Vì sao người Mỹ… hay cười?

Thứ bảy - 10/12/2011 22:45

-

-
Điều đầu tiên đập vào mắt người nước ngoài lần đầu đến Mỹ là dân nước này “cười mọi lúc, mọi nơi”. Người giàu hay cười mà người nghèo cũng cười luôn miệng. Nụ cười “thường trực” của Mỹ khi thì được khen là thân thiện, khi bị chê là gượng gạo và giả dối.
Vì sao người Mỹ… hay cười?
 
Điều đầu tiên đập vào mắt người nước ngoài lần đầu đến Mỹ là dân nước này “cười mọi lúc, mọi nơi”. Người giàu hay cười mà người nghèo cũng cười luôn miệng. Nụ cười “thường trực” của Mỹ khi thì được khen là thân thiện, khi bị chê là gượng gạo và giả dối.

 
Theo tờ Newizv.ru, sự thật khó tin là vào đầu thế kỷ 20 người Mỹ vẫn còn là “dân tộc khó tính, nhăn nhó”, hay bị đưa ra làm đối trọng với dân Pháp lúc nào cũng “tươi như hoa”. Tiếng tăm về sự thân thiện của người Mỹ đến khá muộn, vào thời kỳ Đại suy thoái (thập niên 30 của thế kỷ 20). Dân Mỹ lúc đó quyết định rằng cười là cách để làm ấm lòng nhau trong thời điểm khó khăn. Thật ngạc nhiên là phương cách lịch thiệp xã giao này lại phát huy tác dụng.

Nhiều ngôi sao Hollywood, những người đưa nụ cười rộng mở thành mốt, thật sự tin rẳng sự thân thiện, dù là ở vẻ bên ngoài, rõ ràng có khả năng làm tăng tâm trạng phấn chấn và giảm sự hiếu chiến trong xã hội. Quả thật, khó làm mếch lòng anh chàng đang nở nụ cười thiện chí với mình hơn là với một gã mặt mày nhăn nhó.

Từ đó đến nay nụ cười Hollywood cùng với câu “Anh khỏe chứ?” thay cho lời chào trở nên phổ biến ở Mỹ. “Lịch thiệp 5 phút” là một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở đất nước cờ sao. Nếu tình cờ gặp một người Mỹ trong thang máy mà bạn chỉ chào hỏi không thôi thì sẽ bị coi là bất lịch sự. Trong trường hợp đó bạn phải khen là thời tiết hôm nay mới đẹp làm sao và hỏi chuyện công việc của người đi cùng thang máy. Ngay cả khi ngoài trời đang mưa rả rich thì đó cũng không phải lý do để im lặng mà nên chúc ngày mai nắng lên.

Đôi khi thói quen muốn tỏ ra thân thiện của người Mỹ gây ra chuyện khôi hài trong con mắt của người ngoại quốc. Một lần một người Nga đang chịu tang mẹ đi mua hàng ở Mỹ. Cô gái bán hàng hỏi “Công việc của ông thế nào?”. Người đàn ông Nga thật thà thổ lộ chuyện riêng. Đáp lại, cô gái Mỹ nở nụ cười duyên và nói: “Tuyệt quá!”. Dĩ nhiên, chẳng phải cô nàng người Mỹ muốn trêu tức người đàn ông Nga. Chẳng qua theo “lệ” thì câu trả lời cho phần lớn trường hợp là “Tuyệt” hoặc “Tốt quá”. Cô gái bán hàng không nghe rõ câu trả lời của khách hàng mà chỉ nói theo thói quen.

Nói thêm, trường hợp “thật thà hư” nói trên hiếm khi xảy ra. Thường thì nếu bạn là người “khác thường” đến mức nghiêm túc kể lể những ẩn ức, lầm lỡ của mình cho người lạ thì anh ta sẽ lịch sự lắng nghe và tỏ ý thông cảm. Dĩ nhiên là anh ta rất kinh ngạc về sự thật thà đến mức vô duyên của bạn.

Tình huống vừa nêu làm nảy sinh định kiến rằng “nụ cười Mỹ” chỉ là sự giả dối. Tức là người Mỹ trên lời nói thì tốt đẹp nhưng trên thực tế thì khi bạn gặp khó khăn sẽ chẳng có “ma” nào ngó tới. Có đúng như vậy không?

Phóng viên Newizv.ru có hai dịp để thử nghiệm sự nhiệt tình của dân Mỹ đối với người lạ.

Anh kể: “Một lần xe hỏng, tôi đứng vẫy tay xin giúp đỡ cả tiếng mà không có kết quả. Những người chạy xe qua và thấy rõ tôi trong tình trạng tuyệt vọng, chẳng mảy may quan tâm. Cuối cùng viên cảnh sát đi tới, tìm hiểu và vẫy xe hộ. Hóa ra người Mỹ sợ cướp nên hiếm khi dừng lại khi có người vẫy tay trên đường cao tốc. Nguy cơ bị cướp vô cùng nhỏ nhưng người Mỹ vốn thận trọng nên không muốn mạo hiểm. Còn khi không thấy mối nguy hiểm nào thì người Mỹ chân thành sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Lần khác, tôi chạy xe băng qua sa mạc và không tính trước rằng tại đây có rất ít trạm xăng. Xe tôi không đủ nhiên liệu để chạy đến thị trấn gần nhất nhưng may mắn lại “chết” trước đoạn rẽ vào một căn cứ quân sự của Mỹ. Chẳng bao lâu sau có một chiếc xe zeep dừng lại gần tôi, sau tay lái là một chàng lính thủ đánh bộ lực lưỡng. Dĩ nhiên là anh ta chẳng hề ngán tôi tí nào.

Anh chàng quân nhân giải thích rằng xe tôi không được phép vào căn cứ quân sự và nêu sáng kiến mua hộ xăng trong một chiếc can. Nhưng tiền của tôi lại nằm cả trong thẻ tín dụng. Anh lính gọi điện cho đội bảo vệ và chở tôi vào trạm xăng dành riêng cho quân nhân. Đáng tiếc là máy ATM ở đây chỉ tiếp nhận thẻ tín dụng chuyên dụng của quân đội. Lúc đó thì vị lính thủy đánh bộ hào hiệp đã đổ đầy can xăng của tôi bằng tiến túi của anh ta và chở ngược tôi ra xe.

Về sau tôi nhiều lần chứng kiến rằng nụ cười Mỹ có cái gì đó lớn hơn là biểu hiện thân thiện bên ngoài”.

Tại Mỹ người ta luôn luôn chỉ đường cho bạn thật tỉ mỉ, thậm chí còn lôi tấm bản đồ từ hầm xe ra để giải thích. Trong bất kỳ cửa hàng nào ven đường cao tốc người ta cũng vui vẻ cho bạn lấy đầy phích nước sôi và nạp pin điện thoại. Dĩ nhiên tư chất của người mà bạn gặp đóng vai trò quan trọng. Song ở Mỹ đã có luật bất thành văn đối với gần như tất cả mọi người là bắt buộc phải làm “người tốt”, sẵn sàng làm việc thiện với bất kỳ ai.

Tác giả: Trần Quang Vinh (Newizv.ru)

Nguồn tin: Tầm Nhìn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập610
  • Hôm nay175,245
  • Tháng hiện tại1,886,662
  • Tổng lượt truy cập59,172,531
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây