Nói “không” với những điều gian dối.

Thứ ba - 03/01/2012 09:03

-

-
Những ngày này, các cơ quan Nhà nước, các Công ty, các Đoàn thể ở đủ mọi cấp, mọi ngành, đến ngay một đơn vị nhỏ nhất là Tổ dân phố cũng tổ chức “Tổng kết một năm hoạt động”, có nơi gọi là “Báo công – Mừng công”. Quá nhiều thành tích được các thủ trưởng đơn vị đọc ra, những huân huy chương, những bằng khen, phần thưởng, v.v..
Nói “không” với những điều gian dối
 
Hào khí thi đua
 
Những ngày này, các cơ quan Nhà nước, các Công ty, các Đoàn thể ở đủ mọi cấp, mọi ngành, đến ngay một đơn vị nhỏ nhất là Tổ dân phố cũng tổ chức “Tổng kết một năm hoạt động”, có nơi gọi là “Báo công – Mừng công”.
 
Quá nhiều thành tích được các thủ trưởng đơn vị đọc ra, những huân huy chương, những bằng khen, phần thưởng, v.v.. được trao cho cơ quan này, đơn vị nọ, và cá nhân đạt những danh hiệu thi đua.

Tiếng vỗ tay, lời chúc tụng, tiệc tùng…
 
Tất cả, làm cho bầu khí xã hội trong những ngày cận Tết thêm hào hứng, tươi vui.
 
Chuyện kể rằng:
 

(Hình minh họa)
 
- Trong Hội nghị Cán bộ Giáo viên ở một trường Trung học Phổ thông (THPT) đầu năm học 2011-2012, căn cứ vào khả năng học tập của học sinh, và các yếu tố khác của nhà trường, Hiệu trưởng đưa ra chỉ tiêu “95% học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp” để lấy ý kiến của cán bộ giáo viên. Qua thảo luận, xem ra chỉ tiêu này là hợp lý, đúng thực tế, nhưng vị đại diện Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo đến “chỉ đạo” hội nghị đã không đồng ý, “năm học 2010-2011, trường này có 98% học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp, năm nay phải cao hơn năm trước chứ, phải 100%”. Tranh luận, nhưng sao hơn lãnh đạo? Thư ký hội nghị đành ghi vào biên bản chỉ tiêu “100% học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp THPT”.
 
- Trong Kỳ thi chọn học sinh Giỏi cấp Tỉnh năm học 2011-2012 ở một tỉnh nọ, số học sinh có điểm thi trên trung bình không nhiều, không có học sinh đạt giải nhất nhì, chỉ có giải ba và khuyến khích. Điều đó, “không được, tỉnh ta không thể yếu kém đến thế, các anh phải xem lại”. Rồi, kết quả kỳ thi được công bố, mọi người vui mừng, hớn hở, vì học sinh tỉnh ta đạt đủ các giải, không thua kém các tỉnh bạn và tuyệt vời là trường nào cũng có học sinh đạt giải.
 
Đọc đến đây, có người sẽ hỏi, đó là chuyện của ngành giáo dục, còn các ngành khác thì sao? Bình tĩnh, khách quan, chúng ta không quy chụp nhưng xin hãy thành thật để nhận rằng, những câu chuyện như trên xảy ra ở đủ mọi ngành, mọi cơ quan trong xã hội chúng ta hiện nay.
 
Bàn luận
 
Dĩ nhiên, thời nào, chế độ nào cũng vậy, các nhà quản lý xã hội đều lấy việc thi đua – khen thưởng làm động lực thúc đẩy mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị ở mọi ngành trong xã hội, làm tiêu chí đánh giá cán bộ, xếp loại đơn vị… Thế nhưng, ở nước ta, do mục đích, cách tổ chức, thực hiện mà việc thi đua – khen thưởng trở nên hình thức, tạo nên bao điều gian dối, hệ lụy?
 
“Thành tích năm sau phải cao hơn năm trước” bất kể điều kiện, hoàn cảnh năm sau như thế nào, và “Thi đua là yêu nước”, “Người người thi đua, nhà nhà thi đua” nên nào ai dám… không thi đua? Đồng lương không đủ sống, có ai quyết tâm thi đua?…  để rồi mọi người trong cơ quan, đơn vị, nhân viên cũng như thủ trưởng từ cấp dưới lên cấp trên, không ai bảo ai ngầm chấp nhận phải làm gian, báo dối để tồn tại, để giữ “ghế”.
 
Cũng vậy, “vì thành tích” của ngành mình, tỉnh mình,… người ta đã gán cho những em học sinh không đủ tiêu chuẩn học sinh giỏi thành những “học sinh giỏi cấp tỉnh” sao cho số lượng học sinh giỏi của tỉnh nhà bằng các tỉnh khác, và vì quá trọng chuộng hình thức người ta đã “phân phát”  những học sinh giỏi cho các đơn vị trường học sao cho đồng đều.
 
Tai hoạ
 
Do “người người thi đua, nhà nhà thi đua” nên những điều gian dối được phát tán rộng khắp xã hội. Làm sao chúng ta có thể sống an bình trong một xã hội, mà nhận ra điều thật, điều giả là quá khó, thậm chí đó là điều “cấm kị” nữa? Làm sao chúng ta có thể sống thanh thản trong một xã hội, mà điều gian dối lại được khen thưởng, chúc tụng?
 
Tôi chắc rằng, các nhà quản lý biết rõ ràng xã hội chúng ta đang sống có quá nhiều điều gian trá.

Xin hãy can đảm đưa ra giải pháp và quyết tâm thực hiện để cứu lấy xã hội chúng ta, vốn có truyền thống trân quí điều Chân-Thiện-Mỹ.
 
* * *
 
Người Công giáo, ai cũng thuộc nằm lòng Điều răn thứ Tám “Chớ làm chứng dối” ngay từ khi còn thơ bé, và Lời Chúa (Mt 5,37) “hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ”. Trong một xã hội mà sự dối trá là luật sống, là lợi lộc, là chức quyền, lắm lúc làm chúng ta băn khoăn tìm kiếm một cách sống.
 
Lạy Chúa Giêsu ! Xin cho lời dạy “Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16,26) của Chúa thấm đậm trong lòng mỗi chúng con và nâng đỡ, phù trợ để mỗi chúng con luôn can đảm nói “không” với những điều gian dối.
 
Huế, ngày cuối năm 2011

Tác giả: Tôma Hoàng Kim Khánh

Nguồn tin: conglyvahoabinh.org

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập640
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm639
  • Hôm nay129,785
  • Tháng hiện tại958,032
  • Tổng lượt truy cập58,243,901
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây