Mã độc được tìm thấy trong máy tính mới mua ở Việt Nam

Thứ năm - 28/02/2013 01:48

-

-
Không ít máy tính mới được mua về tại một số cửa hàng điện tử ở Hà Nội, TP HCM và chưa hề qua quá trình sử dụng nhưng đã bị nhiễm nhiều phần mềm nguy hiểm, trong đó có phiên bản Zeus khét tiếng.
Mã độc được tìm thấy trong máy tính mới mua ở Việt Nam

 
Không ít máy tính mới được mua về tại một số cửa hàng điện tử ở Hà Nội, TP HCM và chưa hề qua quá trình sử dụng nhưng đã bị nhiễm nhiều phần mềm nguy hiểm, trong đó có phiên bản Zeus khét tiếng.
 
Sau nghiên cứu chuyên sâu về an toàn máy tính tại Mỹ và khu vực Đông Nam Á, Microsoft tiếp tục công bố kết quả khảo sát được họ trực tiếp thực hiện tại Việt Nam. Hãng phần mềm này đã tiến hành mua hàng chục máy tính mới của các thương hiệu nổi tiếng như Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung để phân tích.
 
Kết quả là có tới 92% trong số 41 ổ cứng trên máy tính cài hệ điều hành Windows lậu và 66% trong số 9 đĩa cài được nghiên cứu đã bị lây nhiễm. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á (trung bình 86% số đĩa cài và 48% máy tính cài Windows lậu đã bị nhiễm mã nguy hiểm).
 
Trong số này, Zeus là phần mềm đặc biệt nguy hiểm. "Đây là Trojan chuyên đánh cắp mật khẩu bằng phương thức ghi lại các ký tự bàn phím (keylogging) và một số cơ chế khác để đột nhập, tiếp cận nhận dạng tài khoản cá nhân, dữ liệu nhạy cảm... của nạn nhân. Theo Báo cáo xu hướng tội phạm mạng 2012 của RSA, Zeus đã gây thiệt hại lên tới 1 tỷ USD trên toàn cầu trong 5 năm trở lại đây", ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, khuyến cáo.
 

Nhiều người dùng bị lừa mua máy tính đã tráo đổi linh kiện hoặc cài phần mềm giả.
 
Một phát hiện bất ngờ khác từ nghiên cứu này, 50% số ổ cứng trong máy tính của các thương hiệu hàng đầu (mà Microsoft mua về) đã bị người bán đánh tráo và thay bằng các mẫu HDD cấp thấp hơn có chứa sẵn phần mềm giả mạo. Có nghĩa, vì lợi nhuận trước mắt, một số cửa hàng thiếu uy tín đã cố tình bán cho người tiêu dùng không am hiểu về công nghệ những mẫu máy nổi tiếng nhưng bị tráo đổi bằng linh kiện rẻ tiền, phần mềm lậu có chứa mã độc thay vì phần mềm có bản quyền.

"Nhiều người tiêu dùng vô tình bị lợi dụng bởi tội phạm mạng dẫn đến máy tính của họ có thể bị làm hư hại nặng. Nạn sao chép được coi là một hành động bất hợp pháp", bà Rebecca Hồ, Giám đốc sở hữu trí tuệ thuộc Microsoft khu vực Đông Nam Á, cho biết.
 
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, quan niệm "mua máy tính có thương hiệu đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho máy" cần phải xem xét lại. Còn ông Nghiêm Xuân Thắng, Giám đốc điều hành chuỗi đại lý Trần Anh, cho rằng để giữ thông tin an toàn khỏi các hoạt động tội phạm, mọi người cần lựa chọn kỹ càng địa điểm mua máy tính, thiết bị điện tử. Quan trọng hơn, họ nên kiểm tra xem các sản phẩm này đã được tích hợp sẵn phần mềm có bản quyền hay chưa, cân nhắc trước các lời rao khuyến mãi khủng "tốt một cách đáng nghi ngờ".

Châu An
 
Nguồn: http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/giai-tri/ma-doc-duoc-tim-thay-trong-may-tinh-moi-mua-o-viet-nam-2429387.html
 
 
'Máy tính xuất xứ Trung Quốc ở VN có khả năng nhiễm mã độc'
 
Microsoft mới đây phát hiện một số PC của Trung Quốc chạy Windows lậu đã bị cài sẵn virus độc hại và đại diện Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính VNCERT đánh giá loại mã độc đó cũng xuất hiện ở Việt Nam.
 
Tuy nhiên, VNCERT cũng chỉ rõ rằng báo cáo của Microsoft chỉ nói tới việc các hệ thống bị nhiễm virus là do một số đại lý bán lẻ cài phần mềm lậu, chứ chưa đề cập tới chuyện các nhà sản xuất phần cứng có cố tình cài mã độc theo dõi người dùng nhằm phục vụ âm mưu nào đó khác hay không.

Bắt đầu từ tháng 8/2011, một nhóm nghiên cứu của Microsoft ở Trung Quốc đã tiến hành điều tra về hoạt động sử dụng phần mềm lậu ở nước này. Họ đã mua 20 máy tính mới (chưa mở hộp) của một công ty ở Quảng Đông và phát hiện tất cả các hệ thống đều được cài Windows không bản quyền. Bốn trong số đó chứa virus với các thể loại khác nhau, đáng chú ý nhất là sâu Nitol bởi nó được kích hoạt ngay khi người dùng mở máy lần đầu mà không đòi hỏi bất cứ thao tác nào khác.
Nitol lập tức tạo cổng hậu, dò tìm những máy tính khác thông qua kết nối Internet và qua thiết bị cắm ngoài (như ổ USB), nhân bản và lây nhiễm một cách nhanh chóng, tạo nên một mạng lưới máy tính ma (botnet) khổng lồ.
 
Với việc máy tính được phân phối ra nhiều nước, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề. Microsoft đã phát hiện Nitol ở Trung Quốc, Nga, Australia và Đức. Trong khi đó, Trung tâm kỹ thuật của VNCERT đánh giá, nếu máy tính xuất xứ ở Trung Quốc được mua về các quốc gia khác gặp hiện tượng này thì Việt Nam sẽ không nằm ngoài khả năng đó bởi số lượng máy Trung Quốc ở Việt Nam khá nhiều, chưa kể tình trạng sử dụng Windows trái phép và các phần mềm lậu khác cũng thuộc hàng cao nhất thế giới.
 

Phần mềm lậu kèm virus có thể được cài sẵn trên các hệ thống máy tính mới toanh.
 
Microsoft đã báo cáo vụ việc lên tòa án liên bang ở Virginia (Mỹ). Trong hồ sơ cũng nhắc tới tên miền 3322.org do doanh nhân Trung Quốc Peng Yong đăng ký. Tập đoàn phần mềm Mỹ cho hay tên miền đó chứa tới hơn 500 loại mã độc khác nhau, bao gồm cả Nitol. Tên miền này từng bị một số công ty bảo mật cảnh báo trước đó, như 3322.org chiếm 17% các giao dịch web độc hại trên thế giới năm 2009.
 
Ông Peng cho hay ông không được báo trước về vụ kiện cũng như phủ nhận mọi cáo cuộc liên quan. Sự thật sẽ được tòa chứng minh, nhưng thông điệp mà Microsoft muốn cảnh báo là sự an toàn của người dùng Internet đang bị đe dọa vì sự lỏng lẻo trong nguồn cung ứng máy tính ở Trung Quốc. Để tăng lợi nhuận, một số nhà sản xuất và đại lý bán lẻ ít tên tuổi chọn cách cài phần mềm lậu, không có bản quyền vào trong máy để khiến giá bán rẻ hơn, thu hút được nhiều người mua máy hơn.
 
"Tội phạm công nghệ đang thay đổi cách họ tấn công người dùng", Richard Boscovich, thành viên nhóm nghiên cứu của Microsoft cho hay. Có nghĩa, chúng đang lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong việc kiểm soát phần mềm không bản quyền để tìm kiếm nạn nhân ngay từ khi họ mua máy chứ không cần đợi tới lúc họ truy cập vào các trang web lừa đảo.
 
Tòa án Mỹ đã cho phép Microsoft thiết lập một mạng ảo để ngăn sự liên lạc giữa mã độc với máy chủ của 3322.org. Còn các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam cho rằng để bảo vệ chính mình, người tiêu dùng nên thận trọng kiểm tra ngay từ khi mua máy để xem các chương trình cài sẵn đã có bản quyền chưa cũng như quét virus  phòng ngừa.
 
Châu An
 
Nguồn: http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/bao-mat/may-tinh-xuat-xu-trung-quoc-o-vn-co-kha-nang-nhiem-ma-doc-1951099.html

Tác giả: Châu An

Nguồn tin: sohoa.vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập326
  • Hôm nay103,664
  • Tháng hiện tại1,038,704
  • Tổng lượt truy cập58,324,573
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây