Chợ tết mang tính lãng mạn của đời sống văn hóa Việt Nam

Thứ năm - 14/02/2013 04:28

-

-
Như vậy, một năm bắt đầu từ những phiên chợ tết và kết thúc cũng từ những phiên chợ tết. Từ chợ thực phẩm, chợ hoa, chợ trái cây đến chợ “chữ” (phố ông đồ), chợ tết từ xa xưa đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong ngày tết Việt.
Chợ tết mang tính lãng mạn của đời sống văn hóa Việt Nam
 
Từ ngày mùng 3 tết, các chợ bắt đầu nhộn nhịp trở lại nhưng đa phần chỉ vào buổi sáng. Người dân đi chợ tết đầu năm để bổ sung trái cây, rau củ quả cho gia đình đã vơi đi trong ba ngày tết. Đặc biệt là mua các mặt hàng làm mâm cơm cúng tiễn ông bà. Đến mùng 6 tết, hầu như tất cả các chợ sẽ trở lại hoạt động bình thường.
 
Như vậy, một năm bắt đầu từ những phiên chợ tết và kết thúc cũng từ những phiên chợ tết. Từ chợ thực phẩm, chợ hoa, chợ trái cây đến chợ “chữ” (phố ông đồ), chợ tết từ xa xưa đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong ngày tết Việt. Người ta đi chợ tết không chỉ để mua bán mà còn là thú du ngoạn, vui chơi ngày xuân.
 
Ngày nay, tại đô thị TP.HCM, những phiên chợ tết thưa vắng dần. Cũng như cuối năm, thoáng hiện trên gương mặt người tiểu thương trong phiên chợ tết đầu năm này là nét phảng phất buồn, lo lắng vì “chợ năm nay không chạy bằng năm ngoái, thấy hầu như người ta đi siêu thị nhiều rồi”.
 

Nhiều tiểu thương cho rằng chợ tết vắng dần trước sức ép của siêu thị, trung tâm thương mại
- Ảnh: Nguyên Mi 
 
Chợt chạnh lòng, nhớ không khí ngày xuân khi còn nhỏ, đi theo mẹ trong những phiên chợ tết cuối năm bán xuyên đêm, người bán ngủ lại ngay tại quầy, sạp của mình. Chợ nhộn nhịp đến 11-12 giờ tối. Hay từ sáng sớm mùng 3, mẹ đã giục đi chợ cho lẹ, cho sớm để mua được đồ tươi, đồ tốt nhất về chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông bà vì sợ đi trễ, lề mề, chợ sẽ tan.
 
Thoáng suy nghĩ, liệu có một ngày nào đó, chợ tết sẽ nhường chỗ cho siêu thị, người người vào siêu thị đẩy xe, chọn hàng rồi cứ thế đẩy xe ra, xếp hàng tính tiền. Mất cái thú dung dăng vui chơi chợ tết!
 
Nhân những phiên chợ đầu năm, Thanh Niên Online đã gặp gỡ, “đi chợ” cùng Giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa - Du lịch xung quanh sức sống của “chợ tết”.
 
* Thưa giáo sư, chợ tết có truyền thống, ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hóa Việt Nam?
 
- Giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền: Chợ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa đầu tiên của loài người. Khi chưa có tiền tệ, người ta đem hàng hóa đến chợ để hàng đổi hàng. Vì vậy, chợ có vai trò cân đối nhu cầu tiêu dùng và sản xuất.
 
Ở Việt Nam, chợ hình thành từ rất sớm. Đỉnh cao của chợ Việt Nam là 36 phố phường ở Hà Nội, với mỗi phố mỗi phường chuyên bán một loại mặt hàng đặc trưng. Người Việt Nam cũng có câu “buôn có bạn, bán có phường” để nói đến đặc điểm người buôn bán cùng ngành nghề, loại mặt hàng có xu hướng hội tụ lại một khu, bán mặt hàng chuyên biệt.
 

Các bạn trẻ đi chơi chợ hoa không chỉ để mua bán mà còn để du xuân, chụp hình
- Ảnh: Nguyên Mi
 
Ở TP.HCM, hiện nay vẫn có các chợ chuyên kinh doanh mặt hàng đặc trưng nào đó như: chợ Kim Biên (kinh doanh hóa chất, phụ gia), chợ Soái Kình Lâm (kinh doanh vải), chợ hoa Hồ Thị Kỷ hay mỗi dịp tết về có chợ hoa tại các công viên 23.9, Lê Văn Tám, chợ trái cây trên bến Phú Định, chợ đồ trang trí tết trên đường Hải Thượng Lãn Ông,…
 
Đi chợ tết không chỉ là đi chợ mua bán bình thường mà còn là nhu cầu đời sống tinh thần của toàn xã hội. Từ xưa, chợ tết vốn đông vui, náo nhiệt, đặc biệt hơn ngày thường vì có những thứ chợ ngày thường không có: củ kiệu, mai, đào, dưa hấu… Người đi chợ tết không chỉ mua thực phẩm mà còn mua chữ, mua tranh tết, mua lễ vật phục vụ cho việc thờ cúng. Đồng thời, chợ tết còn có tổ chức các trò chơi: câu đố ăn thưởng, hát xẩm, đánh đu…
 
Vì vậy, chợ tết trong văn hóa Việt Nam như một ngày hội đón xuân, địa điểm du xuân chứ không chỉ đơn thuần mang tính thương mại, mua bán.
 
* Tuy nhiên, hiện nay, khi đô thị hóa, đời sống tiện nghi, tại các đô thị lớn, đặc biệt là TP.HCM, siêu thị, các trung tâm ra đời dường như đang lấn áp chợ truyền thống?
 
- Giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền: Nhu cầu của con người ngày càng phát triển. Đi siêu thị hay trung tâm mua sắm được cái mát mẻ, sạch đẹp. Người mua yên tâm về chất lượng hàng hóa, không phải trả giá. Nhưng siêu thị hay trung tâm thương mại không thay thế được chợ. Mỗi cái có một thị phần riêng.
 

Những năm gần đây, người tiêu dùng chen chúc nhau đi siêu thị mua sắm tết
- Ảnh: Nguyên Mi
 
* Vậy có những ý nghĩa, đặc điểm nào của chợ tết mà siêu thị không thể thay thế được?
 
- Giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền: Chợ tết có nhiều sản vật đặc trưng mà siêu thị không có được như: chợ hoa, chợ lá dong, lá chuối, chợ trái cây, chợ đồ trang trí tết, ngay cả phố ông đồ - cũng là một loại chợ chữ. Đặc biệt, những phẩm vật thờ cúng bắt buộc người mua phải mua đồ tươi, không ai cúng bằng đồ đông lạnh cả. Như thế, chợ trái cây, bông hoa cúng, chưng tết chỉ có thể mua ở chợ tết chứ siêu thị không thay thế được.
 

Nhộn nhịp chợ trái cây trên bến Phú Định (Q.8, TP.HCM) - Ảnh: Hoàng Quyên
 
Đặc trưng của siêu thị là công nghiệp hóa, còn chợ mang tính thủ công, tính con người. Người đi siêu thị xếp hàng, đẩy xe, lựa hàng rồi tính tiền. Trong khi đi chợ mới có cái không khí lào xào trả giá, trao đổi, người mua người bán hỏi thăm nhau, chia sẻ kinh nghiệm, chúc nhau câu chúc đầu năm…
 
Có thể nói, chợ mang tính lãng mạn của đời sống văn hóa Việt Nam. Còn siêu thị mang tính công nghiệp thuận tiện. Một nhà thơ có thể đứng trước chợ làm thơ, bằng chứng là trong thơ ca Việt Nam có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng về chợ tết, chứ chưa có ai vô siêu thị làm thơ cả.
 
Tuy nhiên, trước sức ép công nghiệp, sự phát triển của các trung tâm mua sắm hiện đại hiện nay, chợ truyền thống cũng cần soi lại mình để chỉnh trang, “trang điểm” mình cho đẹp hơn, văn hóa, văn minh hơn để giữ khách.
 
* Xin chân thành cảm ơn giáo sư về những chia sẻ ngắn thú vị trên! Kính chúc giáo sư một năm mới an khang, vạn sự như ý!
 
Nguyên Mi (thực hiện)

Tác giả: Nguyên Mi

Nguồn tin: www.baomoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập603
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm602
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại930,797
  • Tổng lượt truy cập57,032,434
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây