9 cách phạt không gây tổn thương lòng tự trọng của con trẻ

Thứ sáu - 08/03/2019 08:00
Thưởng, phạt là 2 việc không thể thiếu trong hành trình làm cha mẹ. Nhưng phạt như thế nào và ở mức độ nào là câu hỏi khó đối với các bậc phụ huynh. Không có hình phạt chung nào cho tất cả trẻ. Các bậc phụ huynh hãy tham khảo những quy tắc dưới đây để đưa ra hình phạt phù hợp nhất.
-
-
1. Nếu trẻ không cố ý, bạn không nên phạt
 
9 cách phạt không gây tổn thương lòng tự trọng của con trẻ

Hầu hết trong các trường hợp, bọn trẻ không có ý làm hại ai, mà chúng chỉ muốn khám phá mọi thứ. Khi một đứa trẻ chỉ đang cố gắng học hỏi, bạn cần khuyến khích ngay cả khi hành động đó có thể dẫn đến một kết quả xấu. Hãy đồng cảm với con và nói cho trẻ biết cách giải quyết hậu quả.

Khi bạn phạt trẻ vì những hành động vô tình, sau này chúng có thể trở thành một người thiếu quyết đoán.

2. Gợi ý và yêu cầu là 2 thứ khác nhau

Hầu hết, cha mẹ đều nghĩ rằng những cách giáo dục truyền thống là đúng đắn. Người lớn thường nghĩ “bởi vì chuyện đó là đúng đắn” hay “vì ông bà ta cũng làm như vậy”. Có một sự khác biệt lớn giữa “Có thể con không nên chơi game này chăng?”và “Không được chơi game ấy”. Câu đầu tiên là một lời gợi ý, còn câu sau là một yêu cầu. Bạn chỉ nên phạt con khi chúng không làm theo yêu cầu.

Nếu một đứa trẻ mạnh mẽ và ổn định về mặt cảm xúc, khi bị phạt vì không làm theo lời gợi ý, chúng vẫn sẽ ổn. Nhưng nếu là một đứa trẻ nhạy cảm, việc đó có thể làm tổn thương trẻ.

Khi một đứa trẻ nhạy cảm lớn lên, việc này có thể khiến chúng có xu hướng làm theo yêu cầu của tất cả những người mà chúng tôn trọng, bởi vì chúng sợ hậu quả.

3. Hình phạt không nên bị ảnh hưởng bởi cảm xúc
 
-

Khi trẻ không vâng lời, một số cha mẹ thường tức giận và không kiểm soát được hành vi của mình. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do kỳ vọng lớn của cha mẹ về con cái. Khi kỳ vọng không được đáp ứng, cha mẹ trở nên không hài lòng. Cảm xúc của họ sẽ bộc phát.

Nếu đứa trẻ là người nhạy cảm, chúng có thể gặp vấn đề sau này vì những la hét, quát mắng của cha mẹ.

4. Đừng bao giờ phạt con ở nơi công cộng
 
-

Phạt con ở nơi công cộng khiến trẻ tức giận và xấu hổ. Các nhà tâm lý học khuyến nghị không nên dùng những cụm từ như “Người khác sẽ nói gì?” Cũng tương tự như với việc khen thưởng, không nên khen thưởng trẻ ở nơi công cộng, vì trẻ có thể trở nên tự cao.

5. Đừng dọa dẫm! Nói là làm!
 
-

Các nhà tâm lý học trẻ em cho rằng, một lời dọa dẫm sẽ phạt còn tệ hơn là hình phạt thực sự. Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cha mẹ chỉ nói suông và chúng sẽ không tin lời bạn nói nữa.

6. Khi bạn không biết đứa nào gây lỗi, hãy phạt cả hai
 
-

Nếu không chắc chắn đứa nào phạm lỗi, bạn không nên chỉ phạt 1 đứa. Nhưng trong trường hợp trẻ đang chơi cùng bạn, bạn không nên chỉ trích những đứa trẻ khác. Nếu chúng đang chơi cùng anh chị em và hành vi phạm lỗi rất nghiêm trọng thì chúng cần bị phạt.

7. Chỉ nên phạt trẻ vì lỗi sai hiện tại, không nên vì lỗi sai trong quá khứ

Một trong những quy tắc quan trọng nhất của nuôi dạy con là: “hình phạt – tha thứ - lãng quên”. Một đứa trẻ liên tục bị phạt vì những lỗi sai trong quá khứ sẽ không thể trở thành một đứa trẻ mạnh mẽ. Chúng sẽ sợ làm những điều mới mẻ và sẽ thích làm theo lối mòn. Sẽ rất khó để trẻ học từ những sai lầm của mình. Thay vì phân tích lỗi sai của trẻ, bạn chỉ nên dạy trẻ cách khắc phục.

8. Hình phạt nên phù hợp với độ tuổi và sở thích
 
-

Hệ thống hình phạt của bạn nên rõ ràng và cân bằng. Đừng đưa cùng một hình phạt cho lỗi điểm kém và lỗi làm vỡ cửa sổ. Lỗi nhỏ thì phạt nhẹ, lỗi lớn thì phạt nặng.

Trước khi phạt, bạn nên xem xét độ tuổi và sở thích của trẻ. Nếu một đứa trẻ thích mạng xã hội, bạn nên lấy việc giới hạn thời gian sử dụng làm hình phạt. Nếu một đứa trẻ không thích dùng mạng xã hội, bạn phải tìm một cách khác.

Một đứa trẻ luôn nhận được những hình phạt giống nhau cho các lỗi khác nhau sẽ không xây dựng được một hệ thống tốt các giá trị đạo đức, bởi vì chúng không biết được sự khác nhau giữa tầm quan trọng của những việc khác nhau.

9. Đừng dùng lời lẽ gây tổn thương
 
-

Nhiều phụ huynh thậm chí còn không ý thức được việc này. Các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ hãy dùng từ ngữ trung tính.

Những đứa trẻ nhạy cảm có thể gặp vấn đề với lòng tự trọng nếu cha mẹ dùng ngôn từ có xu hướng tấn công và gây tổn thương. Chúng có thể ghi nhớ những lần cha mẹ nặng lời, đặc biệt là với các bé gái.

Tác giả: Nguyễn Thảo (Theo Bright Side)

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập650
  • Hôm nay61,510
  • Tháng hiện tại882,169
  • Tổng lượt truy cập56,983,806
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây