Hôn nhân vẫn là nhất.

Thứ sáu - 10/02/2012 09:37

-

-
Ở thời điểm cuối năm 2011, sau nhiều thăng trầm cùng những chuyển biến xã hội, những giá trị của hôn nhân lại được các nhà tâm lý khẳng định “không gì thay thế được”. Bởi những lợi ích mà hôn nhân kiểu mẫu đem lại vượt xa mô hình sống chung không kết hôn, làm mẹ/bố đơn thân, ly dị…
Hôn nhân vẫn là nhất
 
Ở thời điểm cuối năm 2011, sau nhiều thăng trầm cùng những chuyển biến xã hội, những giá trị của hôn nhân lại được các nhà tâm lý khẳng định “không gì thay thế được”. Bởi những lợi ích mà hôn nhân kiểu mẫu đem lại vượt xa mô hình sống chung không kết hôn, làm mẹ/bố đơn thân, ly dị…
 
Tại phương Tây, cuộc cách mạng ly dị thập niên 1960, 1970 đã nhạt nhoà. Bây giờ là cuộc cách mạng của hôn nhân. Tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng đã có con cái gần như trở lại mức đầu những năm 1960. Điều đó cho thấy những giá trị gia đình cơ bản đang được phục hồi sau những thập kỷ bất ổn vì yếu tố xã hội.
 
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Các giá trị Mỹ và dự án Hôn nhân quốc gia tại đại học Virginia, tỷ lệ các cặp đôi chung sống đã tăng 14 lần kể từ năm 1970. Khoảng 24% trẻ em được sinh ra là con của các cặp vợ chồng, tỷ lệ này cao hơn con của các bà mẹ/ông bố đơn thân, cặp đôi sống chung không kết hôn.
 
Các chuyên gia tâm lý cũng nhận thấy, con của các cặp đôi sống chung không kết hôn có khuynh hướng thua kém về các chỉ số xã hội quan trọng so với con của các đôi vợ chồng, và không khá hơn con của bố/mẹ đơn thân hay ly dị. Nguyên nhân là con của các cặp vợ chồng cảm thấy chúng được cả bố lẫn mẹ yêu thương, chăm sóc và có những ràng buộc tương đối ổn định và lâu bền hơn những trường hợp khác. Vì lẽ đó với sự nuôi dạy con cái, không có môi trường nào thay thế được hôn nhân.
 
Bên cạnh đó, so với các cặp vợ chồng, những trường hợp sống chung, sống thử được ghi nhận nảy sinh “xung đột và bạo lực nhiều hơn, và ít thoả mãn tình dục và cam kết lỏng lẻo hơn”. Những cặp đôi sống chung mà không kết hôn dễ có nguy cơ bị trầm cảm và ít có khả năng quản lý thu nhập của họ.
 
Mối quan hệ của những cặp đôi sống chung khá mong manh. Ngay cả khi có một đứa con chung, họ cũng có nguy cơ tan vỡ gấp đôi các cặp vợ chồng. Thống kê cho thấy trong số trẻ em dưới 12 tuổi có mẹ thay đổi tình trạng hôn nhân, chỉ có 24% trẻ là con của các cặp vợ chồng, 65% thuộc về con của các cặp sống chung.
 
Dù ở phương Đông hay phương Tây, có thể khẳng định là hôn nhân tan vỡ để lại hậu quả nặng nề cho con cái. Các nhà tâm lý lưu ý rằng, có một sự tương đồng giữa gia đình ổn định và tư duy tích cực của một đứa trẻ. Đa số trẻ em có bố mẹ ly hôn đều sớm hay muộn gặp phải những vấn đề về rối loạn hành vi, sử dụng ma tuý, bạo lực học đường, quan hệ tình dục sớm, cô đơn…
 
Tại Mỹ, các cuộc thăm dò gia đình cho thấy, trẻ em gặp nhiều khó khăn, vướng mắc hơn khi có dượng/mẹ kế/anh/em cùng cha khác mẹ hoặc ngược lại. Do bị ảnh hưởng tâm lý, những đứa trẻ này thường học hành thua kém bạn bè, có nguy cơ vi phạm pháp luật, trẻ gái mang thai và phá thai nhiều hơn trẻ lớn lên trong gia đình có đầy đủ bố mẹ.
 
Trong bài viết về sự tối ưu của hôn nhân, tác giả Rich Lowry nhận định, con cái là người được hưởng lợi từ cấu trúc gia đình. Và chính cam kết hôn nhân vững bền giúp bố mẹ có ý thức tốt hơn về trách nhiệm và vai trò của họ đối với nhau và với con cái. Một biểu hiện cụ thể là ông bố có ràng buộc hôn nhân ôm con cái thường xuyên hơn người cha chưa kết hôn.
 
Ngoài ra, con cái của các cặp đôi sống chung mà không kết hôn có nhiều nguy cơ bị lạm dụng tình dục hơn trẻ là con của các cặp vợ chồng.
 
Từ những lẽ trên, một cuộc hôn nhân đầy đủ vợ chồng, con cái sống hoà thuận, hạnh phúc được các chuyên viên tâm lý đánh giá là một “thể chế vượt thời gian”.
 
Bá Nha (Columbia Tribune) ảnh samstudio

Tiền ảnh hưởng thế nào đến tổ ấm?
 
Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công và suy thoái tài chính kéo dài, đời sống gia đình phương Tây ít nhiều bị tác động, ngay cả giới trung lưu cũng bị ảnh hưởng.
 
Gustavo Carlo, giáo sư khoa nghiên cứu gia đình và phát triển con người, đại học Missouri (Mỹ) cảnh báo, ngày càng nhiều các bậc cha mẹ gặp phải vấn đề tài chính và trầm cảm vì tiền bạc. Tình trạng này khiến họ mất dần khả năng kết nối với con cái. Trẻ em sống trong các gia đình đang bị khó khăn về tiền bạc cũng suy giảm hành vi xã hội tích cực. Những vấn đề tài chính có thể dẫn đến trầm cảm kéo dài, gây tổn hại mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.
 
Giáo sư Carlo đưa ra lời khuyên, khi chán nản hay suy sụp vì tiền bạc, các bậc cha mẹ nên tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khoẻ tâm thần, hoặc tâm sự với bạn bè, đi nhà thờ/chùa để tìm sự cân bằng. Tất nhiên, phụ huynh cũng cần nỗ lực dành thời gian gần gũi con cái nếu không muốn chúng bị ảnh hưởng dây chuyền từ mình.

Tác giả: Bá Nha

Nguồn tin: Sàigòn Tiếp Thị

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập823
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm821
  • Hôm nay177,216
  • Tháng hiện tại1,089,480
  • Tổng lượt truy cập57,191,117
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây