Hà Lan: giúp người nghiện rượu quá nặng sống có ích

Thứ bảy - 25/01/2014 19:12

-

-
Tặng bia cho ma men để họ nhặt rác trên đường phố - đây là ý tưởng tưởng chừng gây "sốc' nhưng lại được người dân và chính quyền Hà Lan ủng hộ thực hiện. Họ lý giải: những biện pháp nhằm cải tạo các ma men hạng nặng vô phương cứu chữa trước đây đã lỗi thời...
Hà Lan giúp người nghiện rượu quá nặng sống có ích
 
Tặng bia cho ma men để họ nhặt rác trên đường phố - đây là ý tưởng tưởng chừng gây "sốc' nhưng lại được người dân và chính quyền Hà Lan ủng hộ thực hiện.
 
Họ lý giải: những biện pháp nhằm cải tạo các ma men hạng nặng vô phương cứu chữa trước đây đã lỗi thời và cách tiếp cận mới cần được nhân rộng ra nhiều nơi.
 

Ma men lượm rác ở Amsterdam
 
Khi y học vô phương cứu chữa
 
Rene, một người nghiện rượu không nhà cửa, không việc làm, lượm các mảnh giấy gói vương vãi ngoài đường phố thay vì lang thang vạ vật. Nỗ lực phi thường này là để đàng hoàng nhận lấy những chai bia cho thú vui say xỉn 30 năm nay của ông.
 
“Tôi có bốn con và ba người vợ, nhưng rượu đã đặt dấu chấm hết cho tất cả. Tôi không còn gặp họ, họ cũng chẳng biết tôi ở đâu, sống hay chết. Giờ tôi chỉ có rượu. 30 năm rồi, khi vui, khi buồn, chỉ có rượu là luôn ở bên tôi. Tôi từng có nhà lầu, xe hơi xịn nhưng tin tôi đi, nếu làm lại cuộc đời, tôi cũng sẽ sống chết với anh bạn này”.
 
Ánh mắt của người đàn ông nhìn xuống và dừng lại ở lon bia thứ ba trong ngày trên tay, khi mới 11g30.
 
Người nghiện rượu tham gia chương trình này phải cam kết không ngủ trong công viên mà tập trung ở một ngôi nhà cộng đồng, quản lý bởi tổ chức Cầu Vồng. Đây là một tổ chức tư nhân nhưng phần lớn ngân sách hoạt động được rót từ chính phủ, nhằm giúp đỡ những người vô gia cư, nghiện ma túy và nghiện rượu. 
 
Rene là một trong 20 người nghiện tham gia sáng kiến của Cầu Vồng, triển khai tại một khu vực nhỏ của Amsterdam. Họ bắt đầu lượm rác trên đường phố từ 9g-15g mỗi ngày để đổi lấy bia, thuốc lá và cơm trưa. Trong căn nhà cộng đồng, nhiều người còn tự nấu ăn cho mình.
 
Làm một việc có ích còn hơn không làm gì
 
“Họ thích nấu ăn, điều mà họ thậm chí không biết là mình có thể làm”, quản lý dự án, chị Janet van de Noord chia sẻ. “Rất khó để giúp những người nghiện nặng từ bỏ thói quen uống rượu mọi lúc mọi nơi vì bất cứ lý do gì của mình. Chúng tôi đã thử tất cả những cách có thể nghĩ ra. Và đây là sáng kiến duy nhất có vẻ như có hiệu quả. Có thể chúng tôi không thể giúp họ trở thành những người tốt hơn, nhưng cho họ cơ hội có cuộc sống chất lượng hơn và cũng tốt cho tất cả mọi người. Những người vô gia cư say xỉn này đang cống hiến cho xã hội. Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc “chi phí và hiệu quả”. Nếu bắt một người say xỉn, xã hội cũng mất rất nhiều chi phí liên quan. Do đó, chúng tôi không thấy lý do gì các nước khác không thử áp dụng”, chị Janet cho biết.
 
Rất nhiều người Hà Lan ủng hộ cách tiếp cận khác thường này. Thay vì bị tẩy chay, nhu cầu của những người nghiện nặng được lồng ghép vào trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người nghiện rượu đều tình nguyện tham gia chương trình này và cam kết từ bỏ băng ghế công viên.
 
Tổ chức Cầu Vồng rất lạc quan về sự thành công của họ và hi vọng dự án sẽ tiếp tục được tài trợ và nhân rộng. Nhiều thành phố khác của Hà Lan cũng đang cân nhắc học hỏi mô hình này. 
 
Một chuyên gia của trung tâm cai nghiện tại Amsterdam cho biết dự án là một sáng kiến để làm việc với nhóm đối tượng khó tiếp cận và góp phần giảm nguy cơ cho xã hội, tương tự như việc hỗ trợ cai nghiện bằng methadone cho người nghiện ma túy.
 
“Nó có thể cho họ cơ hội làm điều gì đó với cuộc đời mình. Chắc chắn là bạn sẽ luôn phải giám sát thật kỹ một dự án kiểu như thế này để đảm bảo nó không khuyến khích người ta nghiện rượu. Do đó, chỉ có những người nghiện rượu sống lang thang trên đường phố, không có việc làm mới được tham gia chương trình”.
 
Tổ chức Cầu Vồng cho rằng với một số người tình trạng nghiện rượu nặng là không thể thay đổi và sáng kiến của họ là cách duy nhất để tiếp cận, vì Rene và những ma men khác chỉ đến khi còn những lon bia.
 
Nhưng cho dù động cơ của họ có là gì, có lẽ đây là dự án đầu tiên mà người say có cơ hội làm điều gì đó tích cực tại chính cộng đồng mà họ từng bị xem thường.

Tác giả: Hồng Vân (theo BBC)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay44,216
  • Tháng hiện tại691,392
  • Tổng lượt truy cập57,977,261
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây