Ký sự Dọc Đường Gió Bụi Huế-Quảng Bình. Phần 3

Thứ năm - 20/06/2019 03:48
…Từ Trung Quán trở về, tôi mời anh em tạt ngang Cây Da để vào Đất Thánh thắp nén hương cầu nguyện cho ông bà, chú bác, cha mẹ…của tôi đang nghìn thu yên nghỉ tại đây.
Ký sự Dọc Đường Gió Bụi Huế-Quảng Bình. Phần 3
(Những tâm tình tự sự với anh em cùng Nhà Trường)
 
Dịp này, tôi cũng có ý mời anh em “Ăn mùng năm”trước vài ngày. Thằng cháu đã chuẩn bị một mâm cỗ đúng hương vị tết Đoan Ngọ, một cặp vịt cỏ được bày biện khéo léo với món luộc và tiết canh hấp dẫn, một chai rượu làng diệu vợi để dành riêng cho chú nó… như một chút hồn làng phảng phất đâu đây, đem trình làng với khách quý…

Sớm mai ngày hôm sau, tôi thức dậy sớm đi lễ, qua đường Nguyễn Tri Phương, thấy nhà thờ Phanxicô cổng đóng then cài vắng vẻ, về nhà thờ DCCT vẫn thấy tĩnh mịch lặng yên, có thể do làm Lễ ban chiều hay trễ hơn. Tôi ngược lên Phú Cam, thấy tín hữu đang đọc kinh sáng, vội vào hàng ghế trống bên phải, ngồi một lúc, nhìn lên phía trước, cách một hàng ghế, thấy ai quen thật quen…thì ra chị tôi, người được rất nhiều người biết đến…Hôm nay, lễ Thánh GM Tử đạo Boniface, cha Tuyến chủ tế mang áo phẩm phục đỏ trang trọng. Tới khi ngài công bố Lời Chúa và giảng, tôi chăm chú tập trung mà chẳng nghe được chữ nào, cứ tưởng âm thanh có vấn đề, nhưng vẫn nghe rõ người lên đọc Thánh thư kia mà. Năm ngoái, khi tham dự thánh lễ mừng sinh nhật lần 90 của ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận, tôi còn nghe ngài giảng rõ mồn một, tôi có nghe nói trong năm qua, ngài mắc phải vài chứng bệnh trầm kha gì đó, cầu nguyện cho ngài. Sau phần kết lễ, tôi vội vàng qua mộ phần Đức Tổng Philipphê, bái lạy ngài và thầm thỉ van vái với ngài nhân ngày giỗ lần 31 sắp tới (8/6/1988-2019).

Tôi vào Nhà chung thăm cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, vị tôn sư đáng kính của chúng tôi, bàn bạc vài chuyện và mời ngài chủ tế cho Thánh lễ đồng tế sắp tới. Ngài bận đi giảng phòng nên chỉ nói được vài điều mà thôi, sau đó, tôi hỏi ngài phòng của cha Phêrô Lê Văn Ngọc, ngài dẫn tôi tới ngay, khi bước vào, tôi nói với cha Ngọc: Ôn, ai thăm ôn nè, cha Ngọc mắt đã mờ, nhưng tai vẫn còn nghe rõ: Dũng chứ ai, làm cha Giải rất ngạc nhiên… Cứ mỗi lần ra Huế, tôi đều ghé thăm cha già. Trước đó gần 4 thập niên, khi cha Ngọc còn ở Lái Thiêu, phụ trách cộng đoàn Thừa sai của Đức cố Tổng Philipphê, tôi đã từng tới đây, tĩnh tâm, tổ chức ngày truyền thống…Một giai thoại có thật do các thầy Thừa sai kể rằng: Thủa đó, có cái cầu cá vồ (cá tra) bỗng dưng gặp vấn đề, các thầy bận đi học, cha Ngọc lao ngay xuống hồ sửa lập tức. Năm ngoái ngài còn ở trên lầu vẫn đi đứng được, bi chừ phải ngồi xe lăn, mọi chuyện níu vào con cháu chăm nom, sang năm là ngài mừng thượng thọ bách tuế. Sau đó, tôi ghé thăm cha Stanislao Nguyễn Đức Vệ và cha Đaminh Phan Hưng, để mời các ngài tham dự Lễ đồng tế …

Tôi lại ngược lên ĐCV Xuân Bích để chào cha Giuse Hồ Thứ và bàn việc với ngài về chuyến Hội Ngộ sắp tới. Ngài dẫn tôi vào nhà nguyện để thưởng lãm bức bích họa sơn mài đã được phục chế toàn bích, đây là một tuyệt phẩm tôn giáo vô giá và nổi tiếng. Tôi ghé qua nhà thờ Kim Long, thăm cha tân quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thăng HT74, ngài ưu tư về Thánh Tử đạo Đoàn Trinh Hoan đang được tôn kính ở đây, nhưng sao nhiều năm qua, CCS Huế chỉ tôn vinh mỗi một Tôma Thiện. Cha Thăng và tôi đã giải tỏa được những khúc mắc mà chỉ khi nào gặp nhau, cùng đối thoại, mới thấu hiểu được. Sau đó tôi lên mạn ngược đến Ngọc Hồ, ghé qua nhà Trần Văn Đăng HT72-73. Sau ngày trường mất tháng 12/1979, tổ Trường Sơn được thành lập với 3 thành viên, tôi là tổ trưởng đã lặn mất tiêu vào nam, cha Trương Văn Thường vượt biển qua Hoa Kỳ, chỉ mình Đăng là bám trụ. Suốt 40 năm qua, tổ Trường Sơn chưa khi nào họp mặt đầy đủ thành viên, nên có dịp là tôi lên Ngọc Hồ thăm Đăng liền.

Rời nhà Đăng, tôi ghé làng An Vân tìm cha Cần HT65, ngài đi vắng, ghé qua nhà anh Lợi HT63, một quí chức lâu năm trong hội đồng mục vụ An Vân. Căn nhà trống trải, chị vào Sàigòn nuôi cháu, anh Lợi vò võ năm canh chỉ một mình, suốt ngày cám lợn, chăn gà và cả vườn thanh trà bản địa. Anh Lợi kể, có lúc ông trùm Hùng Anh [RIP] ra thăm anh em HT63 tuốt Quảng Công, lệnh cho anh Lợi đem ra cặp gà đi bộ thết bạn…đường xa vời vợi, lệnh phải thi hành lập tức… Tôi đến trước bàn thờ tổ tiên, cầu nguyện và khấn vái cùng cha bề trên Phaolồ Lê Văn Đẩu (bác ruột của anh Lợi).

Nhìn đồng hồ mới 10h sáng, tôi vụt về Hòa Đa thăm ngài Maicồ Hy Lê Ngọc Bửu HT68 vừa được bài sai, lãnh ấn quản xứ sau 22 năm làm linh mục “không thường trú”. Ngày đăng khoa, không có tôi, nhưng được nhiều anh chị em HT68 và đông đảo thân hữu đến tham dự thật đầm ấm. Ngài thật ngạc nhiên vì khách không mời, đến không báo trước, con đường quanh co qua ngã 3 Thần Phù thẳng về Phú Thứ, qua Dạ Lê, Lương Văn rồi mới đến Hoà Đa. Tôi vẫn còn nhớ, cách đây hơn 4 thập kỷ, tôi cùng cha Đặng Quang Tiến đã về đây thăm cha Giacôbê Trần Văn Thời, nguyên cha linh hướng và quản lý ở Hoan Thiện. Cha Bửu với tôi có chung nhiều ý tưởng đồng cảm, tôi và ngài tâm sự với nhau nhiều giờ mà vẫn chưa cạn, ngài mời tôi dùng cơm trưa với ngài, hên quá vì trưa nay có một đôi vợ chồng xin làm phép cưới biếu cho ngài một con cá dìa (người nam gọi là cá nâu) ngài chọn khúc đầu, tôi phần đuôi, tới khi còn cái thủ cấp, ngài phẻ cho tôi và bảo: Em mút cái đầu này ngon lắm. KKKK, đúng là thân tình mới nói thế. Khi nói chuyện cùng ngài, mới được ngài bật mí suốt 22 năm qua, ngài giúp mục vụ rất nhiều nơi, ngay cả giáo hạt Minh Cầm xa xôi, nơi tôi vừa đi thăm ở tuốt mạn trên thị xã Ba Đồn, Quảng Bình, ngài cũng đã từng giúp mục vụ ở đó… và một điều để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi, đó là ngài miệt mài viết sách, cả hàng trăm đầu sách đã được cho ra lò…

Như vậy, sau ba ngày ra Huế, tôi gặp được đại diện anh em đầy đủ các lớp từ 62-74, ngoài ra còn có dịp hạnh ngộ với một vị GM, và 15 giáo sĩ. Không phải kể như một thành tích khoe khoang, anh em thấu hiểu con người tôi không bao giờ như vậy và như vậy để làm gì? Nhưng là chuyến đi thăm cha Thiện và chuẩn bị cho ngày Hội Ngộ sắp tới, nên tôi cố gắng làm cho trọn vẹn. Có vị niên trưởng tâm sự với tôi rằng: Rất muốn hoà đồng với anh em, nhưng ngại vì thái độ của anh em xa cách… Theo thiển ý của tôi, có vẻ bên ngoài như vậy thôi, chứ thực tâm không phải vậy đâu, như tôi nhìn hình dong bên ngoài trông vừa xấu vừa ngầu, ăn nói tào lao bỗ bã, văng tục không kiêng nể ai, ăn nhậu thì từa lưa hột dưa…Ấy vậy mà được nhiều anh em thương mến, kể cả các lớp lớn nhỏ, mỗi khi có sự kiện nội bộ đều mời đồng hành cho bằng được…Có thể anh em quý mến là do tôi biết lắng nghe và không bao giờ tỏ vẻ lăn tăn đi sâu về một vấn đề tế nhị nào đó, tôi chỉ giữ thái độ trung dung, nên mới hòa đồng với mọi người. Những ngày ra Huế, dù được nhiều người mời vì quý mến tôi, nhưng có khá nhiều việc chung và riêng, tôi phải làm cho xong, đành từ chối với anh em… Ngày xưa, cạn ngàn chung bôi thiểu là hảo hán, nhưng ngày nay, biết từ chối một ly rượu mới là anh hùng.

Tôi nhớ anh Nguyễn Cả khi trở về quê hương luôn luôn nhắc nhở mọi người mần răng cho được lên thiên đàng. Lời lẽ đầy chân tình của vị đàn anh này dường như nhắc lại mục đích chính của Gia đình CCS Huế là nâng đỡ nhau trên con đường lữ thứ trần gian, cùng dắt nhau, nắm tay nhau về một nẻo đường Cứu Cánh. Có câu “Giang sơn dễ đổi, tính nết khó dời”, có nhiều anh em với bản tính xưa nay là vậy, nên chúng ta tôn trọng nhau, cố tìm những đức tính của nhau hơn là vạch lá tìm sâu như người đời. Có khi anh em không mấy mặn mà hay còn có vẻ chống đối công việc chung…chúng ta vẫn vui vẻ đón nhận và tìm hiểu lý do và chớ trở mặt quay lưng với ai cả. Thông thường, chúng ta chỉ thích sinh hoạt giới hạn trong lớp mà thôi, điều đó hợp lý, nhưng không có trường làm sao có lớp, và ngược lại có trường mà không có lớp, làm sao vui đây. Tôi đã chứng kiến nhiều anh em khi mới hội nhập thì biểu lộ thói quen ăn tục, nói phét coi thường mọi người, nhưng với thời gian mưa lâu thấm đất, vẫn khả dĩ thay đổi một nếp người.

Đức HY PX đã từng nói: "Nếu ai có chỉ trích con, con chớ vội tức tối, vì có rất nhiều tính xấu nơi con mà người ta không hề hay biết", hoặc có câu nói ghi ở cổng Trời Bảo Lộc mà tôi tâm đắc: "Gặp người khó chịu, ta phải chịu khó".

Còn chuyện này, có nhiều người hỏi tôi từ 2016 (Hội ngộ lần 3) đến nay 2019, không thấy tổ chức HN lần 4. Xin thưa rằng sau những kỳ HN liên tiếp, cá nhân mỗi lớp đều tiến hành tổ chức gặp mặt hàng năm cho lớp mình, nên chi việc HN chung cho nhà trường sẽ tiến hành lần 4 vào năm 2021 kỷ niệm 60 năm thành lập TCV Hoan Thiện. Và vào năm 2019 này, ngoài các lớp tổ chức riêng, thì lớp HT69 sẽ hội ngộ mừng 50 năm nhập trường, kết hợp với nhiều anh em khác lớp tu học từ 75-79 (không có điều kiện tham dự ngày rời trường sau 40 năm được cha Thăng HT74 chính thức tổ chức vào đúng ngày kỷ niệm vào ngày 21-22/12) về dự lễ Tạ Ơn chung tại ĐCV Xuân Bích. Dự kiến đến cuối tháng 6 sẽ kết sổ, nếu chuyến xe 45 chỗ còn trống, chúng tôi sẽ nhận thêm những anh em khác muốn về tham dự cùng chúng tôi, chương trình và lệ phí xin liên hệ với tôi.

Cuối cùng, xin hết lòng cám ơn quý anh chị CCS Huế ở hải ngoại đã giúp cha Thiện chút quà để chia sẻ nỗi thương cảm với ngài, cũng như cám ơn quý anh em đã hỗ trợ tài chánh cho các anh em ở Huế-Quảng Trị có điều kiện đi thăm cha Thiện và cả giáo xứ Trung Quán.

CHÚC TỤNG DANH CHÚA ĐẾN MUÔN ĐỜI.

Mic Nguyễn Hùng Dũng HT71
 
-
 
-
 
-
 
-
 
-
 
-
 
-
 

Tác giả: Mic Nguyễn Hùng Dũng HT71

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

 Tags: Hoan Thiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập420
  • Hôm nay82,932
  • Tháng hiện tại1,262,444
  • Tổng lượt truy cập58,548,313
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây