Những nhà truyền giáo Công giáo vẫn tiếp tục công việc truyền giáo ở Libya.

Thứ sáu - 25/02/2011 10:44

ĐGM Sylvester Magro

ĐGM Sylvester Magro
Đang lúc cao trào giữa những người biểu tình và phe quân đội ủng hộ chính phủ chiến đấu để nắm quyền kiểm soát các thành phố thuộc Libya, các nhà truyền giáo Công giáo tiếp tục thực hiện các công việc của họ.

Những nhà truyền giáo Công giáo vẫn tiếp tục công việc truyền giáo ở Libya

Bài của Holdren Alan

(Tripoli, Libya, 24-2-2011, CNA/EWTN News) – Đang lúc cao trào giữa những người biểu tình và phe quân đội ủng hộ chính phủ chiến đấu để nắm quyền kiểm soát các thành phố thuộc Libya, các nhà truyền giáo Công giáo tiếp tục thực hiện các công việc của họ.

Người lãnh đạo của quốc gia, ông Moammar Ghadafi, đã hành động mạnh hơn vào những người biểu tình xuống đường đòi tự do. Benghazi và những thành phố khác ở nửa phía đông của đất nước được biết hiện giờ được điều khiển bởi những người biểu tình với sự hậu thuẫn quân sự.

Tripoli đang là một điểm nóng cho cuộc xung đột và các cơ quan thông tấn quốc tế tường trình có những vụ đánh bom và giết người tràn lan. Những xác nhận về tình trạng thực sự về các thành phố thật hiếm hoi, và những kênh truyền thông cũng hoạ hiếm như thế.

Ước tính số người thiệt mạng thay đổi từ 1.000 đến hàng chục ngàn và nói rằng các vụ đụng độ có thể leo thang thành chiến tranh dân sự. Hàng ngàn người dân, đặc biệt là công dân nước ngoài cư trú tại Libya, được sơ tán với số lượng lớn.

Một số người nhập cư châu Phi bất hợp pháp trong các nhà tù Libya đang bị các binh sĩ ủng hộ chính phủ buộc phải lựa chọn trở thành lính đánh thuê hoặc bị giết, Cha Mussie Zerai của cơ quan Habeshia Ý nói với Hãng Thông tấn MISNA.

Ngoài ra còn có báo cáo rằng những người nhập cư nam đang bị bắt cóc khỏi nhà của họ để có thể làm dịch vụ lính đánh thuê. Vai trò làm dịch vụ lính đánh thuê đã khiến cho tất những người nhập cư trở thành các mục tiêu cho những người chống đối Ghadafi.

Hãng tin SIR của các giám mục Ý cho biết Giáo hội Công giáo đang tổ chức cuộc di tản cho 500 người di cư bất hợp pháp, chủ yếu là người Eritreans.

Các linh mục Công giáo và giáo dân phải chống chọi trong những cơn bão thời tiết. Nhiều nữ tu trong các bệnh viện đang làm việc thêm giờ để cứu chữa những người bị thương vong từ các cuộc xung đột.

“Chúng tôi được bình an và đang tiếp tục công việc của chúng tôi, mặc dù tình hình không rõ ràng và không biết ai là người thực sự điều khiển thành phố”, Sr. Elisabeth thuộc Dòng Bác Ái Đức Mẹ Vô Nhiễm nói với MISNA từ Benghazi.

“Cảnh sát và quân đội đã biến mất, tất cả mọi người đang nghĩ đến sự an toàn của mình, bảo vệ nhà cửa, doanh nghiệp và hàng xóm của họ”.

Sr. Elisabeth cho biết là không rõ bao nhiêu người đã bị thương hoặc thiệt mạng. “Nhưng chúng tôi biết có rất nhiều”. Sơ nói thêm rằng người dân Libya rất “mệt mỏi”.

Trong một cuộc điện đàm ngắn với CNA ngày 24-2, Đức Giám mục Sylvester Magro, Giám mục Phó Địa phận Benghazi, cho biết, mối quan tâm chính của Giáo hội Công giáo “là để được gần gũi với những đau khổ, bệnh tật, và do đó, những cống hiến của chúng tôi vào những sự kiện này là vô giá vì sự gần gũi của chúng tôi đối với mọi người”.

Ngài nói rằng dân chúng Công giáo chia sẻ số phận như “những người khác” vào thời điểm này.

Đức Giám mục Giovanni Innocenzo Martinelli, Giám mục Phó của Tripoli, nói với Hãng Thông tấn Fides hôm 23-2 rằng, cộng đồng Công giáo ở Libya tạo thành khối “người nước ngoài” hoàn toàn. Trong khi những người châu Âu đã được sơ tán hầu hết, những người Philippines – những người hiện diện đặc biệt là những y tá bệnh viện – vẫn còn ở lại, nhưng những người nhập cư châu Phi “là những người cần sự giúp đỡ nhất”.

Đức Giám mục Martinelli “tin rằng nhiều người mong muốn trước nhất là hoà bình”.

Nói về Giáo Hội ở Tripoli, ngài nói rằng họ đã không gặp bất kỳ rắc rối nào. “Chúng tôi thậm chí đã có một số dấu hiệu của sự đoàn kết trên một phần của Libya, bằng hình thức hỗ trợ do các nữ tu và các Kitô hữu, như các y tá người Philippines đang phục vụ tại các bệnh viện địa phương”.

Ngài cho biết ngài đang giám sát chặt chẽ tình hình các cộng đồng tôn giáo. Đối với những người làm việc liên tục để điều trị các nạn nhân, họ có những hướng dẫn để họ có thể rời khỏi đất nước một thời gian ngắn để nghỉ ngơi nếu họ cảm thấy tinh thần và thể chất mệt mỏi.

Đức Giám mục Martinelli cũng nói rằng, một nhóm nữ tu làm việc với những người nhập cư tại Tripoli có thể sớm được rời khỏi thành phố vì dù sao “trong tình huống này là không ổn để làm việc”.

Đức Giám mục Martinelli và Magro giám sát 2 trụ điểm phối hợp các hoạt động của Giáo Hội từ thủ đô phía tây thành phố Tripoli và phía đông của Benghazi.

Để phục vụ những cộng đồng di dân lớn và đa dạng, các thánh lễ được tổ chức ít nhất mỗi tuần một lần cho tối thiểu 10 nhóm khác nhau phân chia theo quốc gia hoặc ngôn ngữ.

Các Thánh lễ cho người Hàn Quốc, Ấn Độ, Eritreans và Philippines được xen kẽ trong số những thánh lễ bằng tiếng Anh, tiếng Ý, Pháp, Ba Lan và Ảrập.

Các hoạt động giáo xứ vẫn còn chủ yếu được giám sát bởi các linh mục dòng Phanxicô. Trong một số thành phố, thị xã, nhưng đặc biệt ở Tripoli và Benghazi, các cộng đồng tôn giáo cũng có mặt.

Đến bây giờ, xung đột vẫn tiếp tục và dự báo nguy cơ xảy ra thương vong là rất lớn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, Gianni Pitella, nói với Đài Phát thanh Vatican rằng họ đã xác nhận có khoảng 10.000 người chết. Ông cảnh báo rằng con số sẽ tăng theo từng giờ.

Ông nói “sự điên cuồng tàn bạo của chế độ sử dụng hầu như bất kỳ phương tiện nào, ngay cả những điều tàn bạo nhất... để ngăn chặn các công dân tụ họp tại các quảng trường, trên các đường phố; những người này đang mơ sự tự do được thành hiện thực”. 

Hùng Nguyễn dịch

Đối thủ cuả nhà cầm quyền ở Bengasi hoan hô Chiến Thắng cuả họ chống lại Gaddafi - kẻ độc tài hiện đang mất sự kiểm soát ở thành phố bờ biển này. Nhiều vùng khác cuả quốc gia cũng đang được điều hành bởi các Địch Thủ cuả Bạo Chuá Gaddafi. Ảnh REUTERS 

Đối Thủ cuả Muammar al-Gaddafi tạm gián đoạn cuộc Phản Kháng (chống nhà cầm quyền độc tài) cuả họ trong giây lát để cùng nhau cầu nguyện ở Bengasi. Ảnh Getty Images

Hôm Thứ Năm (24-2-2011) một người biểu tình cầu nguyện tại bờ biển ở Bengasi cuả Libya. Ảnh REUTERS 

Tác giả: Holdren Alan, Hùng Nguyễn dịch.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập604
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại975,729
  • Tổng lượt truy cập57,077,366
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây