Lá thư của Đức Thánh Cha gởi ông Ban Ki-moon về thảm trạng nhân đạo tại Iraq

Thứ sáu - 15/08/2014 23:52

-

-
Tôi viết thư cho ông Tổng thư ký, với những giọt nước mắt, sự đau khổ và tiếng kêu tuyệt vọng chân thành của các Kitô hữu và các tôn giáo thiểu số khác tại mảnh đất yêu dấu Iraq. Trong lời kêu gọi khẩn cấp gởi đến cộng đồng quốc tế hãy hành động ...
Lá thư của Đức Thánh Cha gởi ông Ban Ki-moon
về thảm trạng nhân đạo tại Iraq

 
Kính thưa Ông Ban Ki-moon
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
 
Tôi đã và đang theo dõi với một tâm trạng nặng nề và đau khổ các sự kiện đầy bi đát trong những ngày qua ở miền Bắc Iraq, nơi các Kitô hữu và các tôn giáo thiểu số khác đã bị buộc phải trốn chạy khỏi nhà cửa của mình và chứng kiến sự tàn phá những nơi thờ phượng và các di sản tôn giáo. Xúc động trước tình cảnh của họ, tôi đã yêu cầu Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, người đã từng là đại diện của những vị tiền nhiệm của tôi, là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, tại Iraq, để bày tỏ sự gần gũi tinh thần của tôi và bày tỏ mối quan tâm của tôi, và của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, trước những đau khổ không thể chịu đựng nổi của những người chỉ muốn sống trong hòa bình, hòa hợp và tự do trên mảnh đất cha ông mình.
 
Trên tinh thần đó, tôi viết thư cho ông Tổng thư ký, với những giọt nước mắt, sự đau khổ và tiếng kêu tuyệt vọng chân thành của các Kitô hữu và các tôn giáo thiểu số khác tại mảnh đất yêu dấu Iraq. Trong lời kêu gọi khẩn cấp gởi đến cộng đồng quốc tế hãy hành động để chấm dứt thảm kịch nhân đạo đang diễn ra, tôi khuyến khích tất cả các cơ quan có thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là những người chịu trách nhiệm về an ninh, hòa bình, về luật nhân đạo và sự hỗ trợ cho người tị nạn, hãy tiếp tục những nỗ lực phù hợp với Lời Mở Đầu và các điều có liên quan của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
 
Các cuộc tấn công bạo lực trải dài trên miền Bắc Iraq không thể không đánh thức lương tâm của tất cả những người nam nữ thiện chí với các hành động cụ thể của tình liên đới để bảo vệ cho những người bị ảnh hưởng hoặc bị đe dọa bởi bạo lực; và để bảo đảm đưa ra sự hỗ trợ cần thiết và cấp bách cho người tị nạn cũng như tạo ra các điều kiện cho họ được an toàn trở về thành phố, làng mạc và gia đình của họ. Những kinh nghiệm bi thảm của thế kỷ hai mươi, và sự hiểu biết cơ bản nhất về phẩm giá con người, đòi buộc cộng đồng quốc tế, cách riêng là qua các chuẩn định và các cơ chế luật pháp quốc tế, phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn và để chặn đứng ngay những hình thái bạo lực có hệ thống chống lại các sắc tộc, và các nhóm tôn giáo thiểu số.
 
Với lòng tin tưởng rằng thỉnh nguyện thư của tôi, trong đó tôi hiệp nhất với các Thượng Phụ các Giáo Hội Đông Phương và các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác, sẽ được đáp trả tích cực, tôi xin nhân cơ hội này bày tỏ lòng quý trọng cao nhất dành cho ngài.
 
Từ Vatican, ngày 09 tháng tám năm 2014
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Tác giả: Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Nguồn tin: vietcatholic.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập593
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại932,589
  • Tổng lượt truy cập57,034,226
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây