Cha mẹ ly hôn, con dễ thành tội phạm

Thứ tư - 11/06/2014 09:46

-

-
Với những gia đình chỉ còn một bố hoặc một mẹ thì sự kiểm soát, uốn nắn này sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Hệ quả dễ thấy là có những bé trở nên hung hăng...
Cha mẹ ly hôn, con dễ thành tội phạm
 
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh – BV Nhi Đồng 1 chia sẻ: “Ly dị luôn gây sốc và đau khổ cho đôi vợ chồng đã từng yêu thương và xây dựng cuộc sống chung với nhau. Khi chia tay, cuộc sống của gia đình bị xáo trộn, nhiều sự thay đổi xảy ra như nhà ở, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nội ngoại bị xáo trộn. Trẻ phải thay đổi trường học, gây khó khăn cho sự thích nghi mới”.
 
 
Trên thực tế, có rất nhiều trẻ em đã thay đổi tính cách sau khi bố mẹ ly hôn. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một số thay đổi tiêu cực ở trẻ, để cha mẹ cần biết phải đối mặt và có phương pháp tốt nhất cho con mình:
 
1.  Nghèo kỹ năng giao tiếp xã hội
 
Trẻ em có cha mẹ ly thân khi chúng còn nhỏ sẽ không phát triển được các kỹ năng giao tiếp xã hội, để đối phó với thế giới bên ngoài vô vàn thử thách và đầy rẫy những tệ nạn rình rập. Bởi ngay từ khi còn nhỏ, chúng đã cảm thấy tự ti, mặc cảm, muốn sống thu mình lại với nỗi đau bố mẹ chia ly, cuộc sống nội tâm của trẻ sẽ ảnh hướng rất nhiều tới khả năng giao tiếp, hướng ngoại với xã hội bên ngoài.
 
2.  Dễ bị bệnh
 
Việc ly hôn của bố mẹ đặt nhiều áp lực lên trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Vấn đề ly hôn của bố mẹ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến chúng dễ mắc nhiều bệnh tật hơn. Bởi ly hôn dẫn đến thiếu hụt sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu của cả bố và mẹ, chúng sẽ luôn cảm thấy bất an, không yên tâm vì cuộc sống của mình.
 
3.   Ảnh hưởng việc học hành
 
Với nhiều gia đình, sự kiện ly hôn có thể kéo theo việc bé con phải chuyển chỗ ở hoặc nơi học hành. Nếu bé may mắn không phải chuyển trường và làm quen lại thầy cô, bạn bè mới thì những trêu ghẹo vô ý từ bạn cùng lứa về tình trạng “thiếu cha” hoặc “vắng mẹ” có thể làm trẻ sợ đến trường. Ngoài ra, những môn học có thể tham vấn ý kiến từ bố hoặc mẹ như trước đây cũng bị gián đoạn càng làm cho tình hình học hành của bé thêm phần nghiêm trọng. 

 
 
4.    Tính tình thất thường, hung hăng
 
Không phải ngẫu nhiên khi sự phát triển tâm sinh lý của bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều cần sự giáo dục mang tính cương nhu tuỳ lúc của bố mẹ (mỗi người giữ một vai trò nghiêm khắc và dỗ dành nhất định). Với những gia đình chỉ còn một bố hoặc một mẹ thì sự kiểm soát, uốn nắn này sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Hệ quả dễ thấy là có những bé trở nên hung hăng, hiếu chiến trong khi những trẻ khác có thể rụt rè và tự ti trước cuộc sống.
 
5.   Dễ sa ngã 
 
Khảo sát năm 2009 của Công ty Luật Mishcon de Reya (Anh) với 2.000 người có cha mẹ ly hôn. Kết quả không hề có dấu hiệu khả quan. Trong số các đối tượng được phỏng vấn có tới 42% chứng kiến những trận cãi vã, 49% phải chịu trách nhiệm an ủi cha/mẹ, 24% chỉ được chọn sống với hoặc bố hoặc mẹ, 10% quay sang con đường phạm tội, và 8% từng tìm tới cái chết như một sự giải thoát. Nghiên cứu đăng trên Public Health của Đại học Toronto (Canada) phát hiện, người có cha mẹ ly hôn thường bắt đầu hút thuốc sớm hơn bình thường. Theo kết quả sau khảo sát trên 19.000 người Mỹ, nam giới xuất thân từ gia đình tan vỡ có khả năng hút thuốc trước khi bước sang tuổi thành niên cao hơn 48% và ở nữ giới là 39%.
 
6.   Tăng nguy cơ ly hôn sau này
 
Khi bố mẹ không còn giải pháp nào khác ngoài việc ly dị, ắt hẳn không ai muốn con cái mình sẽ đi theo “vết xe đổ” này. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của chuyên khoa Gia đình & Người Tiêu dùng thuộc Đại học Utah (Hoa Kỳ), những cặp vợ chồng trong đó bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ trước đây đã từng ly dị thì khả năng “lịch sử ly hôn” lặp lại là rất cao, lên đến 2 lần.
 
7.   Cảm giác mất mát, bị ruồng bỏ
 
Khi bố mẹ ly dị, đứa trẻ buộc phải sống với một trong hai người. Dù ở vào lứa tuổi nào, đứa con cũng sẽ có cảm giác mất mát và thiếu thốn về mặt chăm sóc tinh thần. Tệ hơn, bé có thể cảm thấy bị ruồng bỏ nếu người bố hoặc mẹ còn lại không thường xuyên ghé thăm, hỏi han. Những trò chơi hay thói quen trước đây với bố hoặc mẹ sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ là một cảm giác trống vắng và hụt hẫng trong tâm hồn non nớt của trẻ.
 
8.   Tăng nguy cơ chết sớm
 
Khảo sát bắt đầu năm 1921, theo dấu cuộc đời khoảng 1.500 bé trai và bé gái, khoảng 1/3 số đó có cha mẹ ly hôn hoặc mất đi đấng sinh thành trước tuổi 21. Theo đó, những trẻ xuất thân từ gia đình mà bố mẹ ly hôn có tuổi thọ trung bình thấp hơn những người còn lại 5 năm. Có nhiều nguyên nhân gây tử vong, bao gồm cả tự nhiên và phi tự nhiên, nhưng nam giới có nhiều khả năng chết vì các vấn đề liên quan tới bạo lực hơn. Nhìn chung, ly hôn khiến chất lượng cuộc sống của trẻ giảm hơn so với ban đầu và vì vậy, ảnh hưởng tới tuổi thọ. 

Tác giả: An Nguyên

Nguồn tin: www.giadinhonline.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập760
  • Hôm nay126,157
  • Tháng hiện tại1,038,421
  • Tổng lượt truy cập57,140,058
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây