Nói lời “xin phép, cám ơn, xin lỗi” trong tình yêu và sự thật

Thứ năm - 15/05/2014 22:48

-

-
Khi trong một gia đình người ta không xâm lấn nhau, nhưng biết xin phép. Khi trong một gia đình người ta không ích kỷ, nhưng tập nói tiếng cám ơn. Khi trong một gia đình một người nhận ra mình đã làm điều xấu và biết xin lỗi, thì trong gia đình ấy có an bình và niềm vui.
Nói lời “xin phép, cám ơn, xin lỗi” trong tình yêu và sự thật
 
“Muốn có an bình và niềm vui trong gia đình, chúng ta hãy biết sống ba từ chìa khóa sau đây: xin phép, cám ơn và xin lỗi. Khi trong một gia đình người ta không xâm lấn nhau, nhưng biết xin phép. Khi trong một gia đình người ta không ích kỷ, nhưng tập nói tiếng cám ơn. Khi trong một gia đình một người nhận ra mình đã làm điều xấu và biết xin lỗi, thì trong gia đình ấy có an bình và niềm vui.”
 
Lời huấn dụ trên đây của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung tại quảng trường thánh Phêrô vào ngày lễ Thánh Gia (27.12.2013) làm cho tôi cảm thấy hưng phấn để viết thành lời, chia sẻ với bạn cảm nhận riêng tư của tôi về chủ đề của tập san số 12 này.
 
Đức Thánh Cha nhắc nhở: Xin phép, cám ơn và xin lỗi áp dụng trong gia đình. Nhưng ‘ba từ chìa khóa’ này không giới hạn ở gia đình, ở mọi nơi mọi chốn. Xin phép, cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ thừa trong cuộc sống. Chúng là ngôn ngữ của những người có nhân cách, biết tự trọng. Ngôn ngữ của kẻ có lòng nhân ái, từ bi, bác ái. Xin phép anh, xin phép chị… Cám ơn ông, cám ơn bà… Xin lỗi vì… Khi tôi mở miệng nói được những điều này, không chỉ với người trên, còn với người dưới và dù đó là người thấp hèn nhất trong xã hội, tôi đang thể hiện sự kính trọng phẩm giá con người.
 
Xin phép, cám ơn và xin lỗi, nhiều người cho đó là ngôn ngữ của phép lịch sự có tính xã giao. Nếu ai đó dùng “ba từ chìa khóa” này để xử sự, người nghe cũng thấy vừa lòng, mãn nguyện. Ở đây, lời nói tuy không phát xuất từ tâm hồn, nhưng ‘làm vừa lòng’ người nghe thì cũng đã tốt lắm rồi. Vả lại, người lịch sự luôn biết tìm cách làm vừa lòng mọi người, ứng xử tế nhị để không gây thương tổn đến người.
 
Lịch sự như vậy là một nghệ thuật: tự quên mình đi để nghĩ đến người khác. Thánh François de Sales gọi phép lịch sự là “Bông hoa của sự dịu hiền”. Người Tây phương xem xin phép, cám ơn và xin lỗi là nét đặc thù văn hóa ứng xử, họ đưa ba từ ngữ đó vào ngôn ngữ hàng ngày. Người Việt Nam muốn học tiếng Anh, Pháp, bài học đầu tiên vẫn là những câu nói đầu môi: Xin phép, cám ơn và xin lỗi (please, veuillez; thank you, merci; excuse-me, pardon). Những từ ngữ đó không chỉ Tây phương mà cả người Á đông đều cho là cần thiết.
 
Trước năm 1975, giáo dục ở Miền Nam có môn “Công dân giáo dục” được áp dụng từ cấp Tiểu học. Học sinh ngay từ lớp vỡ lòng được dạy chữ Lễ “Tiên học Lễ hậu học Văn”, chữ Lễ thể hiện trong lời ăn tiếng nói, trong cách nói Xin phép, cám ơn và xin lỗi… Ngày nay, hình như nét đẹp văn hóa tâm hồn này như biến mất. Bạn sẽ không ngạc nhiên trước những hiện tượng vô cảm báo chí đề cập khi bạn nhận ra rằng “ba từ chìa khóa” kia bị xem thường.
 
Ba từ xin phép, cám ơn và xin lỗi Đức Thánh Cha gọi là ba chìa khóa, chúng nằm ở “cửa miệng” của mọi người. Âm thanh của ba từ đó phát ra sẽ hay hơn, ý nhị hơn, duyên dáng hơn, và người được đón nhận cảm thấy hạnh phúc hơn, gần gũi bạn hơn khi có nụ cười đi kèm. Điều đặc biệt với riêng tôi khi nhìn khuôn mặt của Đức Thánh Cha Phanxicô là người được báo Time bình chọn “Nhân vật trong năm 2013” là nụ cười hiền hòa, dễ mến của ngài. Cười là cách thế biểu lộ tình cảm: khi vui, khi lòng thanh thản và cả khi buồn, khi tức giận, khi nhớ thương ai… Tình cảm tự nhiên tự đáy lòng khiến ta phát ra nụ cười, tiếng cười… dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở đây, tôi muốn nói nụ cười, cái cười hồn nhiên phát xuất từ tấm lòng chân thực đem niềm vui trang trải cho nhau.
 
Ai trong chúng ta cũng thích đón nhận được một nụ cười trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó là biểu hiện một sự tin tưởng, đồng tình, quý mến. Nụ cười có sức mạnh gắn kết. Nó có sức mạnh hóa giải những tình huống căng thẳng. Nó đẹp vì nó là “nụ”… nụ cười tựa như nụ bông đang chớm nở có sức quyến rũ lạ kỳ. Không hiểu sao, người ta thường thích đón nhận nụ cười người khác hơn là “ban tặng” nụ cười của mình cho người.
 
Xin phép, cám ơn và xin lỗi không phải là từ ngữ quá “độc đáo” của Đức Thánh Cha, điều đặc biệt ở đây là “ba từ chìa khóa” được phát ra từ cửa miệng của ngài, vị Cha Chung của Giáo hội Công giáo, lãnh tụ tôn giáo lớn đang được thế giới ngưỡng mộ, là người được thế giới nhìn nhận là “tiếng nói lương tâm của mọi thời đại” ngài đã nhắc nhở mọi người không bằng những từ ngữ quá cao siêu mà bằng ba từ ngữ vốn quá quen, bình dân và giản dị. Nhân loại hôm nay đang cần những điều này hơn bao giờ hết. Xin phép, cám ơn, xin lỗi và nụ cười không nằm một phía. Chúng phải được triển khai ở cả hai phía: người nói cũng như người nhận, và điều này chỉ có thể diễn ra một cách tự nhiên, dễ dàng trong một thế giới nhân phẩm con người được trân trọng, ở đó, mọi người sống trong sự tin tưởng lẫn nhau.
 
Hãy nói “ba từ chìa khóa”này trong tình yêu và sự thật. Bạn có đồng ý khi tôi nói như vậy không?

Tác giả: Thérèse NTT, Oblate Bénédictine VN

Nguồn tin: conglyvahoabinh.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập578
  • Hôm nay48,180
  • Tháng hiện tại868,839
  • Tổng lượt truy cập56,970,476
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây