra tai cho bệnh nhân - Ảnh: THU HIẾN

Rất nhiều người có thói quen lấy ráy tai thường xuyên (nhất là sau khi tắm), hoặc vài ngày một lần vì cho rằng đây là những bụi bẩn cần được lấy ra.

Chị H.T. (25 tuổi, TP Thủ Đức) đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) thăm khám trong tình trạng tai bị đau nhức, ù tai và được bác sĩ chẩn đoán bị nấm tai. Sau gần một tuần điều trị thính lực mới khôi phục như lúc đầu.

"Tôi thường xuyên có thói quen lấy ráy tai, khoảng 2-3 lần/tuần vì nghĩ không nguy hiểm. Lần gần đây, sau khi lấy ráy tai thì thấy tình trạng tai đau nhức, ù tai mãi không hết, tôi liền đến bệnh viện kiểm tra", chị T. nói.

Bác sĩ Châu Nguyễn Tấn Tài - khoa tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định - cho biết rất nhiều bệnh nhân đến bệnh viện điều trị vì thói quen lấy ráy tai không đúng cách dẫn đến một số bệnh lý như: nấm ống tai ngoài, viêm nhiễm do vi rút hoặc vi khuẩn, thậm chí là thủng màng nhĩ.

Các bệnh lý này thường dẫn đến đau tai, ù tai, ngứa tai, thậm chí có thể dẫn đến giảm sức nghe một bên tai.

Bác sĩ Tài cho biết ráy tai có tên khoa học là Cerumen, được tiết ra, lưu lại trên da ống tai ngoài. Nó được tạo ra từ các chất nhờn, tế bào chết, bụi bẩn trong ống tai, để đảm trách nhiệm vụ ngăn bụi bặm, vi khuẩn, thậm chí là các côn trùng nhỏ... khi chúng xâm nhập vào trong ống tai.

"Tai có cơ chế tự làm sạch, dưới tác động của không khí, ráy tai bị khô đi, bong ra khỏi tai và rơi ra ngoài mà không cần chúng ta tác động đến. Những trường hợp cần lấy ráy tai như sức nghe bị giảm do ráy tai gây ra. Sở dĩ nhiều người thường xuyên lấy ráy tai là do khi ngoáy sẽ gây ra cảm giác kích thích", bác sĩ Tài cho hay.

Bác sĩ Bùi Quang Duy - Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - cho biết thêm, đối với trẻ em việc lấy ráy tai, làm sạch tai mỗi ngày là không cần thiết và có thể gây hại vì khi tai quá sạch, không còn ráy tai, da ống tai sẽ không còn được bảo vệ trước vi khuẩn, nấm, nước, hay những dị vật, côn trùng…

Dùng tăm bông để lấy ráy tai ở trẻ (được nhiều phụ huynh thực hiện mỗi ngày) tiềm ẩn nguy cơ chấn thương ống tai ngoài - màng nhĩ, vì nguy cơ trẻ quay đầu bất ngờ khiến tăm bông chọc vào ống tai - màng nhĩ với lực mạnh, gây trầy da ống tai, chảy máu, nguy hiểm hơn là thủng màng nhĩ, dẫn đến viêm tai ngoài, viêm tai giữa và giảm sức nghe…

Chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp quá nhiều làm bít tắc ống tai (hay còn gọi là nút ráy tai) gây ù tai, đau tai, nghe kém, ngứa tai, viêm tai ngoài, ở người đeo máy trợ thính.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên lấy ráy tai, đặc biệt là tìm đến các tiệm cắt tóc, gội đầu để ngoáy tai. Nếu xảy ra các vấn đề như ù tai, nghe kém, ngứa tai, đau tai cần đến cơ sở y tế để thăm khám.
THU HIẾN

Tác giả: THU HIẾN

Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ

 Tags: ráy tai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập102
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay29,530
  • Tháng hiện tại222,844
  • Tổng lượt truy cập68,188,383
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây