“Citius, Altius, Fortius” (Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn) là phương châm Olympic ban đầu, ra đời từ năm 1894 cùng với sự phát động phong trào Olympic thế giới, theo lời kêu gọi của người sáng lập Pierre de Coubertin. Khi thay đổi phương châm thành “Citius, Altius, Fortius-Communiter”, IOC muốn nhấn mạnh đến sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân loại trước những biến chuyển và thách đố trong thời đại mới.
Theo Chủ tịch IOC, ông Thomas Bach, việc cập nhật và sửa đổi Hiến chương vẫn tiếp tục mục tiêu của IOC là vận dụng thể thao để thúc đẩy sự đoàn kết toàn cầu xung quanh các giá trị của thể thao. “Đoàn kết thúc đẩy sứ mệnh của chúng tôi là làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn thông qua thể thao. Chúng ta chỉ có thể đi nhanh hơn, chúng ta chỉ có thể hướng tới mục tiêu cao hơn, chúng ta chỉ có thể trở nên mạnh mẽ hơn khi sát cánh cùng nhau – đoàn kết”.
Trong cuộc phỏng vấn của Radio Vatican hôm 23/7, cựu vô địch Olympic môn trượt tuyết cơ bản, bà Manuela Di Centa, thành viên danh dự của IOC, cho biết rằng từ lâu thể thao đã “truyền tải một thông điệp bình đẳng phổ quát chống lại mọi sự phân biệt kỳ thị” và với phương châm mới này, người ta “nhận thấy một vài điểm mới mẻ mang lại hy vọng”, đặc biệt với “sự tham gia của một nhóm người tỵ nạn và của một nhóm khác của Irắc”.
Theo bà, phương châm mới này “có ý nghĩa rằng cùng nhau chúng ta có thể cải thiện bản thân và loại bỏ những khó khăn mà một số người đối mặt như đội những người tỵ nạn. Các bạn trẻ này đã có cơ hội cạnh tranh như tất cả các bạn trẻ khác”.
Bà nói thêm: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng dưới cùng những quy luật phải tôn trọng, dưới ngọn cờ Olympic tuyệt vời này”.
Việc cử hành ngày này cũng được đánh dấu bằng sự hiện diện của hai người mang cờ cho mỗi quốc gia, một nam và một nữ, “một sự chọn lựa rất quân bình biểu thị cách đúng đắn hai giống của loài người”.
Đối với bà, “đây là một quyết định đúng đắn”, “bởi vì những người đầu tiên cần phải bảo vệ chống lại sự lây nhiễm là những diễn viên chính của các Môn chơi này : các vận động viên”.
Trong năm lần tham dự Thế vận hội Olympic mùa Đông, từ 1984 đến 1998, bà đã giành được bảy huy chương, trong đó có hai huy chương vàng, hai huy chương bạc và ba huy chương đồng. Bà cũng được bảy huy chương thế giới, bốn bạc và ba đồng. Bà đã hai lần đăng quang Cúp thế giới, vào năm 1993-1994 và 1995-1996.
Tý Linh (theo ZENIT và voc.org)
http://xuanbichvietnam.net/trangchu/uy-ban-olympic-quoc-te-thay-doi-phuong-cham-olympic-thanh-nhanh-hon-cao-hon-manh-hon-cung-nhau/