Đây là 5 ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới hiện nay

Chủ nhật - 30/04/2017 07:22

-

-
Kể từ thập niên 1980, số lượng thương vong đến từ những vụ núi lửa phun trào đã hạn chế hơn. Tuy nhiên, kết quả này không hẳn là do công nghệ hay khả năng dự báo thảm họa đã tốt hơn, mà chỉ là... may mắn mà thôi.
Đây là 5 ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới hiện nay
 
Những ngọn núi lửa này vẫn đang hoạt động, và bất kỳ vụ phun trào nào xảy ra cũng gây thiệt hại cực kỳ lớn.
 
Kể từ thập niên 1980, số lượng thương vong đến từ những vụ núi lửa phun trào đã hạn chế hơn. Tuy nhiên, kết quả này không hẳn là do công nghệ hay khả năng dự báo thảm họa đã tốt hơn, mà chỉ là... may mắn mà thôi.
 
Nói cách khác, những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất đã không hoạt động trong giai đoạn kể trên. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa chúng không có khả năng hoạt động. Và dưới đây chính là 5 ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trong thế kỷ 21, mà bất kỳ sự bùng nổ nào cũng có thể đe dọa sinh mạng của hàng triệu người.
 
1. Núi Vesuvius, Italy
 

Ngọn núi Vesuvius từng gây ra thảm họa tại thị trấn Pompeii năm 79 sau CN.
 
Đây chính là ngọn núi từng gây ra thảm họa tại thị trấn Pompeii vào năm 79 sau CN. Vụ phun trào đã tạo ra một cột khói và tro bụi khổng lồ, chạm đến cả những máy bay thương mại bay cao nhất hiện nay.
 
Vesuvius đã chôn vùi toàn bộ nhà cửa và người dân Pompeii dưới 12 lớp đất khác nhau. Và ngày nay, Vesuvius vẫn còn rất nguy hiểm, nhất là khi xung quanh đó là thành phố Naples với hơn 3 triệu người sinh sống.
 

Một số nạn nhân ở Pompeii "đau đớn" khi bị đám mây tro bao trùm.
 
Theo các chuyên gia, nếu núi Vesuvius bất chợt bùng nổ, hàng tấn đất đá, tro bụi sẽ được đẩy lên không trung. Lớp tro trượt xuống sườn núi, càn quét mọi thứ nó đi qua, và rồi Naples sẽ trở thành phiên bản tiếp theo của Pompeii.
 
Tuy nhiên, thiệt hại về người nhiều khả năng sẽ không quá nặng nề, vì cư dân sẽ được di tản dựa trên những cơn địa chấn xảy ra trước khi núi lửa bắt đầu phun trào.
 
2. Núi Nyiragongo, Cộng hoà dân chủ Congo
 

Núi lửa Nyiracongo đã vài lần hoạt động nhưng chưa đến mức bùng nổ.
 
Trong vài thập kỷ gần đây, núi lửa Nyiracongo đã có vài lần hoạt động, nhưng chưa đến mức bùng nổ. Tuy nhiên, nó có thể tạo ra những dòng dung nham chảy rất nhanh xuống nhiều khu vực có cư dân sinh sống mà không hề có tín hiệu cảnh báo.
 
Ví dụ như năm 2002, các dòng dung nham đã chảy xuống khu vực gần thành phố Goma với tốc độ 60km/h, khiến một phần thành phố bị chôn vùi ở độ sâu lên tới 2m.
 
May mắn thay, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo giúp 300.000 dân cư trong khu vực kịp thời. Tuy vậy, đây vẫn được đánh giá là một ngọn núi cực kỳ nhạy cảm, cần được theo dõi thường xuyên.
 
3. Núi Popocatepetl, Mexico
 

Năm 2016, Popo đã đẩy một cột tro bụi cao tới 5.000m
 
Popocatepetl còn gọi là Popo, vẫn đang hoạt động với tần xuất khá thường xuyên. Và thứ khiến nó trở nên nguy hiểm là vì nó chỉ nằm cách thủ đô Mexico City - nơi cư trú của 20 triệu người - vỏn vẹn 70km về hướng Tây Nam.
 
Năm 2016, Popo đã đẩy một cột tro bụi cao tới 5.000m. Cột tro này khi kết hợp với hơi nước sẽ tạo thành một cột bùn, có thể lan toả ra hàng chục km với tốc độ rất cao, và đương nhiên là cực kỳ nguy hiểm.
 
Năm 1985, một cột tro như vậy đã giết chết 26.000 người ở thị trấn Armero, Columbia. Và bạn biết ngọn núi phát ra cột tro đó ở đâu không? Chỉ nằm cách thị trấn 60km mà thôi.
 
4. Núi Krakatoa, Indonesia

 
 
Năm 1886 núi Krakatoa đã giết chết 36.000 người, không phải vì dung nham mà là do sóng thần hình thành từ chấn động mà nó gây ra. Ước tính, nguồn năng lượng đo được vào thời điểm đó bằng khoảng... 13.000 lần quả bom nguyên tử dội xuống Hiroshima.
 
Vụ phun trào đã góp phần hình thành nên một hòn đảo sau đó khoảng 50 năm - đảo Anak Krakatau (có nghĩa là con của Krakatoa).
 
Hòn đảo hiện vẫn đang "lớn" dần, và chẳng có gì đảm bảo rằng thảm họa tương tự không tiếp tục xảy ra, nhất là đối với 2 hòn đảo lân cận là Java và Sumatra.
 
5. Núi Trường Bạch, Trung Quốc
 

Nhìn mộng mơ như vậy nhưng ít ai biết núi Trường Bạch đã từng gây ra thảm họa lớn
trong lịch sử

Cái tên của ngọn núi này khiến người nghe cảm thấy yên bình, nhưng ấy là vì người ta chưa biết đến quá khứ ghê rợn của nó mà thôi.
 
Năm 969, núi Trường Bạch đã gây ra một trong những vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử, giải phóng ra lượng tro bụi và vật chất nhiều gấp 3 lần núi Krakatoa kể trên.
 
Nếu như ngày nay có một thảm họa tương tự xảy ra, hơn 100.000 người trong khu vực lân cận có thể chịu thiện hại nặng nề, cả về sinh mạng lẫn vật chất.
 
Vào đầu những năm 2000, các chuyên gia đã tiến hành theo dõi ngọn núi và nhận thấy mức hoạt động của nó đang tăng lên. Theo dự tính trong vài thập kỷ tới, sẽ có một vụ phun trào xảy ra.
 
*Bài viết dựa trên quan điểm của Matthew Blackett, giảng viên Vật lý, địa lý và thảm họa tự nhiên tại ĐH Coventry (Anh)

Tác giả: Nguồn: Conversation

Nguồn tin: ttvn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập110
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm107
  • Hôm nay38,782
  • Tháng hiện tại552,456
  • Tổng lượt truy cập56,654,093
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây