Vụ ông Thích Chân Quang: Hồi chuông cảnh báo học giả, bằng thật

Thứ sáu - 16/08/2024 06:02
Câu chuyện về một người chưa từng học trung học nhưng lại có bằng tốt nghiệp THPT, sau đó học tiếp hai bằng đại học và hiện đang sở hữu bằng Tiến sĩ Luật có lẽ là một trong những ví dụ điển hình nhất về những điều nghịch lý và bi hài trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Sau vụ lùm xùm về bằng tiến sĩ của ông Thích Chân Quang, dư luận đặt ra nhiều nghi vấn về quy trình quản lý và giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.

Câu chuyện về một người chưa từng học trung học nhưng lại có bằng tốt nghiệp THPT, sau đó học tiếp hai bằng đại học và hiện đang sở hữu bằng Tiến sĩ Luật có lẽ là một trong những ví dụ điển hình nhất về những điều nghịch lý và bi hài trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Vụ việc này lại gióng lên những hồi chuông cảnh báo và không chỉ đặt ra hàng loạt câu hỏi về tính liêm chính trong giáo dục mà còn phơi bày những lỗ hổng đáng lo ngại trong quy trình quản lý và giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.
 
Ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách dự thi trong
kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Một người bình thường đều thấy rõ rằng để đạt được những thành tựu như vậy mà không cần phải trải qua các bước học tập cơ bản như bao người khác, nghiên cứu sinh này chỉ mất khoảng 2 năm chắc hẳn phải có sự nghi ngờ về khả năng tồn tại của các hành vi gian lận, sử dụng mối quan hệ hoặc dùng các thủ đoạn để đạt được bằng cấp từ những trường đại học vốn có uy tín với lịch sử hàng mấy chục năm.

Tệ hại hơn, hiện tượng này không chỉ dừng lại ở cấp độ cá nhân mà còn phản ánh một vấn đề nghiêm trọng hơn trong hệ thống giáo dục nước nhà. Khi những người thiếu nền tảng học vấn cơ bản cũng có thể tốt nghiệp đại học hay thậm chí trở thành thạc sĩ, rồi tiến sĩ, điều này cho thấy một dấu hiệu cảnh báo về sự yếu kém trong việc kiểm soát và giám sát chất lượng giáo dục. Nền giáo dục bị mang tiếng xấu nếu các bằng cấp được cấp một cách dễ dàng và không phản ánh đúng thực chất năng lực của người học.

Liệu nghiên cứu sinh tiến sĩ có tài năng đặc biệt để vượt qua rất nhiều các thủ tục khắt khe, quy trình để hoàn thành luận án tiến sĩ. Thực tế cho hay tài năng không thể thay thế cho nền tảng kiến thức cơ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực học thuật và nghiên cứu. Một người, dù thông minh đến đâu, cũng khó có thể hoàn thành các yêu cầu học thuật mà không cần phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện nghiêm túc.

Những gì mà luận án của nghiên cứu sinh (NCS) Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) đã cho thấy thiếu những kiến thức nền tảng như không phân biệt được “nghĩa vụ” pháp lý (obgligation) với trách nhiệm (responsibility), lẫn lộn giữa khái niệm công dân và con người. Điều này đã dẫn đến mục tiêu và cách tiếp cận cũng như nội dung nghiên cứu hầu như không có giá trị trên thực tế.

Câu chuyện bê bối này cho thấy hai điều. Một là nghiên cứu sinh này đã nhận được sự hỗ trợ không minh bạch từ hệ thống đào tạo, và hai là hệ thống đã thất bại trong việc giám sát và đánh giá một cách công bằng và khách quan. Cả hai khả năng này đều cho thấy sự buông lỏng quản lý chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục.

Trách nhiệm không thể bỏ qua là trách nhiệm của tập thể hướng dẫn và của Hội đồng bảo vệ luận án. Chính những người này trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo, đánh giá và chấp nhận luận án của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, họ đã không làm tròn trách nhiệm của mình, không phát hiện ra nhưng lỗ hổng kiến thức cơ bản của nghiên cứu sinh hoặc có thể do những lý do tế nhị nào đó đã làm mất tính khách quan quá trình đánh giá tại lễ bảo vệ luận án.

Việc một nghiên cứu sinh không có nền tảng học vấn cơ bản nhưng vẫn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ không chỉ gây tổn hại cho uy tín của cơ sở đào tạo mà còn làm giảm giá trị của bằng cấp học thuật nói chung.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc giám sát và kiểm soát chất lượng giáo dục. Nếu quy trình kiểm tra và xét duyệt bằng cấp, đặc biệt là ở cấp độ cao như Tiến sĩ, được thực hiện một cách nghiêm ngặt và minh bạch, thì liệu có thể xảy ra trường hợp một người không có nền tảng học vấn trung học vẫn đạt được những thành tựu học thuật cao như vậy.

Ở đây câu chuyện tự chủ giáo dục đại học và trách nhiệm giải trình về chất lượng cần được xem xét để bịt các lỗ hổng trong việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý.

Thực tế, vụ việc ông Thích Chân Quang không phải duy nhất. Trước đó, đã có một số người đã bị tước bỏ văn bằng đại học, thạc sĩ, thâm chí tiến sĩ. Điều này cho thấy rằng cơ chế kiểm tra và giám sát hiện tại đang có những lỗ hổng nghiêm trọng, khiến cho những hành vi gian lận hoặc thiếu minh bạch có cơ hội tồn tại và phát triển.

Đây cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho nền giáo dục Việt Nam.

Để giải quyết vấn đề này, cần tiếp tục đổi mới toàn diện, từ tăng cường tự chủ học thuật nhưng siết chặt trách nhiệm giải trình, đến quy trình đào tạo, đánh giá đến việc giám sát và kiểm soát của các cơ quan quản lý, nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và liêm chính trong hệ thống giáo dục.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tác giả: TS Hoàng Ngọc Vinh

Nguồn tin: laodong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay33,278
  • Tháng hiện tại406,326
  • Tổng lượt truy cập67,431,173
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây