Lạm dụng tình dục: Những người biết và không nói gì

Thứ ba - 04/09/2018 20:18

-

-
Trong vài tuần tới, Tổng Giám mục Luc Ravel, giáo phận Strasbourg sẽ công bố một thư mục vụ về vấn đề lạm dụng tình dục. Noi theo Đức Phanxicô, ngài mời gọi giáo dân đoàn kết và xin giáo dân đừng im lặng về những chuyện họ đã biết dù những chuyện này đã cũ.
Lạm dụng tình dục: Những người biết và không nói gì
 
Trong vài tuần tới, Tổng Giám mục Luc Ravel, giáo phận Strasbourg sẽ công bố một thư mục vụ về vấn đề lạm dụng tình dục. Noi theo Đức Phanxicô, ngài mời gọi giáo dân đoàn kết và xin giáo dân đừng im lặng về những chuyện họ đã biết dù những chuyện này đã cũ.
 
 
Một số lớn tín hữu công giáo bị chấn động về các vụ lạm dụng tình dục vừa qua. Cha thông cảm và chia sẻ nỗi giận của họ?
 
Tôi hiểu nỗi giận của họ sau nhiều vụ tiết lộ các tác giả lạm dụng và về cách Giáo hội và các giám mục xử lý các vụ này. Tôi hiểu một người yêu Giáo hội họ sẽ bị giao động tận cùng và sự giao động này phát sinh từ sự nỗi giận chính đáng. Tôi phải thú nhận, trong những năm gần đây tôi đã ngây ngô, tôi mới ý thức, và không phải chỉ một mình tôi; vì trong tu viện của tôi, với một quá trình tu hành hơi đặc biệt, và đúng, tôi không hồ nghi một sự khốn cùng đạo đức và tội ác như vậy lại có thể làm hại và gây trở ngại cho sứ vụ và cho sự mở rộng của Giáo hội như vậy.
 
Và từ khi tôi làm giám mục, nhưng nhất là trong năm nay gần đây, tôi dần dần ý thức tầm rộng lớn của sự đau khổ gây ra do các lạm dụng này, trước hết trên các nạn nhân và sau đó là trên Giáo hội. Bây giờ tôi không còn ở trong tâm trạng giận dữ, nhưng đau khổ trong lòng và đau đớn. Tôi tự nhủ “là như vậy”.
 
Nhưng một giám mục không thể giới hạn chừng đó?
 
Không, với trách nhiệm như trách nhiệm của tôi, tôi không thể hài lòng nói: “Đó là như vậy, con người là xấu, các linh mục cũng là những người tội lỗi”. Tôi phải hành động. Tôi có trách nhiệm gấp đôi, là tu sĩ và là giám mục để hành động với các nạn nhân, các linh mục phạm tội và với tất cả dân Chúa. Dân Chúa mà noi theo gương Đức Phanxicô tôi phải giải thích và hướng dẫn họ.
 
Làm thế nào giúp tín hữu đi qua thử thách này về mặt thiêng liêng?
 
Làm thế nào để đi tới về mặt thiêng liêng? Phải ở trong tình tương trợ. Trong bức thư gần đây, Đức Phanxicô đã xin toàn dân Chúa đoàn kết với nhau. Thánh Phaolô đã nói, một chi thể đau thì toàn cơ thể đau. Có nghĩa là chúng ta phải cùng với toàn Giáo hội – giáo dân, linh mục, thừa tác vụ – hội nhập hành động. Trong tinh thần này, tôi mong chúng ta sẽ đi tới và đặt mọi sự cụ thể vào đúng chỗ của nó. Sắp tới đây tôi sẽ công bố bức thư mục vụ thứ nhì nói đến vấn đề lạm dụng tình dục trong Giáo hội. Trực giác này đến với tôi trước khi bức thư của Đức Phanxicô công bố, nhưng bức thư này đã làm cho tôi khẳng định sự cần thiết trong vai trò người con vâng lời Giáo hội, tôi phải chuyển lại các lời của giáo hoàng. Chúng ta cần tìm câu trả lời cho ngài ở địa phương của mình, để bắt tay vào các chỉ dẫn đầu tiên. Chúng ta cần suy nghĩ để biết, làm cách nào thể hiện tình tương trợ, để nó không phải là một làn sóng thiện cảm hay đơn thuần chỉ thêm một lời nguyện vào lời nguyện giáo dân.
 
Theo cha, tình tương trợ nào mà dân Chúa cần phát triển?
 
Một tình tương trợ đối với các nạn nhân, lắng nghe họ, hiểu họ, tháp tùng họ. Nhưng cũng là tương trợ bằng cách không im lặng trước các sự việc. Vì ngoài việc các giám mục bao che còn có một sự im lặng chung của dân Chúa mà chúng ta vẫn còn khổ tâm khi tố cáo. Trong ba mươi trường hợp mà tôi xử lý ở giáo phận, khi tôi nói chuyện với các nạn nhân, tôi nhận ra họ biết nhưng họ không nói gì. Năm 2018, có những người biết các trường hợp nặng nhưng họ không nói, thậm chí còn không muốn tin. Tôi muốn các linh mục lạm dụng phải là những người đầu tiên bị tố cáo, rồi đến các giám mục, nhưng dân Chúa cũng chia sẻ một cái gì trong sự im lặng này. Một ngày nọ, một người kể cho tôi nghe một chuyện, họ nói “linh mục đã làm như vậy…”. Tôi trả lời, “vì sao con không nói ra?”. Tình tương trợ áp đặt một ý thức cho toàn thể dân Chúa. Tôi tin chắc trong lòng, con số nạn nhân được biết chưa phải là con số nạn nhân thật sự.
 
Làm thế nào để hiểu lời kêu gọi cầu nguyện và ăn chay như tinh thần trong thư của Đức Phanxicô?
 
Đức Phanxicô liên hệ ăn chay và cầu nguyện qua đoạn Tin Mừng sau khi Biến hình, Chúa Giêsu xuống Núi, Ngài gặp một người đàn ông xin chữa cho con mình quỷ nhập: “Tôi có xin các môn đệ Thầy trừ tên quỷ đó, nhưng các ông trừ không được”. Sau khi Chúa Giêsu trừ quỷ, các môn đệ hỏi Ngài: “Tại sao chúng tôi, chúng tôi không trừ được?” Chúa Giêsu trả lời: “Loại đó không gì đuổi nó được ngoài lời cầu nguyện”. Ngày nay chúng ta đứng trước một cái gì không thể trừ được bằng các phương cách bình thường. Đối với giáo hoàng, một ung nhọt tấn công một phần của Giáo hội và ung nhọt này làm sốt toàn thân. Ngài muốn chúng ta có phản ứng không phải đúng thời nhưng phản ứng sâu đậm vừa về mặt cơ cấu, thể chế và vừa về mặt siêu nhiên.
 
Cuộc chống lạm dụng nên phòng ngừa từ nguồn, nhất là khi chọn và đào tạo các chủng sinh…
 
Đây là một trong các chủ đề cần suy nghĩ, nhưng cẩn thận không nên có các kết luận quá nhanh. Đưa các chủng sinh đến gặp tâm lý gia có đủ không? Đó là một con đường, nhưng tôi không nghĩ là đủ để trả lời cho các các buông lỏng mà tôi đọc trên thời sự cũng như trong các hồ sơ của tôi. Nói một cách khác, tất cả các tâm lý gia, các bác sĩ, các giám đốc chủng viện đều biết, trong bảy năm, một người có thể có hạnh kiểm không chê vào đâu được, nhưng một khi họ ở cương vị trách nhiệm, họ có thể sa ngã. Chúng ta đừng ngây thơ nghĩ rằng có đào tạo về mặt tâm lý là đủ, dù là rất cần. Để đáp ứng cho các vấn đề lạm dụng, cả một não trạng của dân Chúa cần phải theo dõi trong quan hệ với thẩm quyền, vì các lạm dụng tình dục này là các lạm dụng quyền lực. Các linh mục lạm dụng đã dùng uy quyền, dùng quyền lực của mình để làm những chuyện đồi bại.
 
Đó là chủ nghĩa giáo quyền mà Đức Phanxicô lên án…
 
Uy quyền là vấn đề ở cả hai phía: phía dùng và phía đồng ý cho dùng. Chủ nghĩa giáo quyền không bao giờ có hiệu quả tiêu cực nếu nó không được chấp nhận, thỏa thuận, thậm chí còn được các cộng đồng kitô hữu cổ động. Trong tình hình hiện nay, giáo dân cũng phải đặt vấn đề như các linh mục, giám mục và các giám đốc chủng viện đặt vấn đề. Đó là điều mà Đức Phanxicô muốn nói và đó là chuyện mới trong việc xử lý công việc từ mười năm nay. Khi tôi còn nhỏ, cha xứ của tôi không bao giờ đi một mình với một nhóm trẻ em. Làm sao các tín hữu lại để các linh mục một mình với trẻ em trong suốt cuối tuần tĩnh tâm hay đi cắm trại? Các quy tắc đúng lý và cẩn trọng không được tất cả áp dụng ở một số thời nào đó. Cũng như con số người vi phạm và con số các nạn nhân cho tôi thấy, không phải chỉ là sự đồi bại của một số người, nhưng là sự đồi bại trên một não trạng không thích ứng. Không để bị rơi vào tình trạng coi thường cũng như ngờ vực, tương quan giữa các linh mục và các cộng đồng phải được tiến hóa theo nghĩa phải lấy trách nhiệm, không phủ nhận uy quyền của linh mục, nhưng cũng không thần thánh hóa họ trong hình thức tôn thờ họ.
 
Thay đổi não trạng cần thời gian
 
Công việc này chỉ mới bắt đầu, và nó sẽ đi từng bước. Tôi không thấy giải pháp tận căn để mình có thể chặt đầu tất cả mọi người. Chúng ta cần phải làm việc trên vấn đề não trạng tôn giáo này dưới ánh sáng của các văn bản của Công đồng Vatican II và với sự giúp đỡ của Đức Phanxicô, người mà tôi hoàn toàn tin tưởng, dù cho có bức thư của cựu sứ thần Viganò.
 
Antoine Pasquier (famillechretienne.fr) -Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Tác giả: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập70
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm67
  • Hôm nay13,361
  • Tháng hiện tại668,648
  • Tổng lượt truy cập67,693,495
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây