Trang chủ

Phần Mở đầu

Con người và Sứ vụ

Với Tòa Thánh Vatican

Với Giáo hội Công giáo Việt Nam

Với Giáo Tỉnh Huế

Với các Tôn giáo bạn

Các Đại Lễ

Các hoạt động khác

Một số bài chia sẻ

 Trong các dịp
Bài giảng lễ Truyền Dầu
Đan Phụ Têphanô Huỳnh Quang Sanh
Kim Khánh LM ĐÔ Trần Văn Hoài
Ngọc Khánh LM cha Phêrô Hoàng Kính
Hội nghị thường niên của 6 ĐCV
Hành hương liên tu sĩ Gp Huế
Khai giảng năm học liên dòng nữ Huế
Chủng sinh ngoại trú Huế
Ngày Ơn gọi tại La Vang năm 2000
Hội Ngộ Cựu Chủng Sinh Gp Huế
Trao chứng chỉ ủy nhiệm sứ vụ GLV
Khai giảng cấp Đại Học
Gặp gỡ giới trẻ Huế và Kontum
Thánh lễ Tân niên Tân Mão
Khai mạc những ngày bác ái xã hội
Ngày Bác ái Xã hội Huế
Ngày Hành hương bệnh nhân-cao tuổi
Thừa Thiên Huế-QT sau lụt 1999
Khánh thành cầu Cây Đa

 Các lễ cầu hồn - an táng

 Với Đại Chủng viện & Dòng tu

KHÁNH THÀNH CẦU CÂY ĐA

(20-05-2004)

Kính thưa quý vị quan khách Đạo, Đời,

Kính thưa toàn thể đồng bào,

1.       Hôm nay, cầu Cây Đa được chính thức khánh thành và nối liền hai bờ Nam - Bắc của dòng sông Ô Giang, để đồng bào có điều kiện giao lưu đi lại dễ dàng.

Cầu Cây Đa được làm xong và đem ra sử dụng chính thức hôm nay, để đáp lại lòng mong đợi và ao ước chính đáng từ lâu của đồng bào địa phương, Tòa Tổng Giám mục Giáo Phận Huế cùng với Linh mục Quản xứ Cây Đa đã cố gắng tìm cách giúp thực hiện chiếc cầu Cây Đa này, để góp phần nhỏ bé trong công cuộc xây dựng Quê Hương giàu đẹp, văn minh.

2.       Giáo Hội Công Giáo luôn kêu gọi mọi người hãy dấn thân hoạt động cho việc phát triển con người toàn diện, cả bên trong lẫn bên ngoài: bên trong lo phát triển nhân phẩm con người và những giá trị tinh thần, đạo đức; bên ngoài, lo phát triển tất cả những khía cạnh khác của con người về mặt xã hội, kinh tế, sức khỏe, giáo dục, văn hóa, môi sinh... vì các khía cạnh này là những bộ phận bất khả phân của một cấu trúc mà trọng tâm là con người.

3.       Kính thưa quý vị,

Thưa đồng bào thân thương,

Nơi phía chân cầu mà chúng ta đang đứng đây, xưa kia là bến đò Cây Đa, nơi dân cư thường qua lại sông Ô Giang trên những chiếc thuyền nan. Bến đò Cây Đa và sông Ô Giang đã có mặt trong văn chương Việt Nam qua câu ca dao đầy tình cảm:

Trăm năm nhiều (diều) nỗi hẹn hò,
Cây Đa Bến Cộ con đò khác đưa.
Cây Đa Bến Cộ còn lưa,
Con đò đã thác năm xưa tê rồi
.

Cổ nhân nói: “Đường nối mạch, Đất sẽ vượng”. Hai bờ sông Ô Giang nay đã nối mạch, thì vùng đất này chắc sẽ vượng lên. Chiếc cầu không chỉ giúp cho các cháu đi học an toàn, người lớn đi chợ, làm nghề và giao lưu các mặt một cách nhanh chóng hơn, mà chiếc cầu còn giúp vùng sâu vùng xa này được phát triển một bước về kinh tế, văn hóa, xã hội...

Hơn nữa, chiếc cầu này còn là biểu tượng của đại đoàn kết dân tộc, của tình làng nghĩa xóm, người dân vui với ruộng đồng, gắn bó với nhau theo nhịp cầu nối những bờ vui, không ngừng xây dựng phát triển cho cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Từ nay, chiếc cầu này là của đồng bào trong vùng. Kính chúc đồng bào sử dụng và bảo quản chiếc cầu Cây Đa trong việc phát triển con người toàn diện.

Xin trân trọng kính chào.