Vì sao Đức Phanxicô “từ chức” Hồng y Becciu

Thứ năm - 01/10/2020 09:19
Việc Đức Hồng y Becciu từ chức ngày thứ năm, 23 -9 như một trận động đất nhỏ ở Rôma. Đây là một hành động mạnh mẽ của Đức Phanxicô trong công việc minh bạch tài chính của Vatican và chống nạn tham nhũng ở Giáo triều.
Vì sao Đức Phanxicô “từ chức” Hồng y Becciu
Tin tức có tác dụng như một quả bom. Vào tối 24 tháng 9, một bản thông báo của Tòa Thánh cho biết, “Đức Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Hồng y Angelo Becciu khỏi Bộ Phong thánh và không còn các quyền liên quan để chức hồng y”. Điều này có nghĩa ngài không còn các sứ mệnh của mình và không được tham gia mật nghị trong lần bầu giáo hoàng tiếp theo. Theo hãng tin I. Media, không ai ngờ chuyện này xảy ra kể cả chính Hồng y Becciu, ngài cũng chỉ biết tin này trong cuộc họp hàng tuần với Đức Thánh Cha. Điều gì đã làm cho Đức Phanxicô đưa ra một quyết định vừa hiếm vừa quyết liệt như vậy? Ngày hôm sau thông báo này, có nhiều câu hỏi và nhiều dò tìm được nêu ra, nhưng truyền thông Vatican không đưa ra lời giải thích nào.

Nguồn gốc từ một vụ bê bối tài chính

Yếu tố đầu tiên: nguồn gốc trừng phạt không ở Bộ Phong thánh mà Hồng y Becciu làm bộ trưởng từ năm 2018. Sau thông báo chấn động, một số người ở Pháp đã đặt câu hỏi, do ở Pháp có quyển sách sắp được xuất bản và gây tranh cãi về Marthe Robin – được Đức Phanxicô công nhận là bậc đáng kính vào năm 2014 -, Thần nghiệm gian lận của Marthe Robin (La Fraude mysqique de Marthe Robin, nhà xuất bản du Cerf).

Lý do của vụ thất sủng rõ ràng là do vụ bê bối tài chính, mà nguồn gốc bắt nguồn từ khi Hồng y còn làm Phụ tá Quốc vụ khanh – một trong những người quan trọng nhất ở Vatican. Thời điểm là quan trọng. Nhiều nhà quan sát ghi nhận, Hồng y Becciu từ chức chỉ vài ngày trước khi các thanh tra của Moneyval đến Vatican. Ủy ban này của Hội đồng châu Âu đến để đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về minh bạch tài chính và phải đưa ra bản báo cáo thứ tư.

Vụ “tòa nhà London”

Vì sao các nghi ngờ chuyển sang hướng này? Lý do, từ một năm nay, một cuộc điều tra do tư pháp Vatican tiến hành theo yêu cầu của Ngân hàng Vatican (IOR) về cái gọi là “tòa nhà London.” Đây là việc mua lại một bất động sản trị giá 160 triệu âu kim ở London, trên Đại lộ Sloane rất sang trọng do Ban Điều hành Quốc vụ khanh Vatican thông qua các công ty trung gian.

Còn hơn cả vụ đầu tư vì ở đây có sự mờ ám, dù Hồng y Angelo Becciu luôn bảo vệ vụ đầu tư này. Sau chuyến tông du Nhật cuối năm 2019, được hỏi về vụ tòa nhà ở London, Đức Phanxicô đã bảo vệ nguyên tắc đầu tư của Quỹ Đóng góp cho Tòa Thánh, còn gọi là Quỹ Thánh Phêrô  – trong mục đích an toàn và sinh lợi –  ngài công nhận trong các bối cảnh này đã có những chuyện “không sạch.” Và ngài khen các cơ chế báo động được thiết lập dưới triều giáo hoàng Đức Bênêđictô XVI đã bắt đầu hoạt động: “Đây là lần đầu tiên tại Vatican, một chuyện đã được khám phá từ trong nội bộ, không phải từ bên ngoài. Thường là từ bên ngoài đưa ra và rất nhục nhã”.

Làm giàu bằng Quỹ Thánh Phêrô

Trong cuộc điều tra của cơ quan tư pháp Vatican, một số người đứng đầu đã bị mất chức, trong số này có các người thân của Hồng y Becciu. Vào đầu mùa hè, ông Gianluigi Torzi, chủ ngân hàng người Ý, trung gian tại Tòa Thánh trong vụ mua bán tòa nhà này đã bị tù ở Vatican, một vụ cực kỳ hiếm, sau khi ông ra điều trần ở Tòa án Nhà nước Vatican.

Theo cuộc điều tra của báo L’Espresso, Hồng y Angelo Becciu bị cáo buộc đã thiết lập tác vụ để làm giàu cho gia đình mình: “Cựu phụ tá Quốc vụ khanh đã yêu cầu và xin được hai lần từ Hội đồng Giám mục Ý và một lần từ Quỹ Thánh Phêrô một khoản vay không hoàn lại cho tổ hợp Spes, chi nhánh hoạt động của Caritas Ozieri, tỉnh bằng Sassari, mà người chủ và đại diện hợp pháp là ông Tonino, anh của ngài.”

Theo báo L’Espresso, vụ tòa nhà London chỉ là “sản phẩm cuối cùng của một cách làm trong việc quản lý tài chính của Vatican”.

Nhân viên bàn giấy, luật sư và tay chân

Thực tế sẽ còn gây sốc hơn vì Quỹ Thánh Phêrô được dành riêng cho các tổ chức từ thiện của giáo hoàng, đến mức Quỹ này được gọi là “tiền của người nghèo”. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Theo báo L’Espresso, vụ tòa nhà London chỉ là “sản phẩm cuối cùng của một cách làm trong việc quản lý tài chính của Vatican, nơi có các tác nhân bệnh hoạn, lợi ích chòng chéo và mâu thuẫn lợi ích quá hiển nhiên, vì thế họ chỉ có thể là nhân vật chính trên sân khấu.”

Người ta còn nói các dịch vụ đáng ngờ khác và buôn bán bất chính, tác động của “vương quốc các nhân viên bàn giấy, luật sư, người tay chân mà trong nhiều năm đã chuyển tiền trên mạng lưới các quỹ và công ty có vốn ở các thiên đàng trốn thuế, đảm bảo bí mật về các thương vụ cá nhân của Hồng y Becciu và gia đình ngài, đồng thời thiết lập một cơ chế tống tiền tạo một lỗ hỗng 454 triệu âu kim.”

Hồng y Becciu choáng váng

Trong một thông báo được phát ngày 25 tháng 9, Hồng y George Pell, Bộ trưởng Bộ Kinh tế tại thời điểm xảy ra sự kiện, đã chấp thuận quyết định của Đức Phanxicô trong lời tuyên bố  vừa rõ ràng vừa dứt khoát: “Đức Phanxicô được bầu để làm sạch tài chính của Vatican. Ngài có vai trò về lâu về dài và phải được cám ơn và khen ngợi cho các phát triển gần đây. Tôi hy vọng việc dọn dẹp giáo triều sẽ được tiếp tục ở Vatican và ở Bang Victoria, Úc.”

Về phần mình, Đức Hồng Y Becciu cho mình vô tội. Trong cuộc họp báo sáng thứ sáu 25 tháng 9, Đức Hồng Y Becciu tuyên bố: “Tôi cảm thấy hơi choáng. Ngày hôm qua cho đến 6:02 chiều, tôi còn thấy mình là bạn của Đức Giáo hoàng, tôi là người trung thành thi hành lệnh của giáo hoàng. Rồi ngài nói với tôi, ngài không còn tin tưởng tôi nữa vì ngài đã nhận được báo cáo từ các quan tòa cho rằng tôi đã biển thủ”. Trước khi đưa ra các hàng rào bảo vệ mình, đặc biệt hồng y bác bỏ việc dùng Quỹ Thánh Phêrô trong vụ tòa nhà ở London – và cho biết vụ này không ở trọng tâm cuộc thảo luận với giáo hoàng.

Sự cương quyết đáng kinh ngạc của Đức Phanxicô đối với người được xem là một trong các cộng tác viên thân cận nhất của ngài có thể được hiểu đây đã đến lúc không còn khoan nhượng.

Luật chống tham nhũng mới

Đây không phải là vụ bê bối tài chính đầu tiên xảy ra ở nước nhỏ nhất thế giới, đã có các vụ Vatileaks. Sự khác biệt là lần này hoạt động minh bạch được thực hiện bên trong thể chế, điều này cho thấy cả một thay đổi văn hóa đáng chú ý, dù chúng ta thấy, vấn đề dường như chưa kết thúc. Sự cương quyết đáng kinh ngạc của Đức Phanxicô đối với người được xem là một trong các cộng tác viên thân cận nhất của ngài có thể được hiểu đây đã đến lúc không còn khoan nhượng trong lĩnh vực tài chính, trong đường hướng Luật chống tham nhũng vừa có hiệu lực ngày 15 tháng 7 vừa qua tại Vatican.

Tham nhũng là chủ đề chính của triều giáo hoàng Đức Phanxicô. Đối với ngài, trên thực tế, đây không phải không phải là vấn đề đơn thuần tài chính. Đây là vấn đề chạm đến thiêng liêng mà ngài xem còn nặng hơn là tội. Trong một giờ Kinh Truyền Tin năm 2019, ngài tuyên bố: “Tham nhũng như một loại ma túy mà chúng ta trở nên nghiện. Một số người nghiện tham nhũng như nghiện ma túy: họ nghĩ họ có thể tham nhũng và họ dừng lại khi họ muốn (…) Chúng ta bắt đầu bằng một vụ nhỏ ở đây, một số tiền nhỏ ở kia, một vụ hối lộ ở đó và như thế chúng ta mất tự do của mình”.

Sự trừng phạt của Đức Phanxicô làm nổi bật khía cạnh quản trị mà công chúng ít được biết đến của ngài, nhạy cảm hơn với những lời ngài nói về lòng thương xót và bác ái: khả năng quyết định và không thương xót khi ngài cho là cần thiết. Tuy nhiên không phải là không có va chạm. Nếu Đức Hồng Y Pell hoan nghênh quyết định của Đức Phanxicô thì ông Luis Badilla, giám đốc trang mạng Sismografo chuyên về Vatican, người quyền lực và thạo tin, ông bảo vệ sự giả định vô tội của hồng y Becciu, ông so sánh vụ Đức Hồng Y Pell và Đức Hồng Y Becciu, ông viết: “Nếu một ngày nào đó hồng y – không chắc xảy ra vì cho đến bây giờ ngài chưa được xét xử – được cho là vô tội, thì một lời tuyên bố lạnh lùng và quan liêu thường thấy sẽ xảy ra. Cũng cần nhắc lại, có hàng chục người, những người cộng tác gần gũi với Đức Phanxicô đã bất ngờ thấy công việc của mình bị chấm dứt, mà không có một lời giải thích, bằng chứng hay lời cám ơn nào”.

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, Rôma, 2020-09-25
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Tác giả: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập760
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm758
  • Hôm nay118,771
  • Tháng hiện tại1,031,035
  • Tổng lượt truy cập57,132,672
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây