CN 3 Mùa Vọng. Học sống trung thực với Gioan Tẩy Giả

Thứ tư - 07/12/2011 09:20

-

-
Sống ở đời, ai cũng muốn đứng lên “bệ cao”, để cho người khác nhận thấy bản thân mình cao lớn hơn, vĩ đại hơn, vinh quang hơn con người thật sự của mình. Làm như thế tất nhiên là không trung thực. Đây cũng là một hình thức lừa dối những người chung quanh và tự lừa dối chính mình.
Học sống trung thực với Gioan Tẩy Giả
(Suy niệm Tin Mừng theo thánh Gioan (1, 19-28) trích đọc vào Chúa Nhật 3 mùa Vọng)
 
Trong cuộc đời đầy dẫy gian dối lọc lừa, thì trung thực là một đức tính cao đẹp nhưng thuộc vào diện quý hiếm.
 
Ai cũng muốn đứng trên bệ cao
 
Sống ở đời, ai cũng muốn đứng lên “bệ cao”, để cho người khác nhận thấy bản thân mình cao lớn hơn, vĩ đại hơn, vinh quang hơn con người thật sự của mình. Làm như thế tất nhiên là không trung thực. Đây cũng là một hình thức lừa dối những người chung quanh và tự lừa dối chính mình.
 
Những người Pha-ri-sêu thời Chúa Giê-su muốn dùng những hình thức như “đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài, ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là Thầy” như những chiếc “bệ cao” làm cho họ thêm phần vinh quang trước mặt người đời. (Mat-thêu 23, 5-7)
 
Trong xã hội hôm nay cũng thế, người ta đua nhau tìm kiếm và cố đứng trên những “bệ cao” đủ loại để tỏ cho người khác thấy mình có giá trị và đáng được trọng nể. Đối với người nầy, “bệ cao” có thể là những món trang sức xa xỉ và đắt giá; đối với người kia, “bệ cao” có thể là những cơ ngơi đồ sộ; vân vân…
 
Ông Gioan Tẩy Giả, một mẫu người rất trung thực
 
Trong khi đó, Gioan Tẩy Giả từ khước mọi thứ “bệ cao”. Thay vì vui sống chốn phồn hoa đô hội thì ông lại thu mình vào nơi hoang địa khô cằn; thay vì ăn mặc lụa là gấm vóc như các người quyền quý thì ông lại khoác bộ da thú lên người làm áo che thân; thay vì ngày ngày thưởng thức cao lương mỹ vị thì thực phẩm nuôi thân của ông lại là những con châu chấu chộp bắt được đâu đó trên lối đi hoặc may lắm là kiếm được chút mật ong hiếm hoi trên rừng.
 
Nói tóm lại, Gioan Tẩy Giả luôn luôn trung thực, trung thực với chính mình và với mọi người, có sao nói vậy và không cần bất cứ một thứ “bệ cao” nào để tôn mình lên.
 
Thời bấy giờ, danh tiếng của Gioan đang lên. Có luồng dư luận cho rằng ông là Đức Ki-tô; có những người khác tưởng lầm ông là ngôn sứ Ê-li-a vĩ đại giáng thế; có người nghĩ rằng với tầm cỡ của ông,  ít ra ông phải là một vị ngôn sứ cao cả nào đó…
 
Thế mà khi những người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem cử các thầy tư tế và Lê-vi đến hỏi cho biết ông là ai, ông không nhận vơ cho mình những danh hiệu cao đẹp mà người đương thời gán cho ông như là đấng Ki-tô, là ngôn sứ Ê-li-a… Ông thẳng thắn xác nhận: “Tôi không phải là Đấng Kitô, tôi không phải là ngôn sứ Ê-li-a, tôi cũng chẳng phải là một ngôn sứ nào cả.” (Gioan 1, 19-20)
 
Vậy họ hỏi ông: “Vậy ông là ai? Ông hãy trả lời cho chúng tôi biết ông là ai để chúng tôi còn phải tâu trình lại cho người người đã sai chúng tôi đến đây.” Bị ép quá, Gioan mới trả lời rằng: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa.” Đó là một phát biểu rất trung thực và cũng rất khiêm tốn về con người của mình. (Gioan 1, 22-23)
 
Bấy giờ, đang khi nhiều người nghĩ rằng phép rửa của Gioan thiêng lắm, quan trọng lắm nên đổ xô đến cùng ông và nhận phép rửa bởi tay ông, thì chính Gioan lại cho rằng phép rửa ông cử hành chưa có gì quan trọng, chỉ là phần chuẩn bị cho một phép rửa mới do một Đấng cao cả sẽ đến cử hành. Ông nói: “Tôi đây chỉ làm phép rửa bằng nước. Nhưng có một đấng đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Gioan 1, 26-27). Người ấy sẽ rửa các ông trong Thánh Thần.
 
Như thế, khiêm nhường và trung thực là hai đức tính nổi bật của Gioan đáng cho chúng ta học hỏi và noi theo.
 
Lạy Chúa Giê-su, xin cho con biết học với thánh Gioan Tẩy Giả để sống trung thực với mình mà không cậy dựa quá nhiều vào những thứ “bệ cao” phù phiếm.
 
Xin cho con hiểu rằng muốn trở nên cao cả thực sự, thì không phải là tìm cách đứng lên những chiếc “bệ” thật cao nhưng là trau dồi các nhân đức và đào luyện cho mình có những phẩm chất cao đẹp.
 

Tác giả: Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập390
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm384
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại822,349
  • Tổng lượt truy cập58,108,218
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây