Lịch sử Thế Vận Hội và Huy Chương qua các thời kỳ.

Thứ sáu - 03/08/2012 11:03
Thế vận hội (hay Đại hội Thể thao Olympic) là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Thế vận hội gồm Thế vận hội Mùa hè và mùa đông được tổ chức xen kẽ nhau hai năm một lần (vào các năm chẵn).
Lịch sử Thế Vận Hội và Huy Chương qua các thời kỳ.
 
Thế vận hội (hay Đại hội Thể thao Olympic) là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Thế vận hội gồm Thế vận hội Mùa hè và mùa đông được tổ chức xen kẽ nhau hai năm một lần (vào các năm chẵn). Đây là một đại hội thể thao không chỉ là đua sức thể lực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại.
 
Thế vận hội bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ đại từ năm 776 trước Công Nguyên cho đến khi Hoàng đế La Mã là Theodosius I cấm đoán vào năm 394. Và Thế vận hội hiện đại được Nam tước người Pháp Pierre Frèdy de Coubertin tổ chức lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19. Thế vận hội Mùa hè, được diễn ra cứ bốn năm một lần từ năm 1896, trừ những năm diễn ra chiến tranh thế giới (như chiến tranh thế giới lần thứ hai)
 
Thế vận hội Mùa đông được thành lập vào năm 1924 cho những môn thể thao mùa đông. Mới đầu nó được tổ chức cùng năm với Thế vận hội mùa hè, nhưng từ năm 1994, Thế vận hội mùa đông và Thế vận hội mùa hè diễn ra xen kẽ nhau hai năm một lần.

 
 
Như bạn biết, Thế vận hội Olympic được tổ chức bốn năm một lần và hầu hết các nước trên thế giới đều tham dự. Lịch sử của thế vận hội Olympic thì rất lâu đời. Sự thật là thế vận hội đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công nguyên ở Olympia, Hy Lạp. Thế vận hội đầu tiên này được tổ chức trong năm ngày và được nhiều người dân Hy Lạp chứng kiến. Ban đầu, chỉ có những vận động viên Hy Lạp tham gia các cuộc thi đấu. Vào thời đó, các cuộc thi đấu này được coi là một kỳ hội hè mang tính chất tôn giáo. Chúng được tổ chức như một thể hiện tôn kính thần Zeus. Mỗi vận động viên sẽ làm lễ ở đền thần Zeus trước khi tham gia thi đấu. Người thắng cuộc được trao một nhánh cây ô liu trồng trong sân của ngôi đền. Vào thời đó, phụ nữ không được tham gia các trận đấu. Thậm chí đến mức họ không được xem các trận đấu.
 
Thế vận hội tiếp tục được gần 1100 năm, nhưng vào năm 393, vua La Mã, Theodosius, đã cấm tổ chức thế vận hội sau khi chiếm được Hy Lạp. Việc này kéo dài 1465 năm. Năm 1859, Japas, người Hy Lạp , đã tổ chức bốn kỳ thế vận hội vào năm 1895, 1870, 1875, 1889. Nhưng sau khi ông ta chết, những kỳ thế vận hội lại bị gián đoạn. Một giáo viên người Pháp tên là Baron pierre de Coubertin bắt đầu tổ chức lại thế vận hội Olympic vào năm 1896 tại Athen, thủ đô của Hy Lạp. Có 311 vận động viên từ 13 quốc gia tới tham gia. Trong số đó có 230 người Hy Lạp. Sau kỳ thế vận hội Olympic hiện đại năm 1896, từ đó kỳ thế vận hội khác được tổ chức tại những quốc gia khác nhau cứ cách bốn năm một lần, trừ những năm 1916, 1940 và 1944 bởi vì thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai. Thế vận hội mùa đông cũng được tổ chức một cách riêng rẽ tại một quốc gia khác nhau. Thế vận hội mùa đông đầu tiên được tổ chức vào năm 1924 tại Charnon nước Pháp. Bạn có biết ở Thế vận hội có các môn thi đấu nào không ? Những môn thi đấu chính là :bóng đá, bơi lội, chạy đua, đấu vật, khúc côn cầu, bóng rổ, đua xe đạp, thi bắn, v.v...
 
Uỷ bạn Olympic quyết định nơi tổ chức Thế vận hội kế tiếp. Vị lãnh đạo tiểu lactose intolerant hoặc thành phố của quốc gia tổ chức Thế vận hội sẽ long trọng tuyên bố khai mạc Thế vận hội. Đại diện của quốc gia tổ chức Thế vận hội kỳ trước sẽ trao ngọn đuốc Olympic lấy từ đền thần Zeus, sau đó nó được đem tới sân vận động chính, nơi ngọn lửa này sẽ cháy cho tới khi Thế vận hội bế mạc. Những đoàn tham dự Thế vận hội của mỗi quốc gia sẽ diễu hành qua khán đài. Đoàn tham dự của Hy Lạp đi đầu và đoàn của quốc gia đang tổ chức thế vận hội đi sau cùng. Ở chính giữa là tất cả các đoàn tham dự Thế vận hội nối đuôi đi theo nhau theo thứ tự tên nước sắp xếp theo mẫu tự. Sau đó, các vận động viên sẽ tuyên thệ. Những con chim bồ câu trắng, biểu tượng của hoà bình, được thả tung bay và những quả bóng bay phất phới. Vào ngày cuối cùng, có một buổi lễ đọc diễn văn chia tay và ngọn lửa Olympic được dụi tắt.
 
Đó là hình ảnh từ những tấm huy chương từ thế vận hội Athens năm 1896 đến thế vận hội London 2012. Đằng sau tất cả những tấm huy chương đều chứa đựng niềm tự hào dân tộc.
 
Athens 1896
 
Độ dày: 3,8 mm
Kích thước: 48 mm
Trọng lượng: 47 g
Số lượng: 100
Nhà thiết kế: Jules Clement Chaplain

 
 
Các nhà vô địch trong giải Olympics đầu tiên không nhận được huy chương vàng mà là huy chương bạc. Mặt trước của huy chương có hình thần Zeus, chúa tể của các vị thần, nắm trong tay nữ thần chiến thắng Nike. Hình đền thờ Acropolis được in trên mặt sau của huy chương.
 
Paris 1900
 
Độ dày: 3,2 mm
Kích thước: 59 mm x 41 mm
Trọng lượng: 53 g
Nhà thiết kế: Frederique Vernon

 
 
Lần đầu tiên có phân loại huy chương vàng, bạc và đồng. Chỉ có huy chương hình chữ nhật đặt trong những chiếc đĩa. Hình nữ thần chiến thắng Nike ở mặt trước và hình một vận động viên giành vinh quang ở mặt sau.
 
Saint-Louis 1904
 
Độ dày: 3,5 mm
Đường kính: 37,8 mm
Trọng lượng: 21 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Dieges và nhân viên Clust

 
 
Các huy chương có in hình một vận động viên cầm vành nguyệt quế, biểu tượng của chiến thắng cùng những môn thi của thời Olympic cổ đại ở mặt trước. Mặt sau huy chương có hình nữ thần chiến thắng Nike.
 
London 1908
 
Độ dày: 4,4 mm
Đường kính: 33 mm
Trọng lượng: 21 g
Số lượng: 250
Nhà thiết kế: Bertram Mackennal

 
 
Nhà điêu khắc người Úc Bertram Mackennal - người từng thiết kế những đồng xu và con tem mang hình Vua George V - vẽ hình hai phụ nữ trao vành nguyệt quế chiến thắng cho một vận động viên, và hình vị thần bảo hộ xứ Anh (England), Thánh George.
 
Stockholm 1912
 
Độ dày: 1,5 mm
Đường kính: 33,4 mm
Trọng lượng: 24 g
Số lượng: 90
Nhà thiết kế: Bertram Mackennal/Erik Lindberg

 
 
Các huy chương trong kỳ Olympics Stockholm có hình một sứ giả loan tin khai mạc Thế vận hội và hình bán thân vận động viên thể dục dụng cụ tiên phong của Thụy Điển, Pehr Henrik Ling.
 
Antwerp 1920
 
Độ dày: 4,4 mm
Đường kính: 59 mm
Trọng lượng: 79 g
Số lượng: 450
Nhà thiết kế: Josue Dupon

 
 
Mặt sau huy chương tôn vinh chiến binh La Mã huyền thoại Silvius Brabo, người được cho là đã ném tên khổng lồ chuyên chặn đường đòi mãi lộ Druoon Antigoon xuống sông Scheldt của Antwerp.
 
Paris 1924
 
Độ dày: 4,8 mm
Đường kính: 55 mm
Trọng lượng: 79 g
Số lượng: 304
Nhà thiết kế: Andre Rivaud

 
 
Với tinh thần thể thao, mặt trước huy chương có hình một vận động viên nâng đối thủ của mình dậy. Mặt sau là hình các dụng cụ thể thao và cây đàn lia, một dấu hiệu của Olympiad Văn hóa.
 
Amsterdam 1928
 
Độ dày: 3 mm
Đường kính: 55 mm
Trọng lượng: 66 g
Số lượng: 254
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.
 
Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.
 
Los Angeles 1932
 
Độ dày: 5,7 mm
Đường kính: 55,3 mm
Trọng lượng: 96 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.
 
Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.
 
Berlin 1936
 
Độ dày: 5,7 mm
Đường kính: 55 mm
Trọng lượng: 71 g
Số lượng: 320
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.
 
Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.
 
London 1948
 
Độ dày: 5,1 mm
Đường kính: 51,4 mm
Trọng lượng: 60 g
Số lượng: 300
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.
 
Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.
 
Helsinki 1952
 
Độ dày: 4,8 mm
Đường kính: 51,4 mm
Trọng lượng: 46,5 g
Số lượng: 320
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.
 
Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.
 
Melbourne 1956
 
Độ dày: 4,8 mm
Đường kính: 51,4 mm
Trọng lượng: 68 g
Số lượng: 280
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.
 
Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.
 
Rome 1960
 
Độ dày: 6,5 mm
Đường kính: 68 mm
Trọng lượng: 211 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Tuy vẫn giữ nguyên thiết kế cũ, nhưng những huy chương này được làm thành hình một bộ gồm huy chương đặt trong vòng nhẫn và dây chuyền "lá nguyệt quế" màu đồng. Hình vẽ ở mặt trước và mặt sau được hoán đổi cho nhau.
 
Tokyo 1964
 
Độ dày: 7,5 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 62 g
Số lượng: 314
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli/Toshikaka Koshiba

 
 
Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.
 
Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.
 
Mexico City 1968
 
Độ dày: 6 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 130 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.
 
Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.
 
Munich 1972
 
Độ dày: 6,5 mm
Đường kính: 66 mm
Trọng lượng: 102 g
Số lượng: 364
Nhà thiết kế: Gerhard Marcks

 
 
Lần đầu tiên kể từ 44 năm qua, các nhà tổ chức Olympics Munich đã phá bỏ truyền thống ở mặt sau tấm huy chương. Gerhard Marcks từ trường thiết kế Bauhaus của Đức đã vẽ hình Castor và Pollux - hai con trai song sinh thần thoại của Leda, có hai người cha khác nhau là vua Tyndareus của người Spartac và thần Zeus.
 
Montreal 1976
 
Độ dày: 5,8 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 154 g
Số lượng: 420
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Huy chương tiếp tục được thiết kế thoáng ở mặt sau với vòng nguyệt quế đơn giản và biểu tượng của thành phố đăng cai Olympics.
 
Moscow 1980
 
Độ dày: 6,8 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 125 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli/Ilya Postol

 
 
Ý tưởng đưa biểu tượng của thành phố đăng cai tổ chức vào mặt sau của huy chương tiếp tục được sử dụng, được đặt phía trên biểu tượng sân vận động, tháp đốt và ngọn lửa Olympics.
 
Los Angeles 1984
 
Độ dày: 7,9 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 141 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli.

 
 
Các huy chương trở lại với kiểu thiết kế của Cassilio, đồng thời kết hợp với ý tưởng của họa sỹ người Mỹ Dugald Stermer.
 
Seoul 1988
 
Độ dày: 7 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 152 g
Số lượng: 525
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

 
 
Lại theo chủ nghĩa hiện đại, với hình một chim câu trắng mang nhánh nguyệt quế và biểu tượng Olympics Seoul - một biểu tượng Taegeuk cổ của Triều Tiên, giống như biểu tượng được dùng trên quốc kỳ của nước chủ nhà.
 
Barcelona 1992
 
Độ dày: 9,8 mm
Đường kính: 70 mm
Trọng lượng: 231 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Xavier Corbero

 
 
Nhà điêu khắc nổi tiếng nhất Tây Ban Nha hiện vẫn sống, Xavier Corbero đưa hình tượng nữ thần chiến thắng Nike vào thời hiện đại và đưa biểu tượng của Barcelona vào mặt sau tấm huy chương - một cái đầu màu xanh, tượng trưng cho biển Địa Trung Hải; màu vàng, ánh sáng mặt trời, đôi cánh tay dang rộng và cặp chân đỏ đang có bước nhảy dài.
 
Atlanta 1996
 
Độ dày: 5 mm
Đường kính: 70 mm
Trọng lượng: 181 g
Số lượng: 637
Nhà thiết kế: hãng thiết kế Malcolm Grear

 
 
Quay trở lại với thiết kế truyền thống nữ thần chiến thắng Nike. Mặt sau huy chương là biểu tượng Atlanta với ngọn lửa Olympics, những ngôi sao và cành nguyệt quế tượng trưng cho 100 năm tổ chức Olympics hiện đại.
 
Sydney 2000
 
Độ dày: 5 mm
Đường kính: 68 mm
Trọng lượng: 180 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Wojciech Pietranik

 
 
Thiết kế đã làm bùng lên những tranh luận, với phe chỉ trích nói biểu tượng lâu nay vẫn được đưa trên mặt trước của tấm huy chương lần này lại không phải là biểu tượng của Hy Lạp mà là đấu trường La Mã. Nhà thiết kế tiền xu người Úc Woljciech Pietranik đã đưa hình ảnh nhà hát con sò Sydney và ngọn đuốc Olympics vào mặt sau huy chương.
 
Athens 2004
 
Độ dày: 5 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 135 g
Số lượng: 1130
Nhà thiết kế: Elena Votsi

 
 
Người Hy Lạp chọn phong cách Hy Lạp, với hình vẽ mới nữ thần chiến thắng Nike bay trên sân vận động Panathenic 1896 để ban tặng chiến thắng cho những người khỏe nhất, cao nhất và nhanh nhất. Những chữ viết Hy Lạp truyền thống với lời thơ về Olympics được đặt dưới biểu tượng Athens.
 
Bắc Kinh 2008
 
Độ dày: 6 mm
Đường kính: 70 mm
Trọng lượng: 200 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Tiêu Dũng

 
 
Vị nữ thần và sân vận động Hy Lạp vẫn được trình bày ở mặt trước. Viên ngọc bích Trung Quốc quý giá được gắn phía sau mỗi huy chương.
 
London 2012
 
Độ dày: 7 mm
Đường kính: 85 mm
Trọng lượng: 400 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: David Watkins

 
 
Là những tấm huy chương mùa hè lớn nhất từ trước tới nay. Nghệ nhân David Watkins nói rằng những biểu tượng chính ở mặt trước và mặt sau là hình nữ thần chiến thắng Nike, tượng trưng cho tinh thần và truyền thống Olympics, là hình dòng sông Thames và thành phố London. Ở mặt sau có chữ 2012 cách điệu, đại diện cho thành phố hiện đại. Logo được đặt trên nền những chiếc gậy nhỏ đan xen nhau thể hiện năng lượng của các vận động viên và tinh thần sát cánh bên nhau. Sông Thames chảy qua giữa tấm huy chương với hình dải lụa trang trí. Hậu cảnh trông giống hình chiếc bát gợi nhớ các sân vận động cổ xưa, với ô vuông tạo cảm giác cân bằng. Từng môn thể thao được chạm trổ vào bên rìa mỗi tấm huy chương, và tất cả đều được hãng Royal Mint chế tạo tại khu Llantrisant ở vùng nam xứ Wales.

Nguồn tin: www.cyworld.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập725
  • Hôm nay229,325
  • Tháng hiện tại1,749,106
  • Tổng lượt truy cập59,034,975
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây