CN 2 Mùa Vọng. Hãy Dọn Đường Chúa Đến.

Thứ bảy - 03/12/2011 22:34

-

-
Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc nhân loại, đã đến, đang đến và sẽ đến. Thế nhưng, có nhiều tâm hồn chưa gặp gỡ và tiếp đón Người. Trong đó có thể có chúng ta đây. Chính vì thế mà hôm nay, Chúa nhật II Mùa Vọng, Hội Thánh giới thiệu với chúng ta một mẫu gương tiếp đón Chúa. Đó là Thánh Gioan Tẩy giả và lời rao giảng của ngài: Hãy dọn đường để Chúa đến.
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG (NĂM B)
Hãy Dọn Đường Chúa Đến
 
Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc nhân loại, đã đến, đang đến và sẽ đến. Thế nhưng, có nhiều tâm hồn chưa gặp gỡ và tiếp đón Người. Trong đó có thể có chúng ta đây. Chính vì thế mà hôm nay, Chúa nhật II Mùa Vọng, Hội Thánh giới thiệu với chúng ta một mẫu gương tiếp đón Chúa. Đó là Thánh Gioan Tẩy giả và lời rao giảng của ngài : Hãy dọn đường để Chúa đến.
 
Trước hết, việc xuất hiện của Thánh Gioan Tẩy giả làm cho lời tiên báo của ngôn sứ Isaia, mà chúng ta nghe trong Bài đọc I, được ứng nghiệm. Lời tiên báo này nói cho dân Israel biết là sẽ đến thời Thiên Chúa sai Đấng Cứu Thế đến để qui tụ những tâm hồn thiện chí lại thành một dân mới. Và hôm nay, nói với chúng ta hãy dọn đường để Chúa dến hoàn tất công trình cứu chuộc của Người.
 
Để đón tiếp Đấng Cứu Thế đến, mọi người hãy tích cực dọn đường cho Người. Đường quanh co hay sửa lại cho ngay thẳng. Đường gập gềnh hãy làm cho bằng phẳng, hố sâu hãy lấp đầy, chỗ nhấp nhô hãy san bằng. Hình ảnh dọn dường này còn nhắc nhở mọi người đến việc một Đấng Quân vương ngự giá để thăm dân của Người.
 
Việc dọn đường này không chỉ là ở bình diện tự nhiên, nhưng sâu xa hơn nữa là ở bình diện siêu nhiên. Mỗi người hãy dọn lòng mình để tiếp đón Chúa Cứu Thế. Thật vậy, lòng của con người chúng ta cũng lắm  nẻo quanh co, cũng nhiều hố sâu, cũng đầy gò nỗng.
 
Dọn đường Chúa đến, chúng ta hãy loại bỏ khỏi lòng mình những nẻo quanh co là lòng dạ hiểm ác, những toan tính hại người, những âm mưu báo thù, những thói giả hình, những phê bình ác ý, những ghét ghen thù hận...
 
Dọn đường Chúa đến, chúng ta hãy lấy lòng nhân từ, trắc ẩn và thương người để lấp đầy những hố sâu tham lam, những tham vọng thế tục, những ước mơ bất chính…
 
Dọn đường Chúa đến, chúng ta hãy lấy lòng khiêm nhường và sẵn sàng phục vụ để san bằng những gò nỗng kiêu ngạo, tự tôn tự đại, và thói ỷ mình trong lòng chúng ta.
 
Thứ đến, Thánh Gioan Tẩy giả không chỉ mời gọi chúng ta sống tinh thần hối cải và yêu thương để đón tiếp Chúa Cứu Thế mà ngài còn sống tinh thần hối cải và yêu thương đó cách triệt để nữa. Bài Tin Mừng cho chúng ta thấy Thánh Gioan Tẩy giả đã dành cả cuộc đời để chuẩn bị tiếp đón Chúa: ngài sống đơn sơ trong hoang địa, ăn mặc đơn sơ, lương thực sơ sài… dứt bỏ mọi ràng buộc và những bận tâm quá đáng về vật chất mà thế giới hôm nay đang sa lầy khi chuẩn bị đón tiếp Chúa. Chúng ta thường quá chú trọng đến vật chất và bỏ quên tâm hồn. Thế nhưng Chúa lại cần tâm hồn chúng ta đón Người.
Cuối cùng, Thánh Gioan Tẩy giả còn làm gương cho chúng ta ở điểm là giúp đỡ người khác dọn lòng đón Chúa, nhất là những người thân cận và những người đang sống quanh ta. Hãy giúp nhau dọn lòng đón Chúa.
 
Chúa Giêsu đang đến với chúng ta trong Mầu nhiệm Thánh Lễ đang cử hành. Xin cho việc dọn lòng đón Chúa Giêsu Thánh Thể thúc đẩy mỗi người chúng ta biết dọn dường để Chúa đến với chúng ta trong giờ lâm tử, để ta đến với Người và huởng hạnh phúc vĩnh viễn bên Người. Amen.
 
***
 
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG (NĂM B)
Hãy Tỉnh Thức
 
Năm Phụng vụ được khởi đầu với Chúa Nhật I Mùa Vọng hôm nay và Năm Phụng vụ, nếu dùng hình ảnh để diễn tả, thì các năm Phụng vụ nối tiếp nhau giống như một chiếc cầu thang xoắn ốc hình tròn đưa chúng ta lên cao dần để gặp Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ chúng ta. Chính vì thế mà hôm nay, Phụng vụ Lời Chúa tiếp tục nói với chúng ta về cuộc trở lại của Chúa Giêsu và mời gọi mỗi người chúng ta hãy tỉnh thức.
 
Có thể nói rằng cuộc đời chúng ta luôn là một sự đợi chờ, mong mỏi. Thuở bé, hằng ngày mong mẹ đi chợ về để được  một gói xôi hay cái bánh. Có lắm lúc, ở nhà nghịch phá quá, đến lúc mẹ về không những không được bánh, được quà mà lại con bị ăn lươn.  Đi học thì mong chờ kết quả của bài kiểm tra, hay những kỳ thi, rồi hí hửng khoe với bố mẹ khi được điểm cao để vòi phần thưởng, sợ sệt lo âu khi bị điểm kém. Vào tuổi biết yêu đương thì chờ đợi những cuộc hẹn hò…
 
Chờ đợi dạy chúng ta đức kiên nhẫn
 
Chờ đợi dạy chúng ta phải cố gắng chu toàn tốt bổn phận của mình, hay cố gắng trở nên tốt hơn để xứng đáng với điều chúng ta mong mỏi, đợi trông.
 
Nếu không có điều gì để chờ đợi thì đâu còn là cuộc sống, đâu còn là hy vọng. Nhưng nếu sự chờ đợi quá lâu mà điều chờ đợi lai không đến lại dễ làm chúng ta chán nản, buông xuôi niềm hy vọng.
 
Cũng có khi điều chúng ta chờ đợi đến lại khác với những điều chúng ta nghĩ tưởng lại làm cho chúng ta không nhân ra hay từ chối điều đó. Có một câu chuyện có thể minh họa cho điều đó.
 
Sau hiệp định Paris, năm 1973, những người lính Mỹ rời khỏi VN và trở về Hoa Kỳ, trong đó có những người tù binh chiến tranh đã được trao trả trước đó. Khi về đến phi trường San Francisco, một sĩ quan cựu tù binh gọi điện thoại cho bố mẹ mình:
 
- Bố mẹ ơi, con đã về đến Mỹ, con sắp về nhà, nhưng xin bố mẹ giúp con một chuyện.
 
Quá vui mừng vì nghe giọng con, người con mà cách nay mấy năm ông bà đã được tin là mất tích, hai ông bà vui sướng trả lời ngay :
 
- Con muốn gì cũng được cả! Bố mẹ sẽ làm ngay.
 
- Con có một người bạn rất thân, con muốn mời anh ta về nhà mình, có được không bố mẹ?
 
- Tốt lắm, tốt lắm. Con cứ đưa bạn con về nhà mình đi.
 
- Nhưng con muốn thưa trước với bố mẹ là bạn con bị thương tật nặng lắm. Trong cuộc chiến ở VN, anh ta đạp phải mìn nên đã cụt hai chân và mất một bàn tay phải, nay chỉ ngồi trên xe lăn. Anh ấy không biết đi đâu cả, chỉ mong được về nhà mình thôi.
 
Ngập ngừng, bối rối, hai ông bà bàn thảo với nhau, rồi trả lời:
 
- Con ơi, chuyện này e không được đâu, con nên tìm một nơi khác cho bạn con.
 
- Nhưng bố mẹ ơi, anh ta nhất định ở với nhà mình.
 
- Con ơi, không được đâu. Một người đã tàn phế như thế sẽ là một gánh nặng cho cả nhà mình. Bố mẹ không muốn ai làm phiền gia đình mình cả. Con nên khuyên bạn con tìm một nơi khác mà ở.
 
Nghe thế, người con buồn bã thưa :
 
- Cám ơn bố mẹ.
 
Rồi cúp điện thoại. Kể từ đó, bố mẹ chàng không bao giờ nhận được thư từ hay điện thoại của con mình. Bỗng một hôm, điện thoại rao lên, ông bà vội vàng nhấc điện thoại hy vọng được nghe lại giọng nói của đứa con thân yêu. Nhưng lại không phải, thay vào đó họ nghe giọng nói trầm buồn của một người cảnh sát ở San Francisco báo tin chàng đã chết. Họ vớt được xác của chàng dưới gầm cầu Golden Gate. Hai ông bà vội vã bay đến San Francisco để nhận xác con đem về mai táng ở nghĩa trang Arlington, Virginia. Khi đến nhà quàn xác, hai ông bà ngất xỉu vì thấy xác của con trai họ mất cánh tay phải và cụt cả hai chân…
 
Người Do thái xưa rất khát mong ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã hứa. Cả lịch sử dân tộc họ là một sự chờ đợi liên lỉ, chờ mong Đấng Cứu Thế đến và họ thiết tha cầu nguyện cho điều đó xảy ra. Như trong Bài đọc I mà chúng ta vừa nghe. Thế mà khi Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế đến nhiều người trong họ đã không nhận ra, nhiều người khước từ. Thậm chí họ còn kết án xử tử Đấng mà họ đã từng chờ đợi.
 
Còn chúng ta hôm nay thì sao? Như Thánh Phaolô nói trong Bài đọc II : Chúng ta đang mong đợi Chúa Giêsu lại đến trong vinh quang của Người.
 
- Đó có phải là điều mong đợi lớn lao nhất của chúng ta hay không?
- Chúng ta đã chuẩn bị điều đó như thế nào?
- Chúng ta có xứng đáng để tiếp đón Người không?
- Chúng ta có sẵn sàng tiếp rước Người không?
 
Trước khi rời xa chúng ta, Chúa Giêsu đã long trong Người sẽ trở lại trong vinh quang của Người, và chút nữa đây trong Kinh Tin Kính, một lần nữa chúng ta tuyên xưng điều đó. Người chắc chắn sẽ lại đến và chắc chắn chúng ta sẽ gặp Người. Nhưng khổ nổi là Người không nói cho chúng ta biết Người đến lúc nào và khi nào chúng ta sẽ ra trình diện trước Thánh Nhan Người. Người chỉ dặn dò chúng ta: “Chúng con hãy tỉnh thức và cầu nguyện vì chúng con không biết đó là lúc nào”. Đoạn Tin Mừng hôm nay chỉ có bốn câu thế mà lại có tới bốn lần Chúa Giêsu nói hãy tỉnh thức, điều đó cho thấy đây là một điều Chúa Giêsu rất “bức xúc” nếu không nói là Người van nài chúng ta hãy tỉnh thức. Người quả thật quá thương chúng ta mà!
 
Nhờ việc cử hành, tham dự Thánh Lễ này và nhất là nhờ việc rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho mỗi người trong chúng ta luôn tỉnh thức, nghĩa là luôn sống trong tình trạng ân sủng, luôn sống trong tình yêu để khi Gặp Chúa Giêsu chúng ta được Người dẫn đưa vào chốn hạnh phúc vĩnh hằng. Amen.

Tác giả: Lm FX Phan Chiếm HT69

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập561
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm560
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại835,184
  • Tổng lượt truy cập58,121,053
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây