Đức TGM Paglia: “Đại dịch mang đến cho gia đình nhân loại cơ hội hoán cải”

Thứ sáu - 24/07/2020 11:11
Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia nhận xét về một tài liệu mới được phát hành bởi Học viện Giáo hoàng về Sự sống về những khó khăn và cơ hội mà gia đình nhân loại phải đối mặt trong đại dịch Covid-19.
archbishop vincenzo paglia
Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia

Học viện Giáo hoàng về Sự sống đã công bố một tài liệu hôm thứ Tư, có tựa đề: “Cộng đồng nhân loại trong thời kỳ dịch bệnh: Những suy tư không hợp thời về sự hồi sinh của sự sống”.

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống, đã giải thích một số điểm chính trong tài liệu này trong cuộc phỏng vấn bằng văn bản sau đây.

Xin Đức Cha vui lòng giải thích tiêu đề: Cộng đồng nhân loại trong kỷ nguyên của đại dịch. Nó có nghĩa là gì?

Humana Communitas” là tiêu đề của bức thư mà Đức Giáo hoàng Phanxicô gửi đến Học viện Giáo hoàng về Sự sống vào ngày 6 tháng 1 năm 2019, nhân kỷ niệm 25 năm thành lập. Đức Giáo hoàng yêu cầu chúng ta suy ngẫm về các mối quan hệ vốn hợp nhất cộng đồng nhân loại và tạo ra các giá trị và mục tiêu chung, có tính chất trao đổi lẫn nhau.

Đại dịch này làm cho chúng ta nhận thức một cách đặc biệt về hai vấn đề. Một mặt, nó cho chúng ta thấy tất cả chúng ta phụ thuộc lẫn nhau như thế nào: những sự việc xảy ra ở đâu đó trên trái đất hiện nay đều có sự liên quan đến toàn thế giới. Mặt khác, nó làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng: tất cả chúng ta đều ở trong cùng một cơn bão, nhưng không phải trên cùng một chiếc thuyền. Những người ở trên những chiếc thuyền mong manh hơn thì dễ dàng bị chìm hơn.

Luân lý về sự sống mang tính chất toàn cầu: Liệu chúng ta sẽ cố gắng tự cứu mình bằng cách di chuyển ngày càng rời xa nhau, hay tính dễ bị tổn thương chung sẽ khiến chúng ta trở nên nhân văn hơn? Chúng ta phải trả lời câu hỏi này và chúng ta phải làm điều đó ngay bây giờ: nhân loại có còn là trách nhiệm chung không?

Phần phụ đề nói: những suy tư lỗi thời về sự tái sinh của cuộc sống. Nó có nghĩa là gì?

“Lỗi thời” là một từ xuất phát từ truyền thống triết học. Ở đây chúng ta sử dụng nó, với một chút khiêu khích, để chỉ ra sự cấp bách của việc tìm kiếm một quan niệm về cộng đồng, mà rõ ràng, không còn hợp thời nữa.

Vào thời điểm khi mà cuộc sống dường như bị đình chỉ và chúng ta bị tấn công bởi cái chết của những người thân yêu và mất điểm tham chiếu đối với xã hội của chúng ta, chúng ta không thể tự giới hạn mình trong việc thảo luận về giá của những chiếc khẩu trang hoặc ngày mở cửa trở lại các trường học. Thay vào đó, chúng ta sẽ phải nắm lấy cơ hội và tìm thấy sự can đảm để thảo luận về các điều kiện tốt hơn để thay đổi thị trường và giáo dục. Liệu điều này nghe có vẻ như một tuyên bố cường điệu? Giờ đây, đây chính xác là những gì chúng ta muốn nói tới: “lỗi thời”.

Đại dịch đã cho thấy sự mong manh của con người và xã hội. Đó là một cuộc khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến toàn thế giới từ Bắc chí Nam và các nhà khoa học hiện vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn. Đây thực sự là một điều lạ thường?

Sự lạ thường không phải là sự xuất hiện của một loại virus chưa được biết đến. Trên thực tế, nó có thể bị khống chế và bị đánh bại một cách cục bộ, hạn chế đáng kể sự thiệt hại. Một thực tế chưa từng có là tốc độ và chiều rộng mà nó lan truyền thông qua mạng lưới các mối quan hệ và giao thông vận tải. Sự lạ thường cũng là vai trò của các phương tiện truyền thông, quyết định việc nhận thức về cuộc khủng hoảng đã lan rộng như thế nào: nó đã được nói một cách đúng đắn như là “bệnh truyền nhiễm thông tin” (infodemic).

Do đó, tính mới lạ nằm ở sự pha trộn lạ thường của chủ nghĩa tuân thủ và sự hỗn loạn gây ra bởi các phản ứng đối với sự đại diện của mối hiểm nghèo trong kỷ nguyên của các xã hội “siêu kết nối”: tuy nhiên, cũng mang tính chất “cá nhân chủ nghĩa thái quá”. Sự yếu kém của cộng đồng, vốn cần đảm bảo sự hỗ trợ và bảo vệ của chúng ta khi gặp nguy hiểm, khiến chúng ta tiếp xúc với những điều không chắc chắn và dễ bị tổn thương.

Sự tuyên truyền chính trị đổ lỗi cho các bối cảnh cụ thể và các quốc gia. Nhưng thực tế là chúng ta đã không chuẩn bị. Tại sao?

Tất nhiên, việc chuẩn bị cho các sự kiện đặc biệt là một thách thức không ngừng đối với các hệ thống y tế. Bằng sự chuẩn bị, chúng ta có ý muốn nói rằng chúng ta sẵn sàng dự đoán sự kiện không chắc chắn và lên kế hoạch cho phản ứng khả thi. Điều này cho phép chúng ta triển khai các kỹ năng và nguồn lực tốt hơn, trong một quá trình không bao giờ kết thúc của những đánh giá quan trọng và khả năng phản ứng tiến bộ. Khả năng can thiệp của chúng ta trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý đã đánh lừa chúng ta rằng chúng ta có thể kiểm soát mọi thứ.

Thay vào đó, thậm chí ngay cả trong các xã hội giàu có về mặt kinh tế, đại dịch đã lấn át năng lực của các cơ sở y tế và các phòng thí nghiệm. Thật khó để nhận thức được sự thất bại về năng lực của chúng ta và nhận ra những giới hạn của chúng ta.

Đâu là mối liên hệ giữa Covid-19 và việc khai thác bóc lột các tài nguyên của hành tinh?

Chúng rõ ràng là hai chủ đề không liên quan. Đó là một trong những khía cạnh của sự phụ thuộc lẫn nhau: các hiện tượng được theo đuổi với những ý định cụ thể và riêng biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và hậu cần, thứ này phụ thuộc thứ kia, và tác động của mỗi thứ được khuếch đại. việc phá rừng khiến cho các loài động vật hoang dã tiếp xúc với môi trường sống của con người, nơi chủ yếu là chăn nuôi gia súc theo logic sản xuất công nghiệp. Điều này được thực hiện để đáp ứng nhu cầu thịt xuất khẩu, để các món ăn cho các chế độ ăn uống không cân bằng và không bền vững có thể đến với bàn ăn của chúng ta.

Tất cả điều này tạo điều kiện cho sự lan tỏa của các loài vi sinh vật gây bệnh từ loài này sang loài khác, cho đến khi chúng ảnh hưởng đến con người.

Chúng ta đã học được gì về sức khỏe cộng đồng?

Trước hết, cần phải cân bằng tốt hơn các nguồn lực được đầu tư vào lĩnh vực phòng chống dịch bệnh và những nguồn lực được dành riêng cho việc điều trị. Điều này có nghĩa là không chỉ tập trung vào các bệnh viện, mà còn vào các mạng lưới địa phương, cả về việc hỗ trợ và giáo dục sức khỏe. Hơn nữa, chúng ta nhận thức được rằng sức khỏe của mọi người có liên quan mật thiết đến sức khỏe của tất cả mọi người. Hành vi có trách nhiệm là hết sức cần thiết không chỉ để bảo vệ hạnh phúc của chính mình, mà còn của người khác.

Có thể làm gì để ngăn chặn việc lợi dụng mang tính thương mại đối với các loại vắc-xin hoặc để tránh sự chênh lệch trong việc điều trị y tế giữa những người sống ở các nước giàu và nghèo hơn?

Nghiên cứu phải được quy định để nó không chỉ đáp ứng với các lợi ích về mặt chính trị và kinh tế (của một số ít), nhưng nó có thể được thực hiện với sự tự do và trách nhiệm. Vì lý do này, việc tài trợ phải hết sức minh bạch và mang tính chia sẻ, để các lợi ích cũng có thể được phân bổ một cách công bằng.

Thế còn viễn cảnh thế giới thì sao? Các tổ chức quốc tế có thể đóng vai trò gì trong thế giới hậu Covid-19?

Đại dịch đã chỉ ra rằng không có quốc gia nào có thể hành động độc lập với quốc gia khác, không chỉ vì lý do sức khỏe, mà còn vì lý do kinh tế. Do đó, một tổ chức được mọi người ủng hộ, phối hợp các hoạt động trong các giai đoạn khác nhau của việc theo dõi, ngăn chặn và điều trị bệnh, cho phép việc lưu hành thông tin cẩn thận, là hết sức cần thiết.

WHO dường như không thể thiếu, thậm chí ngay cả khi nó chắc chắn có một số sai sót: chúng ta cần phải học hỏi từ những thất bại của nó và cải thiện chức năng của nó. Chỉ bằng cách thức này, chúng ta mới có thể thực hiện quyền phổ quát đối với các mức độ chăm sóc sức khỏe cao nhất, như một biểu hiện bảo vệ phẩm giá bất khả nhượng của con người.

Vai trò của cộng đồng Kitô giáo trong cuộc khủng hoảng này là gì?

Cộng đồng Kitô giáo trước hết có thể giúp giải thích cuộc khủng hoảng không chỉ như là một thực tế mang tính cơ cấu, vốn có thể khắc phục bằng cách cải thiện năng lực. Đó là vấn đề của việc nhận thức sâu sắc hơn rằng sự không chắc chắn và mong manh là các chiều kích cấu thành của thân phận con người. Sự hạn chế này phải được tôn trọng và ghi nhớ trong mọi dự án phát triển, quan tâm đến sự tổn thương của người khác, bởi vì tất cả chúng ta đều được trao phó cho nhau.

Đó là một sự chuyển đổi yêu cầu bao gồm và xây dựng kinh nghiệm về sự mất mát mang tính hiện sinh và xã hội. Chỉ bắt đầu từ nhận thức này, nó sẽ có thể thu hút lương tâm của chúng ta trong một sự thay đổi khiến chúng ta trở nên có trách nhiệm hỗ trợ trong tinh thần huynh đệ toàn cầu.

Sự phụ thuộc lẫn nhau, tính dễ bị tổn thương, sự hợp tác, sự liên đới, việc tiếp cận điều trị là những từ khóa của cuộc khủng hoảng này. Nói cách khác: liệu chúng ta có thực sự hiểu giá trị của sự sống và sự cần thiết cần phải bảo vệ nó, mà không có những tranh cãi về ý thức hệ?

Đây là một câu hỏi mà mọi người phải tự vấn bản thân và cộng đồng của họ. Không có thuyết tự động vốn đảm bảo sự chuyển đổi từ sự kết nối thực tế (mà chúng ta đã trải qua) sang sự liên đới có trách nhiệm (vốn ngụ ý một hành động tự do). Nếu không có sự thức tỉnh của ý thức, chúng tôi sẽ chỉ khắc phục một số vấn đề mang tính cơ cấu, nhưng mọi thứ sẽ giống như trước đây.

Thay vào đó, chúng ta cần cân nhắc về các mô hình phát triển và cùng tồn tại của chúng ta, để chúng ngày càng có giá trị với cộng đồng nhân loại. Và do đó, chúng phải phù hợp với những người dễ bị tổn thương, không vượt quá giới hạn của họ, như thể họ không tồn tại: trong những giới hạn đó, trên thực tế, có những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em xứng đáng được chăm sóc tốt hơn. Tất cả trong số họ, chứ không chỉ riêng chúng ta.

Nếu chúng ta mở các cánh cửa cho các mối đe dọa toàn cầu thực sự đối với cộng đồng nhân loại, thì ngay cả chính chúng ta cũng không thể tự cứu mình. Vì vậy, vấn đề ở đây là: từ “sự diễn tập” của đại dịch này, chúng ta mong đợi một sự bùng nổ của lòng tự hào từ cộng đồng nhân loại. Nó có thể đạt được điều đó nếu nó muốn.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Tác giả: Minh Tuệ (theo Vatican News)

Nguồn tin: www.vaticannews.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập675
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm673
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại934,063
  • Tổng lượt truy cập57,035,700
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây