“Sóng ngầm” trong gia đình hiện đại

Chủ nhật - 19/01/2014 09:14

-

-
Có thể thấy ngày nay, mỗi thành viên trong gia đình hiện đại ai cũng cho rằng cần có “một chốn riêng”. Nhưng “chốn riêng” ấy trong một chừng mực nào đó đã bị đẩy lên quá mức, vô hình làm cho “cái chung” của gia đình vốn được tạo nên bởi những yêu thương bền chặt đã dần rạn nứt...
“Sóng ngầm” trong gia đình hiện đại
 
Mỗi người ai sinh ra cũng có một gia đình và thuộc về nơi ấy. Hạnh phúc hay bất hạnh của đời người âu cũng bắt nguồn từ đây. Với nền văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam, vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân còn đặc biệt hơn. Thế nhưng, cuộc sống hiện đại đang tác động khiến những mối quan hệ vốn khắng khít, bền chặt trong mỗi gia đình đã ít nhiều bị lỏng lẻo, tình cảm giữa các thành viên ngày càng xa. Có lẽ vì thế, chủ đề “Kết nối yêu thương” được phát đi trong lễ phát động Năm Gia đình Việt Nam 2013 càng có ý nghĩa hơn.
 
Một nhà nghiên cứu về sự phát triển của Gia đình và Giới đã nói rằng: “Dường như, ở gia đình hiện đại, người ta chỉ trông chờ vào một chức năng mà không thiết chế xã hội nào gánh vác có hiệu quả. Đó là chức năng thoả mãn nhu cầu tâm lý - tình cảm của mỗi cá nhân. Con người kỳ vọng vào điều này và khi không được như mong muốn thì mối dây liên kết trở nên mong manh”.
 
Có thể thấy ngày nay, mỗi thành viên trong gia đình hiện đại ai cũng cho rằng cần có “một chốn riêng”. Nhưng “chốn riêng” ấy trong một chừng mực nào đó đã bị đẩy lên quá mức, vô hình làm cho “cái chung” của gia đình vốn được tạo nên bởi những yêu thương bền chặt đã dần rạn nứt, không hiếm trường hợp tan vỡ. Bà Lê Thị Thanh Nhã - Phó Phòng Văn hóa- Gia đình Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TPHCM cho rằng: "Khi đời sống vật chất của người ta bắt đầu tăng lên, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được hưởng thụ có đời sống riêng, phòng riêng sẽ có cho mỗi người trong gia đình, phương tiện riêng cũng có... rồi nề nếp sinh hoạt của mỗi người đi về cũng khác nhau. Vật chất thuận lợi như vậy nó lại làm cách quãng sự liên lạc giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Sự giao lưu giữa các thành viên trong gia đình không còn được liền mạch nữa và dần dần cái gì mà ít làm thì từ từ người ta cũng phôi pha đi rồi lần lần họ không còn nề nếp gia đình nữa".
 
Sự mong manh ấy chính là thực tế đang diễn ra và trở thành thách thức mà các gia đình hiện đại phải đối mặt. Đầu tiên, vết nứt gây tổn thương có thể ai cũng biết và từng nghe, đó là vấn đề bạo lực gia đình. Theo một kết quả nghiên cứu mới nhất về gia đình Việt Nam cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2012, cả nước đã có gần 180.000 vụ bạo lực gia đình, trong đó hơn 16.000 vụ bạo lực đối với người cao tuổi, 23.000 vụ với trẻ em; với phụ nữ, cứ 3 người có gia đình hoặc đã từng có gia đình lại có một người từng bị bạo hành. Tình trạng này xảy ra ngay với chính những mối quan hệ mà có khi chính chúng ta nghĩ rằng, họ chẳng thể làm tổn thương nhau như cha mẹ bạo hành con cái, rồi ngược lại, con cái làm tổn thương chính cha mẹ mình. Nhiều sự việc đã được phơi bày ra ánh sáng, đã bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật, nhưng vấn đề  này vẫn tồn tại, để lại nhiều nhức nhối cho xã hội: "Phần lớn những gia đình dẫn đến ly hôn lại do vấn đề về bạo lực, không ngoại trừ gia đình nào cả. Không kể là nông thôn hay là thành phố, trí thức hay bình dân... và điều này đúng với xã hội công nghiệp hiện đại. Ở những nước công nghiệp hóa, chúng ta thấy bạo lực gia đình cũng là vấn đề nổi cộm chứ không chỉ có ở nước mình đang trong quá trình chuyển đổi". Đúng như những gì PGS. TS Lê Ngọc Văn - Trưởng Phòng Nghiên cứu gia đình, Viện Gia đình và Giới vừa cho biết, mỗi năm ở Việt Nam  có tới hàng ngàn vụ ly hôn xảy ra và con số này có xu hướng gia tăng.
 
Từ thực tế nói trên, thiết nghĩ phải chăng khi cuộc sống trôi đi quá nhanh, con người phải bươn chải cật lực, vắt kiệt sức cho cuộc mưu sinh thì thời gian họ dành cho ngôi nhà, cho mái ấm gia đình  ngày càng vơi. Nhiều người cho rằng: “Mỗi thành viên trong gia đình hiện đại dễ rơi vào trường hợp thiếu trách nhiệm với gia đình vì thiếu thời gian?”. Thế nhưng, nói cho cùng, thời nào gia đình cũng cần một ngọn lửa để giữ ấm hạnh phúc.
 
Một khía cạnh khác, đó là bên cạnh những người vợ, người mẹ luôn ngự trị tư tưởng “Vì chúng ta là mẹ, là vợ, nên đương nhiên ta phải hi sinh cho những ước vọng thầm kín cá nhân”, thì ngày nay, bình đẳng giới đã tạo điều kiện để nhiều phụ nữ được cởi bỏ những rào cản, có nhiều cơ hội thể hiện tài năng, thậm chí làm chủ kinh tế gia đình. Song, đâu đó vẫn còn những người phụ nữ thành đạt mà không hạnh phúc. Vẫn có những mái nhà nguội lạnh vì hai vợ chồng không tìm được sự cảm thông. Thế nên, chuyên gia tâm lý Lương Minh Nhật cho rằng làm thế nào để có sự hòa quyện của vợ và chồng trong ngổn ngang của cuộc sống ồn ã này, đó là điều không dễ: "Vợ chồng xây dựng gia đình hạnh phúc là cả hai người cùng xây dựng. Trong đó, hai người cùng làm kinh tế, cùng về chia sẻ chăm sóc nuôi dạy con, cấu trúc trong gia đình như thế nào? Sắp xếp khoa học như thế nào? Mình chia sẻ công việc xã hội, công việc gia đình, công việc học hỏi.... Ví dụ như chồng giỏi công nghệ thông tin thì có thể chỉ cho vợ, đấy chính là cái yêu thương. Ngược lại,vợ lại nấu nướng quan tâm đến chồng. Vợ thì thích nói những lời nói yêu thương thì nên có những câu nói giao tiếp... Bây giờ, nhiều người đàn ông học giao tiếp rất nhiều, rất lịch sự thì tại sao không nói với vợ những lời nói yêu thương đấy để vợ hài lòng phấn khởi, rồi người ta lại phấn đấu nhiều hơn".
 
Hiện nay, giáo dục gia đình đã được quan tâm nhiều hơn bởi sau những ngộ nhận, người ta hiểu rằng không có gì có khả năng tác động mạnh mẽ tới con người hơn gia đình. Gia đình đúng nghĩa là cái nôi không thể thiếu đối với bất kỳ một trẻ thơ nào. Thế nhưng, theo một kết quả điều tra về gia đình Việt Nam, có tới 20% các ông bố và 7% các bà mẹ hoàn toàn không dành một chút thời gian nào cho việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Chuyên gia tâm lý Lê Minh Nga - Giám Đốc Trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình khẳng định:"Một đứa bé không được sống trong không khí gia đình, mà nói một cách rõ ràng là sống trong không khí gia đình để tiếp thu đầy đủ những giá trị truyền thống của gia đình, cũng như đất nước, nếu không sẽ đi sai lệch con đường. Chúng ta thấy là hiện nay có một số em vi phạm về pháp luật hoặc là có những em hoàn cảnh khó khăn thì chúng ta thấy là các em đều gặp trắc trở trong cuộc sống. Rồi về mặt đạo đức cũng bị tha hóa đi, cho nên gia đình là một yêu tố rất quan trọng để hình thành nhân cách, đạo đức cho trẻ ngay từ nhỏ".
 
Một triết gia phương Tây từng nói: “Dù tồi tàn đến đâu nhưng không nơi nào trên thế giới có thể sánh được với mái ấm gia đình”. Gia đình có thể trở thành tổ ấm hay tổ lạnh, là thiên đường hay chốn ngục tù... tất cả phụ thuộc vào sự chung tay góp sức của mọi thành viên cùng với sự hỗ trợ tích cực và từ phía xã hội. Dù ở thời đại nào thì gia đình vẫn là chốn quay về bình yên nhất.

Tác giả: Theo Hồng Thúy (VOH)

Nguồn tin: voh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập424
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm422
  • Hôm nay119,155
  • Tháng hiện tại1,830,572
  • Tổng lượt truy cập59,116,441
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây