Bóng đá và cuộc sống

Thứ tư - 11/06/2014 11:02

-

-
Có muôn vàn lý do để người ta yêu bóng đá. Có thể vì đó là một môn thể thao đầy nghệ thuật. Có thể đó là một môi trường đầy ắp cảm xúc và cực kỳ sôi động. Có thể đơn giản là người ta cảm thấy bị bóng đá cuốn hút, mê hoặc mà… không hiểu tại sao!
Bóng đá và cuộc sống
 
Có muôn vàn lý do để người ta yêu bóng đá. Có thể vì đó là một môn thể thao đầy nghệ thuật.
 
Có thể đó là một môi trường đầy ắp cảm xúc và cực kỳ sôi động. Có thể đơn giản là người ta cảm thấy bị bóng đá cuốn hút, mê hoặc mà… không hiểu tại sao!

 

Sân vận động ở Rio de Janeiro
 
Đối với người viết bài này thì bóng đá cuốn hút bởi tất cả những điều trên. Tuy nhiên, vẫn còn thêm một điều nữa, đó là: bóng đá có những nét tương đồng với cuộc sống.
 
Nét tương đồng đầu tiên là vẻ đẹp. Chắc ai trong mỗi chúng ta, cũng có thể đã từng bâng khuâng trước vẻ đẹp huy hoàng của một buổi hoàng hôn trên dòng sông quê mình; đã từng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tinh khôi của một cô bạn nữ sinh thời còn đi học; đã từng lặng người trước hành động quên mình cứu bạn đuối nước của một học sinh… Đó là những vẻ đẹp của cuộc sống.
 
Còn với những ai yêu bóng đá, thì làm sao không ồ lên thán phục trước những pha đá phạt theo kiểu “lá vàng rơi”; những đường đi bóng vừa phóng khoáng vừa uyển chuyển như nét bút của những nhà thư pháp; những cú chạm bóng tinh tế như những nụ môi hôn…

 
 
Nét tương đồng thứ hai là tính cộng đồng. Bóng đá là một môn thể thao tập thể. Thành công của mỗi cầu thủ không thể tách rời thành công của cả đội bóng. Một đội bóng thành công là một tập thể gắn bó, đoàn kết hơn là một tập hợp rời rạc của những ngôi sao.
 
Trong cuộc sống cũng vậy. Thành công của mỗi cá nhân cũng không thể hoàn toàn tách biệt khỏi cộng đồng.
 
Nếu một đội bóng thành công vì ngoài năng lực cá nhân của từng cầu thủ còn có sự đoàn kết, gắn bó của cả tập thể, hết lòng cống hiến vì màu cờ sắc áo, thì một người thành công trong sự nghiệp, ngoài nỗ lực của bản thân anh ta còn có sự tín nhiệm và ủng hộ của tập thể, của cộng đồng.
 
Nhìn lại 19 kỳ World Cup đã qua, có thể thấy tình yêu và sự mong đợi của hàng tỷ người hâm mộ trên toàn thế giới đối với giải đấu này chưa bao giờ thay đổi. Phải chăng đó là kết quả tất yếu của vẻ đẹp thể thao, của sự cống hiến bởi các tài năng thật sự, của sự cạnh tranh công bằng và trung thực?
 
Trần Nghĩa Sơn
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/sport/2014/06/140610_world_cup_va_cuoc_song_tran_nghia_son.shtml

Lịch sử bóng đá
 
Các môn thể thao tương tự bóng đá hiện đại (với mục đích đá bóng vào khung thành đối phương) đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới từ rất lâu. Theo FIFA thì dạng bóng đá cổ xưa nhất bao gồm đầy đủ các kỹ thuật chơi bóng có lẽ xuất phát từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 2 hoặc 3 TCN, môn xúc cúc (蹴鞠, đá cầu).  Ở La Mã cổ đại cũng xuất hiện một môn thể thao chơi bóng có những nét giống bóng đá, đó là môn harpastum.
 
Môn bóng đá với các luật chơi gần như ngày nay bắt đầu phổ biến từ giữa thế kỷ 19 tại các trường học trên nước Anh. Bộ luật bóng đá hiện đại cổ nhất mà ta biết là bộ luật mà ngày nay thường được biết đến dưới tên Bộ luật Cambridge (tiếng Anh: Cambridge Rules). Sở dĩ có tên gọi này vì chính trong khuôn viên Trinity College thuộc Đại học Cambridge, đại diện của năm trường Eton, Harrow, Rugby, Winchester và Shrewsbury đã tổ chức họp mặt để thống nhất một luật chơi đầu tiên cho môn bóng đá. Cũng trong thập niên 1850, các đội bóng nghiệp dư bắt đầu đựoc thành lập và thường mỗi đội xây dựng cho riêng họ những luật chơi mới của môn bóng đá, trong đó đáng chú ý có câu lạc bộ Sheffield F.C.. Việc mỗi đội bóng có luật chơi khác nhau khiến việc điều hành mỗi trận đấu giữa họ diễn ra rất khó khăn. Nỗ lực đáng kể nhất trong việc chuẩn hóa luật chơi môn bóng đá là việc thành lập Hiệp hội bóng đá Anh (The Football Association, thường viết tắt là FA) vào ngày 26 tháng 10 năm 1863 tại Great Queen Street, Luân Đôn. Sau 5 cuộc họp diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, bộ luật đầy đủ và toàn diện đầu tiên của môn bóng đá gồm 13 điều đã được FA thông qua dưới sự chủ trì của Ebenezer Cobb Morley. Hiện nay cơ quan chịu tránh nhiệm quản lý và theo dõi luật bóng đá trên thế giới là Ủy ban bóng đá quốc tế (International Football Association Board, thường viết tắt là IFAB). IFAB được thành lập năm 1886 tại Manchester trong một buổi họp với sự có mặt của đại diện FA, Hiệp hội bóng đá Scotland (Scottish Football Association), Hiệp hội bóng đá xứ Wales (Football Association of Wales) và Hiệp hội bóng đá Ireland (Irish Football Association).
 
Giải thi đấu bóng đá đầu tiên, Cúp FA (FA Cup), được C. W. Alcock tổ chức lần đầu cho các câu lạc bộ bóng đá Anh vào năm 1872. Trận thi đấu bóng đá cấp quốc tế đầu tiên giữa đội tuyển Anh và Scotland cũng diễn ra vào năm 1872 tại Glasgow. Nước Anh cũng là quê hương của giải đấu liên đoàn đầu tiên, The Football League, liên đoàn này được thành lập năm 1888 theo sáng kiến của giám đốc câu lạc bộ Aston Villa, ông William McGregor. Giải đấu này bao gồm 12 câu lạc bộ thuộc miền Trung và miền Bắc nước Anh.
 
Cơ quan quản lý bóng đá thế giới, FIFA (Fédération Internationale de Football Association, liên đoàn bóng đá quốc tế) được thành lập vào năm 1904 tại Paris với chủ tịch đầu tiên là ông Robert Guérin, một người Pháp, ngay từ khi thành lập FIFA đã tuyên bố sử dụng và tôn trọng bộ luật bóng đá do FA đưa ra. Từ năm 1913, cơ quan theo dõi luật bóng đá IFAB bắt đầu bổ sung các thành viên là đại diện của FIFA. Hiện nay ban điều hành của IFAB bao gồm 4 đại diện của FIFA và 4 đại diện đến từ các liên đoàn khai sinh luật bóng đá là Anh, Scotland, Ireland và xứ Wales. Tính cho đến năm 2008, FIFA có 208 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có đại diện là thành viên, nhiều hơn Ủy ban Olympic Quốc tế 3 thành viên và nhiều hơn Liên Hiệp Quốc 16 thành viên.
 
Ngày nay bóng đá đã được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp trên khắp thế giới với hàng triệu người đến sân theo dõi các trận đấu cũng như hàng tỷ người theo dõi qua truyền hình. Theo một cuộc thăm dò do FIFA tiến hành năm 2001, có trên 240 triệu người từ trên 200 quốc gia thường xuyên chơi bóng đá. Không chỉ là môn thể thao phổ biến nhất thế giới, bóng đá còn có ảnh hưởng lớn đến nền thể thao và xã hội nhiều quốc gia, hãng truyền hình ESPN từng cho rằng chính đội tuyển Bờ Biển Ngà đã giúp ngăn chặn nguy cơ một cuộc nội chiến tại nước này vào năm 2005, ngược lại cũng chính một trận bóng đá đã khởi đầu cho một cuộc chiến với cái tên Chiến tranh bóng đá xảy ra năm 1969 giữa El Salvador và Honduras.
 
Nguồn: wikipedia.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập589
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm587
  • Hôm nay76,867
  • Tháng hiện tại1,011,907
  • Tổng lượt truy cập58,297,776
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây