Tác hại cần đề phòng của việc đốt hương ngày Tết

Thứ tư - 18/02/2015 11:02

-

-
Thói quen đốt nhang (hương) nói chung đã trở nên vô cùng phổ biến bao lâu nay. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi liệu rằng đốt hương (nhang) có tác hại gì hay không?
Tác hại cần đề phòng của việc đốt hương ngày Tết
 
Thói quen đốt nhang (hương) nói chung đã trở nên vô cùng phổ biến bao lâu nay. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi liệu rằng đốt hương (nhang) có tác hại gì hay không?
 
Thành phần cấu tạo của hương (nhang)
 
Thông thường, trọng lượng một thanh hương (nhang) được phân bổ thành: 21% bột gỗ và thảo dược, 35% phụ liệu mùi hương, 11% bột kết dính và 33% là que tre. Trung bình, việc đốt 1g hương sẽ tạo ra 45mg chất dạng hạt, lớn hơn nhiều lần so với 10mg chất tương tự tạo ra khi đốt thuốc lá. Khói hương (nhang) có chứa Carbon monoxide (CO), Carbon dioxide (CO2), Sunfua dioxide (SO2) và Nitơ dioxide (NO2). Việc đốt hương đồng thời cũng tạo ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, chẳng hạn như benzen, toluen, xylen, aldehydes và hợp chất hidrocacbon thơm đa nhân (PAHs).
 
Các chất này đã được khoa học chứng minh là có hại cho sức khỏe.

 
 
Tác hại của khói hương (nhang)
 
Có khả năng gây bệnh về hô hấp
 
Việc đốt hương chủ yếu tạo ra các hạt có kích thước dưới 2,5 mm, với tốc độ là khoảng 0,03 hạt/giây.
 
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng các chất dạng hạt (đặc biệt là các hạt mịn) là một nguyên nhân của các triệu chứng hô hấp và rối loạn chức năng phổi cấp tính, các trường hợp phải nhập viện và thậm chí là tử vong. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với các hạt có đường kính từ 2,5 -10 mm có thể gây ra bệnh về hô hấp.
 
Dễ làm thay đổi hệ miễn dịch
 
CO là một chất khí không màu, không mùi, không vị nhưng rất độc, thường được hình thành trong quá trình cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ, chẳng hạn như hydrocacbon, gỗ, hương, thuốc lá và các nhiên liệu hóa thạch. Hít phải khí CO ở nồng độ thấp có thể gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược và buồn nôn; ở khi nồng độ cao có thể gây tử vong.
 
Tiếp xúc với SO2 và NO2 khi đốt nhang có thể gây giảm khả năng lao động, làm trầm trọng hơn các bệnh tim mạch hiện tại, đồng thời gây ảnh hưởng đến chức năng phổi, gây ra bệnh hô hấp và những thay đổi trong hệ thống miễn dịch của phổi.
 
Gây tổn hại hệ thần kinh
 
Khi đốt nhang có thể hình thành một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, gây nên các triệu chứng: kích ứng mắt/mũi, ngứa họng, đau đầu, buồn nôn/nôn, chóng mặt và làm nặng thêm bệnh hen suyễn. Các triệu chứng mãn tính có thể kể đến như ung thư, tổn thương gan, tổn thương thận và gây tổn hại đến hệ thần kinh trung ương.
 
Nhiễm độc gan, phổi
 
Một số loại hương (nhang) được xịt một loại chất tạo mùi không rõ nguồn gốc xuất xứ để tăng mùi thơm và giả mùi hương liệu tự nhiên. Các loại hóa chất này có dạng lỏng, có mùi thơm đặc trưng của các loài hoa. Đốt với số lượng nhiều sẽ gây khó chịu cho người ngửi gây khó thở buồn nôn, đầu óc quay cuồng. Dùng lâu dài sẽ gây nhiễm độc gan, phổi.
 
Do các tác hại kể trên, bạn nên chú ý hạn chế việc đốt hương (nhang), CHỈ ĐỐT KHI THỰC SỰ CẦN THIẾT, với số lượng vừa phải và đảm bảo không khí luôn được thông thoáng để tránh hít phải các chất khí độc hại nhé. 

Tác giả: Theo Kim Dung / Trí Thức Trẻ

Nguồn tin: Tin247

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập623
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm621
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại955,762
  • Tổng lượt truy cập57,057,399
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây