“Sống đến già, học đến già”

Thứ hai - 09/09/2013 10:41

-

-
Ông Lý Quang Diệu (nguyên là thủ tướng Singapore), ngoài 80 tuổi, vẫn duy trì tinh thần học tập không mệt mỏi, đó là gương điển hình rất tốt cho câu nói “Sống đến già, học đến già”.
“Sống đến già, học đến già”
 
Ông Lý Quang Diệu (nguyên là thủ tướng Singapore), ngoài 80 tuổi, vẫn duy trì tinh thần học tập không mệt mỏi, đó là gương điển hình rất tốt cho câu nói  “Sống đến già, học đến già”.
 
Từ khi không tham gia điều hành chính phủ trực tiếp đến nay, ông Lý Quang Diệu vẫn thường xuyên theo học lớp tiếng Trung vào mỗi chiều thứ bảy, trao đổi e-mail với các bộ trưởng chính phủ, kể cả nối mạng Internet, thường xuyên tham dự các hội nghị, tiếp khách và ông cho rằng qua đó càng học tập ở họ rất nhiều.
 
Theo ông Goh Chok Tong, thủ tướng Singapore: “Ông Lý Quang Diệu đã tích luỹ được nhiều kiến thức và trí tuệ, đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp phát triển đất nước Singapore cũng như đóng góp vào mối quan hệ hợp tác của các nước trên thế giới. Ông vẫn không ngừng học tập và xem việc học tập như việc phải làm”.
 
Tinh thần học tập của ông Lý Quang Diệu “sống đến già, học đến già” đã trở thành một nét văn hoá mới của Singapore.
---------------------------------------------------------------------
(Tầm Nhìn trích từ sách “Hồi Ký Lý Quang Diệu”)
 
Sinh ra làm lãnh đạo
 
Cuộc đời Lý Quang Diệu gắn liền với sự hình thành và phát triển của đảo quốc Singapore, từ khi nó là một phần lãnh thổ của liên bang Malaysia cho đến khi trở thành một quốc gia độc lập và đứng vào hàng ngũ những nước tiên tiến trên thế giới.
 
Harry Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) sinh ngày 16/9/1923 trong một gia đình gốc Hoa tại bang tự trị Singapore thuộc Liên bang Malaysia. Quang Diệu trong tiếng Quan Thoại là guang yao, có nghĩa là “thông minh và sáng láng”. Tên của ông cũng là niềm kỳ vọng của cả gia đình. Và thực tế, ông cũng đã hấp thu nền giáo dục của gia đình một cách sâu sắc: từ người cha rất cứng rắn và nghiêm khắc, từ ông nội có phong cách Tây hoá rõ rệt, từ người mẹ hết lòng vì con và từ bà ngoại có tinh thần ái quốc mạnh mẽ.
 
Ngay từ nhỏ, Lý Quang Diệu đã có thành tích học tập xuất sắc, luôn ganh đua để giành vị trí đứng đầu lớp. Động lực vươn lên thành người dẫn đầu luôn thôi thúc ông, ngay cả trong những năm tháng sinh viên và sau này khi tham gia vào chính trường.
 
Không chỉ trong lĩnh vực học tập, mà trong các hoạt động khác, Lý Quang Diệu luôn chứng tỏ bản lĩnh của một người chỉ huy: năng động, sáng tạo, định hướng rõ ràng mục tiêu và phương thức thực hiện, có khả năng gây ảnh hưởng đến những người xung quanh và là chỗ dựa tinh thần cho những người khác.
 
Vào đại học, Lý Quang Diệu đã lựa chọn ngành luật với quyết tâm trở thành một luật sư giỏi, sẵn sàng bảo vệ đến cùng quyền lợi cho nhân dân mình, đặc biệt là cộng đồng người Hoa của ông. Tố chất lãnh đạo bẩm sinh cộng với trí tuệ sắc sảo của một luật sư đã giúp ông dễ dàng gia nhập con đường chính trị và mau chóng trở thành người thủ lĩnh số 1 của Singapore.
 
Gian nan học tiếng Hoa
 

Là một người theo Anh học, thông thạo tiếng Anh, nhưng lại không thành thục ngôn ngữ mẹ đẻ.. – đó chính là một bất lợi lớn về mặt chính trị đối với Lý Quang Diệu trong một đất nước mà cộng đồng người Hoa chiếm đa số.
 
Lý Quang Diệu từng rất day dứt về điều đó. Và ông đã tỏ rõ quyết tâm chinh phục ‘tiếng mẹ đẻ” trong nỗ lực xây dựng hình ảnh tốt đẹp của bản thân trong con mắt cộng đồng người Hoa tại Singapore. Như một cậu học sinh chăm chỉ, Lý Quang Diệu đã cần mẫn học tiếng Hoa, và cuối cùng đã thành công khi có thể làm chủ hoàn toàn thứ ngôn ngữ này. Trong cuốn hồi ký, đây được coi là một bài học kinh nghiệm quý giá mà ông truyền lại cho thế hệ lãnh đạo Singapore sau này.
 
Dù chỉ là quốc gia thật nhỏ tại Nam Á, nhưng Singapore đã thật sự phồn vinh nhờ có những người  lãnh đạo có kiến thức, và hết lòng yêu nước, thương dân.
 
Trong một lần phát biểu trước công chúng, Lý Quang Diệu từng trích dẫn lời của Thủ tướng Neru – nhà lãnh đạo nổi tiếng của Ấn Độ, một người cứng rắn nhưng đã phải khóc chỉ vì không thể nói tiếng mẹ đẻ giỏi như tiếng Anh: “Tôi là người ít xúc cảm, thưa quý ngài… nhưng điều này không có nghĩa là tôi không có những xúc động mạnh mẽ về điều đó”.
 
Cũng giống như Neru, ông xác định: “Con trai tôi sẽ không đến một ngôi trường Anh nào. Nó sẽ không là một mẫu người Anh. Dĩ nhiên, tôi hy vọng rằng nó sẽ biết tiếng Anh đủ để trò chuyện với cha nó về những vấn đề khác hơn vấn đề thời tiết”.
 
Sự thực là, ngay từ năm 1955, Lý Quang Diệu đã gửi cậu con trai cả Lý Hiển Long, lúc đó mới 3 tuổi rưỡi, đến trường mẫu giáo Nanyang, một nơi dạy tiếng Hoa cho trẻ em. Sau này, mặc dù được đào tạo tại các trường đại học nổi tiếng của Anh quốc, nhưng Lý Hiển Long vẫn tự hào là một người Hán học. Đây chính là điều kiện giúp cho Lý Hiển Long chưa bao giờ và sẽ không bao giờ bị lên án như một nhà lãnh đạo người Hoa mất gốc khi bước vào chính trường quốc đảo nhỏ bé này.
 
Ngày độc lập “bất ngờ”
 
Tháng 11/1954, Đảng Nhân dân Hành động (PAP) được thành lập với một phần công sức của Lý Quang Diệu. Năm 1955, ông trở thành lãnh tụ PAP.
 
Ngày 31/8/1957, Liên bang Malaysia giành được độc lập. 1 năm sau đó, ngày 5/6/1959, Lý Quang Diệu tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng của bang tự trị Singapore.
 
Cuốn sách này miêu tả: Dù luôn mong muốn sự tồn tại hoà bình và thịnh vượng cho toàn Liên bang Malaysia, nhưng Lý Quang Diệu cũng sẵn sàng chấp nhận hoàn cảnh độc lập hết sức đặc biệt của Singapore. Ông từng phát biểu: “Một số quốc gia được độc lập từ khi lập quốc, một số khác phải giành mới được, Singapore thì bị bắt phải độc lập”. Bởi những người lãnh đạo và người dân Singapore đã từng cố gắng để được sáp nhập vào Liên bang Malaysia, nhưng sau đó bị buộc phải tách ra do những bất đồng nội bộ. Dân chúng, người Malay chiếm đa số ở Malaysia và người Hoa đa số ở Singapore đã không thể tồn tại hoà hợp. Sự kết hợp của họ bị cản trở vì sự bất đồng ngày càng tăng quanh vấn đề Liên bang Malaysia phải là một xã hội đa chủng tộc hay là một nước do người Malay thống trị.
 
Nói như cách nói của Lý Quang Diệu, Singapore đã lựa chọn “hình thức ly dị” với Malaysia để trở thành một nước độc lập. Ông đã có nước cờ cao tay khi chính ông đặt lời đề nghị và được Thủ tướng Malaysia lúc đó chấp thuận ký vào văn bản “ly dị” để bảo đảm rằng sau này sẽ không thể có chuyện lật lại vấn đề. Nhờ đó, Singapore vĩnh viễn tách khỏi Liên bang Malaysia.
 
Và đến ngày 9/8/1965, Lý Quang Diệu đã long trọng công bố bản tuyên ngôn độc lập, dù chỉ vẻn vẹn 90 chữ, nhưng đã làm thay đổi cuộc đời của người dân 2 lãnh thổ. Tuyên bố đó có đoạn: “Singapore là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, được xây dựng trên các nguyên lý về tự do, công bằng và mưu cầu an sinh và hạnh phúc cho nhân dân trong một xã hội công bằng và bình đẳng hơn”.

Nguồn tin: www.tamnhin2.plantodothat.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập634
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm632
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại979,842
  • Tổng lượt truy cập57,081,479
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây