Biểu tượng văn hóa muôn thuở của lễ Giáng Sinh.

Thứ tư - 14/12/2011 06:29

-

-
Ý nghĩa những biểu tượng truyền thống của Lễ Giáng Sinh: Ông già Noel, bầy hươu, cây giáng sinh, ngôi sao và đèn, nhạc giáng sinh, thiệp giáng sinh, hoa nhất phấn hồng, cành lá và trái ôrô, chuông, kẹo cây gậy, bánh khúc gỗ, bí tất treo trước lò sưởi, máng cỏ và hang đá…
Biểu tượng văn hóa muôn thuở của lễ Giáng Sinh
 
Ý nghĩa những biểu tượng truyền thống của Lễ Giáng Sinh: Ông già Noel, bầy hươu, cây giáng sinh, ngôi sao và đèn, nhạc giáng sinh, thiệp giáng sinh, hoa nhất phấn hồng, cành lá và trái ôrô, chuông, kẹo cây gậy, bánh khúc gỗ, bí tất treo trước lò sưởi, máng cỏ và hang đá…
 
Ông già Noel:
 
 
(Noël, tiếng Pháp, có nghĩa là giáng sinh). Ông là biểu tượng của tình thương hướng về tha nhân. Ông già Noel vốn là nhân vật có thật, tức Giám mục Nicholas, thành Myra (Thổ Nhĩ Kỳ).  Ông có lòng nhân từ, thường ẩn mặt giúp đỡ những người nghèo. Sau khi qua đời, ông được an táng tại Pari  (nước Ý), hiện nay mộ ông vẫn còn. Từ đó nảy sinh tục lệ vào ngày lễ Giáng sinh, người ta cho người đóng vai Thánh Nicholas đi phát quà. Rồi ông trở thành vị thánh của trẻ em với huyền thoại ông đang sống ở Bắc cực. Người Hà Lan (Dutch) gọi ông là Saint Klaus. Khi di cư qua Mỹ, họ mang theo tập tục này vào Mỹ. Tại đây tên của ông trở thành Santa Claus theo cách phát âm của tiếng Anh. Dù thời gian biến đổi, tinh thần tặng quà nguyên thủy của giám mục Nicholas vẫn được giữ. Người ta tặng quà cho nhau nhưng để giữ bí mật, đến nửa đêm của ngày lễ Giáng sinh, quà mới được mở.  
 
Bầy hươu:
 
 
Gồm chín con kéo chiếc xe tuyết chở quà của ông già Noel. Lúc đầu bầy hươu có tám con. Chúng là sản phẩm tưởng tượng của thi sĩ Clement Clarke Moore trong bài thơ “cuộc thăm viếng của Thánh Nicholas” (a Visit from St. Nicholas), năm 1823. Sau đó, vào năm 1939, Robert L. May, nhà văn viết truyện nhi đồng đặt thêm vào một con hươu đầu đàn có tên là Rudolph. Bầy hươu trở thành chín con. Hươu Rudolph nổi tiếng vì nó có cái mũi đỏ sáng như ngọn đèn soi đường cho cả đoàn bay trong đêm. Bầy hươu trở thành biểu tượng của mùa Giáng sinh.
 
Cây Giáng sinh:
 
Chủ tịch Hội Môtô Cao tốc Texas, Eddie Gossage, và Ông già Noel
chụp ảnh cùng với các em nhỏ sau khi thắp sáng cây thông Giáng sinh
trong một buổi lễ từ thiện tại Forth Worth, bang Texas, hôm 29/11. Ảnh: AFP
 
Thông thường là cây thông. Cây Giáng sinh tượng trưng cho sự sống vững bền vì lá nó luôn luôn xanh tươi bốn mùa. Ở những xứ không có cây thông, như châu Phi, người ta dùng cây nào đó có lá xanh và có dạng tương tự thế vào. Ở Âu Mỹ, thành phố nào cũng có một cây Giáng sinh to lớn làm cho cả thành phố.
 
Ngôi sao và đèn trên cây Giáng sinh:
 
Ngôi sao được gắn trên đỉnh cây Giáng sinh (sao Bethlehem hay Christmas star) tượng trưng cho lời hứa cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa.  Những đèn nhỏ gắn vào cành cây là hình dung của những vì sao trên bầu trời. Chúng là biểu tượng của ánh sáng hy vọng đi vào thế gian. Ngày nay người ta treo rất nhiều thứ trang trí trên cây. Cây Giáng sinh trở thành biểu tượng của hy vọng và niềm vui trong năm sắp tới.
 
Nhạc Giáng sinh:
 
Biểu tượng của liên hoan vui vẻ. Đầu tiên thánh ca Giáng sinh chỉ hát trong nhà thờ. Từ thời Trung cổ, dân chúng hát những bài hoan ca (gọi là caroling) và nhảy múa xung quanh cây Giáng sinh. Ngày nay nhạc carol vẫn còn, nhưng người ta cũng có đủ mọi loại nhạc khác nữa và được hát ở khắp mọi nơi để phụ họa với không khí tưng bừng của ngày lễ.
 
Thiệp Giáng sinh:
 
Đầu tiên do Sir Henry Cole sáng tạo vào năm 1843. Đó là những tấm thiệp mỹ thuật để ghi lời chúc gửi cho người ở xa. Ngày nay chúng ta có hằng ngàn mẫu thiệp khác nhau và có in sẵn lời chúc tụng.
 
Hoa nhất phấn hồng:
 
 
Tên tiếng Anh là hoa Poinsett. Hoa tượng trưng cho sự thành tâm và trong sạch. Hoa màu đỏ, nở trong mùa Đông. Cánh hoa lòe ra như ngôi sao. Theo truyền thuyết của nước Mễ, có cậu bé nghèo, vào đêm giáng sinh không có gì đáng giá làm quà tặng Đức Giêsu. Trên đường đến nhà thờ, cậu bứt nắm cỏ trên lối đi mang theo. Lòng thành của cậu đã biến nắm cỏ thành hoa nhất phấn hồng. Năm 1825, ông Joel Robert Poinsett, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Mễ Tây Cơ đã mang hoa này về Mỹ, vì vậy tên hoa được đặt theo tên của ông.
 
Cành lá và trái ôrô (Holly):

 
Cành ôrô là một biểu tượng có khá nhiều sự tích khác nhau về nguồn gốc của nó. Lý do vì nó đã được sử dụng  trong rất nhiều chủng tộc Âu Châu từ thời cổ. Xin nêu ra đây một sự tích tiêu biểu. Theo huyền thoại của dân Celtic, cây ôrô có sức mạnh trừ ma quỉ. Vì cây vẫn xanh tươi và trái vẫn đỏ tươi dù bị tuyết lạnh phủ kín. Nhờ vậy có nhiều sinh vật nho nhỏ núp sống dưới cành lá của cây ôrô. Nó là hồn thiêng sự sống của rừng. Vì vậy ôrô là biểu tượng của sức mạnh che chở.
 
Chuông:
 
 
Trong các nền văn hóa thế giới tiếng chuông được dùng để báo tin mừng. Trong văn hóa Thiên Chúa giáo, người chăn chiên thường rung chuông để gọi những con chiên đi lạc. Những con chiên này hướng theo nơi phát ra tiếng chuông mà tìm lối trở về cùng bầy. Vì vậy chuông là biểu tượng của sự hướng dẫn.  
 
Kẹo cây gậy (cane candy):
 
 
Biểu tượng chỉ Đức Giêsu. Tục lệ này bắt nguồn từ nước Đức từ năm 1670. Những thợ làm kẹo có ý vinh danh Chúa. Họ tạo ra cây kẹo có dạng chữ J là chữ đầu của tên Đức Jesus. Lật ngược lại kẹo có dạng cây gậy mục tử của Đức Giêsu, đấng chăn chiên. Kẹo có nền màu trắng tượng trưng cho sự thanh sạch. Sọc màu đỏ tượng trưng máu Đức Giêsu đã đổ ra.  
 
Bánh khúc gỗ (buche de Noel):
 
 
Tiếng Anh là yule log. “Yule” nghĩa là vòng tròn. “Log” là khúc gỗ. Theo cổ tục có từ thế kỷ thứ 7, trong 12 ngày cuối năm, dân Bắc Âu (như Thụy Sĩ…) xếp củi thành vòng tròn nơi sân công cộng rồi đốt lên để xua đuổi ma quỉ. Đến thế kỷ 19, nhà của các tư nhân thường có lò sưởi riêng, vì vậy tục lệ đốt lửa ngoài trời bị mai một. Vào thời Trung cổ, một nhà làm bánh ngưòi Pháp nào đó đã có sáng kiến làm tấm bánh kem có hình dạng khúc gỗ thế vào. Từ đó bánh Buche de Noel trở thành phổ thông. Ý nghĩa trừ tà không còn nữa, bánh gỗ mang ý nghĩa mới là chúc mừng sức khỏe.
 
Bí tất treo trước lò sưởi:
 
 
Tục lệ nên thơ dành cho gia đình có con nhỏ. Chuyện cổ kể rằng có một gia đình quí phái có 3 người con gái. Không may bà mẹ mất sớm. Người cha thất chí phung phí hết cả gia tài. Gia đình lâm vào ảnh nghèo khổ khiến 3 cô gái đến tuổi lấy chồng nhưng không ai để ý. Như mọi khi trước khi đi ngủ, các cô treo bí tất ướt của mình trước lò sưởi để hong khô. Thánh Nichola biết chuyện muốn ngầm giúp đỡ họ. Ban đêm ngài đi ngang qua căn nhà đó và ném ít đồng tiền vàng vào nhà qua ống lò sưởi. Mấy đồng tiền rớt vào những đôi bí tất treo ở đó. Nhờ có tiền, 3 cô gái có phương tiện lập gia đình và sống hạnh phúc sau đó. Trẻ con ngày nay rất tin tưởng rằng ông già Noel vẫn còn sống và sẽ bỏ quà vào bí tất của chúng. Nhiều gia đình, cha mẹ con cái đều treo bí tất bên lò sưởi và cẩn thận đề tên mình vào cho khỏi lộn.
 
Máng cỏ và hang đá:
 
 
Đây là biểu tượng hoàn toàn thuộc tôn giáo nhưng không thể thiếu trong ngày lễ Giáng sinh. Chính vì biến cố này đã xảy ra cách đây 2011 năm mà có lễ Giáng sinh. Người Tây phương (Roman Catholic) thường trình bày hoạt cảnh hài nhi Giêsu nằm trần mình trong cái máng đựng cỏ trong chuồng bò. Đó là biểu tượng Thiên Chúa đơn sơ và sống với người nghèo khó. Tuy nhiên giáo hội Kitô Đông phương (Orthodox Church) đã giải bày biến cố Giáng sinh hướng về thần học cứu độ. Họ trình bày hài nhi Giêsu quấn trong tấm vải màu trắng, nằm trong máng cỏ, và trong một hang đá. Ở Việt Nam, giáo dân có khuynh hướng chọn biểu tượng hang đá. Hang đá rắn chắc sâu tối tượng trưng cho thế gian mê chấp cứng lòng trong tối tăm. Chúa Giêsu đã đi vào thế gian nơi đầy bóng tối và nguội lạnh. Khăn tã trắng bọc hài nhi tượng trưng cho chiếc khăn liệm xác. Khăn liệm và hang đá cũng là dấu chỉ Đức Giêsu sẽ bị giết chết và được an táng trong hang đá. Chiên bò cừu là những thú vật thở hơi ấm cho hài nhi. Đồng thời đàn thú cũng là biểu tượng sinh vật nhận ra hài nhi là Đấng chủ chăn mới. Bởi vì súc vật chỉ đến gần thân mật với chủ của chúng chứ không đi theo người lạ.
 
Mời nghe bài hát : "SILENT NIGHT" - BONEY M
 

Tác giả: Sưu tầm

 Tags: giáng sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập444
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm435
  • Hôm nay51,716
  • Tháng hiện tại856,971
  • Tổng lượt truy cập58,142,840
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây