Đức Phanxicô: Thiên Chúa sẽ có lời cuối cùng về cuộc chiến ở Ucraina
Tý Linh
2024-11-22T05:21:07-05:00
2024-11-22T05:21:07-05:00
http://cuucshuehn.net/Do-day/duc-phanxico-thien-chua-se-co-loi-cuoi-cung-ve-cuoc-chien-o-ucraina-13470.html
http://cuucshuehn.net/uploads/news/2024_11/prayforukraine.webp
Cựu Chủng Sinh Huế
http://cuucshuehn.net/uploads/logo-cuucshuehn_120_120.png
Thứ sáu - 22/11/2024 05:18
Hơn cả một bức thư gửi cho Sứ thần Tòa thánh ở Kiev, đó là một lời kêu cầu Thiên Chúa mà Đức Phanxicô gửi vào ngày 19 tháng 11, ngày thứ 1000 của cuộc chiến ở Ucraina, để Ngài hoán cải các tâm hồn và làm cho họ có khả năng dấn thân vào con đường đối thoại, hòa giải và hòa hợp.
Trong bản văn này, Đức Thánh Cha hòa vào tiếng kêu thấu Trời của các nạn nhân của cuộc xung đột.
“Tôi biết rõ rằng không lời nói nào của con người có thể bảo vệ mạng sống [của người Ucraina] khỏi những cuộc pháo kích hàng ngày, cũng không thể an ủi những người thương khóc người chết, cũng không thể chữa trị cho những người bị thương, cũng như không thể hồi hương trẻ em, cũng như giải thoát tù nhân hay làm dịu đi những ảnh hưởng tàn khốc của mùa đông, cũng như không thể vãn hồi công lý và hòa bình“: Đức Thánh Cha Phanxicô viết cho Đức cha Visvaldas Kulbokas, Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina, người vẫn “ở bên cạnh các con cái của dân tộc này trong suốt ngàn ngày đau khổ này“.
Nhân dịp mốc thời gian này, vốn gợi lên tất cả sự khắc nghiệt của cuộc chiến ở “Ucraina thân yêu và bị hành hạ” này, Đức Thánh Cha muốn ôm lấy “tất cả công dân của nó, dù họ ở đâu”, trong khi họ đang chịu “sự xâm lược quân sự quy mô lớn”. Ngài cũng muốn rằng từ “hòa bình”, “không may bị mọi người ngày nay lãng quên”, để vang vọng “trong các gia đình, mái nhà và quảng trường của Ucraina thân yêu”.
Trong bức thư này, Đức Phanxicô không muốn viết “những lời đơn giản”, ngay cả khi chúng đầy “sự liên đới”, mà đúng hơn là “lời kêu cầu Thiên Chúa”, như ngài đã làm kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược Ucraina, “để Ngài hoán cải các tâm hồn và làm cho họ có khả năng dấn thân vào con đường đối thoại, hòa giải và hòa hợp”.
Đức Thánh Cha gợi lên phút mặc niệm toàn quốc diễn ra vào lúc 9 giờ sáng hàng ngày, trong đó người Ucraina “đau đớn tưởng nhớ” vô số nạn nhân của họ, trẻ em và người lớn, dân thường và binh lính, không quên các tù nhân “thường thấy mình trong tình trạng đáng thương”. Ngài hiệp nhất với họ để “tiếng kêu thấu tới Trời, mà sự cứu giúp đến từ đó, được mạnh mẽ hơn nữa”.
Trước khi ban phép lành cho toàn thể người dân Ucraina, cho các giám mục và linh mục của họ, Đức Thánh Cha bày tỏ niềm hy vọng rằng “Chúa an ủi tâm hồn chúng ta và củng cố niềm hy vọng của chúng ta”. “Ngài vẫn ở với chúng ta ngay cả khi những nỗ lực của con người dường như không có kết quả và những hành động không đủ”. “Chính Chúa sẽ có lời cuối cùng về thảm kịch khủng khiếp này”.
Tý Linh (theo Xavier Sartre, Vatican News)