Tháng các Đẳng: Hoài niệm về một vị Linh Mục.

Thứ năm - 03/11/2011 10:03

-

-
Ai là những học sinh của trường Pellerin của những năm 1964 trở về trước chắc không thể nào quên nổi vị Linh Mục tuyên úy của trường, Cha Nguyễn Văn Thích, đặc biệt nhìn bề ngoài, con người không tìm đâu ra một miếng thịt, toàn da bọc xương, ốm tong ốm teo, nhưng có lẽ Chúa cho Ngài hai lá phổi rất lớn, nên giọng nói oang oang...
Tháng các Đẳng: Hoài niệm về một vị Linh Mục.
 
Linh mục Nguyễn Văn Thích, Giáo phận Huế.
Nhân dịp tháng các Thánh Nam Nữ và các Đẳng Linh hồn, tôi xin ghi lại một vài kỷ niệm về một vị cố Linh Mục. Học trò của Ngài đã viết rất nhiều về Ngài. Tôi không phải là học trò của Ngài, nhưng có dịp gặp Ngài lúc tôi là học sinh và gặp lại Ngài khi tôi lớn tuổi và Ngài cũng đã quá già ở tại Nhà Chung.
 
Ai là những học sinh của trường Pellerin của những năm 1964 trở về trước (tôi chỉ nói tới mốc nầy vì cuối niên khóa nầy tôi xa trường), chắc không thể nào quên nổi vị Linh Mục tuyên úy của trường, Cha Nguyễn Văn Thích, đặc biệt nhìn bề ngoài, con người không tìm đâu ra một miếng thịt, toàn da bọc xương, ốm tong ốm teo, nhưng có lẽ Chúa cho Ngài hai lá phổi rất lớn, nên giọng nói oang oang, không phù hợp với thể trạng của một bộ xương có da bọc.
 
Tôi là một học sinh bán trú, không có đạo, học từ năm lớp nhì cho đến năm đệ nhị tại đây, mấy mươi năm sau, tôi mới được trở nên một Tân tòng.
 
Cứ mỗi thứ 6 đầu tháng, tất cả học sinh đều tập trung về nhà thờ của trường để tham dự thánh lễ. Một điều làm cho tôi nhớ và mang theo trong suốt cuộc đời, những tháng ngày còn trong quân đội, mặc dù chưa theo đạo, nhưng những lúc khó khăn hay gặp những trường hợp nguy hiểm thì câu nói của Ngài sau khi tráng chén trước khi trở về ghế ngồi suy niệm, đều nghe rõ mồm một bên tai: “Một lưỡi đòng đâm vào cạnh nương long Đức Chúa Giêsu, giọt máu cuối cùng đã đổ ra, chứng tỏ tình yêu Ngài dành cho ta vô hạn”…)
 
Mỗi Thánh lễ trong bảy tám năm trường các ngày thứ 6 đầu tháng, không có một câu suy niệm nào khác ngoài câu nầy. Tụi tôi, 4 đứa không có đạo, hễ Ngài tráng chén xong, xếp khăn đặt lên chén, là chúng tôi cúi xuống cùng nhau nói trước câu suy niệm của Ngài, coi thử có sai hay Ngài nói khác không. Nhưng không, vẫn cử chỉ và giọng nói đó. Cho đến mấy chục sau, mãi tới bây giờ tôi không còn nhớ được một kỷ niệm nào của mái trường mà độc nhất hình ảnh, câu nói và giọng nói ấy vẫn ám ảnh, vẫn bên tai.
 
Tôi nghĩ đó cũng là hành trang mà Ngài trang bị cho tôi sau nầy trở nên con cái của Chúa.
 
Tôi xin ghi một đoạn với dấu hỏi trong ngoặc. (Đối với các Tân tòng khác, có lẽ tôi là người gặp khó khăn nhiều nhất từ khi học giáo lý cho đến khi nhận Bí Tích rửa tội. Quý vị cũng đã biết Trường Pellerin thời đó là nhà Dòng Sư Huynh, học sinh không cần biết lương hay giáo, vào lớp là phải học từ Kinh Nghĩa cho tới Phúc Âm, đọc kinh hôm mai, nhật một, tất cả đều bằng tiếng Pháp, có trả bài, có điểm và có cả roi mây. Cho dù cất dấu bao nhiêu năm đi nữa nhưng khi gợi lại thì vẫn nhớ, không 100% thì lõm bõm từng đoạn kinh tiếng Pháp, sau khi làm đơn xin theo đạo, tôi được Cha Sở Phủ Cam thời đó gởi cho chị Madalêna Trương Thị Lý dạy.
 
Tôi đã 2 lần bị hoãn lễ rửa tội, từ lễ bổn mạng Giáo xứ, kính hai  thánh quan thầy Phêrô và Phaolô, qua Đại Lễ Giáng Sinh, rồi cuối cùng đến ngày bổn mạng thánh Phaolô trở lại 25 tháng giêng. Chiều 24, tôi được gọi lên trước bàn nhỏ trên cung Thánh, đặt tay lên sách Phúc Âm, thề 3 lời. Không hiểu nghi thức nầy dành chung cho mọi Tân tòng hay chỉ đặc biệt cho tôi? Tôi cũng đã đỡ đầu rất nhiều Tân tòng, sao không nghe con cái linh hồn họ hỏi tôi điều nầy?)
 
Gặp lại lần thứ hai.
 
Trích hai câu thơ trong bài Nên Thánh của nhà thơ Cát Trắng:
 
…. (Khi chung quanh đang cay đắng ngậm ngùi
Biết chia sớt tìm vui trong Chúa
)…

Đọc hai câu thơ, tôi gợi nhớ tới Ngài, tôi xin mạo muội ghi theo cách nhìn và suy nghĩ của cá nhân tôi:
 
Ngài là một vị Thánh, bởi vì trong cuộc đời tôi chưa từng thấy ai có lối hành xử như Ngài.
 
(…Biết chia sớt tìm vui trong Chúa…)
Khi chung quanh đang cay đắng
…)
 
Nghề của tôi là nghề xe đạp thồ, bến xe là tổ xe thồ cầu Phủ Cam, phía bên nầy cầu là đường Phan Châu Trinh, còn bên kia cầu, là đường Phan Đình Phùng. Ngồi bên nầy nhìn qua bên kia, cổng ra vào Nhà Chung rất rõ.
 
Một buổi sáng nọ trong cổng đi ra một vị linh mục, nhìn qua là biết ngay đó là Cha Thích, thời đó có hai ông cha ốm như nhau đó là ông Cha giáo xứ Tiên Nộn và Ngài. Ông Cha Tiên Nộn có dáng đi thắng đứng, còn Ngài thì hơi nghiêng và bước đi chậm, chiếc nón lá rộng vành, cái áo đen hai vạt, người ta hay gọi đó là áo cháo chè. Tôi thấy Ngài ra khỏi cổng như sắp sửa lên cầu, tôi vội vàng dẫn chiếc xe đạp chạy qua, có nghĩa là chạy qua kiếm mối, vì thường các Ngài đi bao giờ cũng cho tiền rất hậu, trong túi có mấy là cho mấy. Tới đầu múi cầu, tôi hỏi Ngài:
 
- Thưa Cha, Cha muốn đi đâu, con đưa Cha đi?
 
Ngài không nói đi đâu mà nói chuyện, nói rất lâu, rồi hỏi qua lý lịch cuối cùng Ngài hỏi:
 
- Sáng nay anh đã ăn chi chưa?
 
Tôi trả lời:
 
- Dạ có, mấy khúc sắn (củ mì)
 
Ngài thọc tay vào túi áo moi ra một gói giấy, Ngài nói:
 
- Phần ăn sáng của Cha, anh dùng thêm mà đạp xe cho mạnh.
 
Tâm tình một hồi Ngài trở lại Nhà Chung, tôi hỏi tại sao Cha không đi đâu đó, Ngài nói thôi ngày khác.
 
Mấy hôm sau cũng trang phục như trước Ngài đi ra tôi cũng vội chạy đón, cũng một gói thức ăn Ngài moi trong túi ra cho tôi, hỏi thăm vài ba câu Ngài nói Ngài rất muốn đi bộ, Ngài qua cầu đi theo đường Phan Chu Trinh về hướng An Cựu, gần 10 giờ sáng trời rất nắng thấy Ngài đi trở về lại, đi rất chậm, tới gần thì thấy Ngài đi chân đất, đầu không đội nón, tôi nhảy xuống đạp đón Ngài, tuyệt đối Ngài không chịu leo lên xe, tôi hỏi:
 
- Nón và dép của Cha quên nhà nào rồi để con chạy tới lấy cho, đi chân đất đạp mảnh chai là què chân, già rồi mà ngồi một chỗ thì cực lắm.
 
Ngài nói:
 
- Cha cho họ rồi, chạy gạo nuôi con mà chạy chân đất lỡ què thì cực cả nhà. Nón cũng cho mấy chị buôn bán rồi, đi ngoài chợ cả ngày mà không có chi che đầu họ đau thì gia đình họ khổ hơn mình...
 
Rồi tôi bỏ nghề xe đạp thồ, theo người ta đi lên núi tìm trầm, mỗi chuyến đi từ 15 tới 20 ngày, về nhà nghỉ vài ba hôm lại đi tiếp, thời gian sau hỏi thăm thì mới biết Chúa đã gọi Ngài khá lâu rồi.
 
… (Tôi cảm thấy Thánh không còn xa nữa
Thánh rất gần ở giữa chúng ta
Thánh chan hòa tình yêu Chúa bao la
Yêu cuộc sống và yêu ta luôn mãi
) …
 
Trích  Thơ của Cát Trắng.

Gioan BTX Nguyễn Đăng Ngôn
(Lễ các Thánh Nam Nữ 2011)
 

Tác giả: Nguyễn Đăng Ngôn

Nguồn tin: Trang tin TGP Huế.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập508
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm505
  • Hôm nay85,801
  • Tháng hiện tại891,056
  • Tổng lượt truy cập58,176,925
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây