Những bí kíp giúp ba mẹ trị chứng hay cãi ở trẻ

Thứ sáu - 01/05/2015 20:09

-

-
Ở tuổi 6-12, trẻ bắt đầu biết suy nghĩ và phản ứng lại trước những đòi hỏi, sai khiến của ba mẹ. Trẻ sẽ không “răm rắp nghe theo” mà có thể trả treo, cãi lại lời ba mẹ. Phải làm sao với “ca khó” này nhỉ?
Những bí kíp giúp ba mẹ trị chứng hay cãi ở trẻ
 
Ở tuổi 6-12, trẻ bắt đầu biết suy nghĩ và phản ứng lại trước những đòi hỏi, sai khiến của ba mẹ. Trẻ sẽ không “răm rắp nghe theo” mà có thể trả treo, cãi lại lời ba mẹ. Phải làm sao với “ca khó” này nhỉ?
 
Thử áp dụng 6 bí kíp sau:
 
Bí kíp 1: Bình tĩnh để kiểm soát trẻ
 
Bình thường, rất nhiều ba mẹ khi thấy con trả treo liền to tiếng la mắng, thậm chí đáng đập con. Việc này có thể khiến trẻ thấy mình bị dồn đến chân tường và càng cố trả treo, thậm chí hỗn hào với ba mẹ hơn. Hoặc trẻ sẽ cảm thấy tổn thương, bất bình vì tại sao mình không được nói lên suy nghĩ của mình, trong khi ba mẹ lại rất “vô lý”. Do vậy, trong mọi trường hợp, ba mẹ nên thật bình tĩnh để kiểm soát con, tôn trọng việc con phản ứng lại nhưng không để con đi quá giới hạn.
 

Khi trẻ trả treo, ba mẹ không nên chửi mắng, đánh đập khiến trẻ dễ trở nên hung dữ hơn.​
 
Bí kíp 2: Không kéo dài “cuộc chiến”
 
Ba mẹ không nên kéo dài “cuộc chiến trả treo” của con với quá nhiều tranh luận, nói qua nói lại. Trẻ sẽ quen và lần sau sẽ tiếp tục màn kịch đó với ba mẹ. Chưa kể, khi nói qua nói lại quá nhiều, rất có thể cả ba mẹ và trẻ đều không thể kiểm soát được mình. Tìm cách kết thúc nhanh cuộc đôi co sẽ có lợi cho cả hai bên.
 
Bí kíp 3: Cho phép mình “giận dữ chừng mực”
 
Với những trẻ quá cứng đầu hoặc hay có thói quen lấn lướt tới nếu ba mẹ nhường nhịn, xuống nước, thì ba mẹ phải đủ cứng rắn để chấn chỉnh con. Chẳng hạn, ba mẹ có thể giận dữ lên một cách chừng mực để con thấy được sự uy nghiêm của mình, mà tôn trọng lắng nghe và làm theo.
 
Bí kíp 4: Quyết định nhanh gọn
 
Khi trả treo lại ba mẹ, trẻ thường có suy nghĩ nếu mình cứ tiếp tục thì cuối cùng ba mẹ cũng sẽ chiều theo ý mình. Do vậy, ba mẹ cần “thông minh” hơn thì mới cắt đứt được cơ hội để trẻ “chiến thắng” mình. Ba mẹ có thể nói ít lại, không cần phải giải thích dài dòng, thay vì vậy, nên ra quyết định ở thể khẳng định để con nghe theo, không dây dưa hỏi đi hỏi lại con muốn gì.
 
Bí kíp 5: Thiết lập “gia quy”
 
Trong những lúc vui vẻ, ba mẹ nên thông báo với con là nhà mình có quy định ba mẹ và con cái không được tranh cãi, trả treo với nhau. Điều đó là cấm kỵ và mọi người đều phải tuân theo. Khi xảy ra chuyện con trả treo ba mẹ, thì ba mẹ nhắc lại để con nhớ và lâu dần con sẽ quen. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa ba mẹ sẽ cấm con nói lên suy nghĩ của mình. Quan trọng là ở cách trẻ phản ứng lại. Ba mẹ nên khuyến khích con trao đổi lại suy nghĩ của mình nhưng phải trong chừng mực, không được trả treo.
 
Bí kíp 6: Không làm tấm gương xấu cho con
 

Khi tức giận ba mẹ không nên cãi nhau trước mặt trẻ, tránh con học theo.​
 
Trẻ thường chưa ý thức hết tất cả mọi chuyện cũng như không thể tự phân tích rõ ràng đâu là đúng, đâu là sai. Nếu khi tức giận, ba mẹ không kiểm soát được hành vi của mình mà hay la hét, cãi vã, thậm chí chửi thề hay đập phá đồ đạc… thì trẻ có thể sẽ “học” theo cách cư xử này. Chính vì thế, ba mẹ cần phải kiểm soát hành vi của mình để làm gương cho con.

Tác giả: Ngọc Lan

Nguồn tin: yeutre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập747
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm741
  • Hôm nay123,700
  • Tháng hiện tại1,035,964
  • Tổng lượt truy cập57,137,601
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây