Sợ mấy ông lắm rồi!

Chủ nhật - 25/08/2013 11:59

-

-
Dường như nhiều cơ quan nhà nước đang hiểu không đúng về nhà nước pháp quyền. Nhà nước quản lý xã hội bằng “pháp”, nhưng “quyền” tự sinh của người dân phải được tôn trọng.
Sợ mấy ông lắm rồi!
 
Nói về tình trạng văn bản ban hành sai, phải sửa, thủ tục rườm rà, rắc rối gây khó khăn cho người dân thi hành luật pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng thốt lên: “Tôi là dân, tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi” (phiên họp thứ 17 UBTVQH, ngày 15.4.2013).
 
Và sẽ không có ngôn từ nào chính xác hơn câu đó để diễn tả cảm xúc người dân, khi đọc thông tin hủy quy định bắt dân “xin phép” khi ghi hình CSGT làm nhiệm vụ - một quy định làm dậy sóng dư luận suốt tuần qua.
 
Văn bản được ban hành từ tháng 4.2013, khi báo chí phát hiện ra quy định sai trái, ban đầu lãnh đạo của cơ quan ban hành vẫn giải thích rằng “đây là văn bản chỉ đạo nội bộ” và rằng dư luận hiểu lầm, chứ chả có ngăn cấm gì cả. Sự việc rành rành, vừa sai trái, vừa vô lý kiểu như “chồng ngoại tình cấm vợ không được ghen”, ấy thế mà lãnh đạo cơ quan này vẫn chối bay.

 
 
Một tuần sau, trước sức ép của dư luận, họ ra một văn bản khác để “hủy bỏ” nội dung sai trái. Nhưng hay cái là, thừa nhận sai mà chả có lấy một lời xin lỗi, cũng chả thấy thông báo liệu có “nhân viên đánh máy” nào bị xử lý hay không? Hành xử như thế, hỏi sao dân không thốt lên “tôi sợ mấy ông lắm rồi”!
 
Hệ thống pháp luật đầy đủ là tiền đề vận hành một nhà nước pháp quyền. Và nếu so “nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” với tình trạng quản lý bằng mệnh lệnh hành chính những năm kinh tế bao cấp trước đây, sẽ thấy một bước tiến vượt bậc. Pháp luật do nhà nước ban hành, điều đó đúng. Nhưng nhà nước không phải là tập hợp cơ hữu các cơ quan nhà nước và quan chức nhà nước. Thế nên, sẽ khó chấp nhận khi mà có một số cơ quan nhà nước (hoặc quan chức nhà nước) nghĩ rằng: họ là nhà nước và có quyền dùng pháp luật để quản lý bất kỳ cái gì mà họ thấy khó, bất kỳ lúc nào mà họ muốn, bất kỳ ở đâu.
 
Thế nhưng, gần đây, những dạng văn bản như công văn, chỉ đạo, thông tư của các bộ, ngành (không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng chứa quy phạm bắt dân thực hiện) kiểu như: cấm các doanh nghiệp trong ngành sử dụng nguyên liệu của doanh nghiệp ngoài ngành; cấm dạy thêm, học thêm; cấm công dân và nhà báo ghi hình CSGT; dự thảo cấm karaoke; dự thảo cấm xe máy ngoại tỉnh lưu thông ở Hà Nội... có xu hướng xuất hiện nhiều. Có ý kiến cho rằng, công chức giải quyết việc cho dân luôn sợ bị trách nhiệm, nên đẻ ra nhiều luật lệ để “trói” dân cho chặt hơn. Chẳng hạn như thấy luật Doanh nghiệp thông thoáng bèn đẻ ra thêm ít giấy phép con; thấy đường tắc bèn nghĩ phải cấm ô tô, xe máy, cấm bán hàng rong…
 
Dường như nhiều cơ quan nhà nước đang hiểu không đúng về nhà nước pháp quyền. Nhà nước quản lý xã hội bằng “pháp”, nhưng “quyền” tự sinh của người dân phải được tôn trọng. Điều chỉnh ở mức độ thế nào để không vi phạm các quyền tự do của công dân, triệt tiêu động lực phát triển, là mấu chốt thành công của hệ thống pháp luật.

Tác giả: An Nguyên

Nguồn tin: Báo Thanh Niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập759
  • Hôm nay151,918
  • Tháng hiện tại1,064,182
  • Tổng lượt truy cập57,165,819
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây