Mảnh giấy tiết lộ “vợ của Chúa” là đồ giả.

Thứ năm - 18/10/2012 10:36

-

-
Mảnh giấy cói đang gây xôn xao giới sử học với dòng chữ đề cập đến cuộc hôn nhân của Chúa Jesus vừa bị Vatican chính thức kết luận là “trò giả mạo vụng về”.
Mảnh giấy tiết lộ “vợ của Chúa” là đồ giả.
 
Mảnh giấy cói đang gây xôn xao giới sử học với dòng chữ đề cập đến cuộc hôn nhân của Chúa Jesus vừa bị Vatican chính thức kết luận là “trò giả mạo vụng về”.
 

Mảnh giấy cói gây "giông bão" được Giáo sư Đại học Harvard công bố hồi tuần trước
 
“Đây là một món đồ rởm trên mọi phương diện”, Biên tập viên Giovanni Maria Vian của tờ L’Osservatore Romano bình luận. Ngay dưới đó là một bài báo do học giả hàng đầu Alberto Camplani chấp bút.
 
Mảnh giấy cói màu vàng ngả nâu, có kích thước khoảng 3,8 x 7,6 cm đã được Giáo sư Karen L.King của Đại học Harvard công bố hồi tuần trước trong một Hội thảo Quốc tế về Thiên chúa giáo. Hội thảo này được tổ chức 4 năm một lần và năm nay do Viện Patristicum Augustinianum (Rome) đăng cai.
 
Tổng cộng chỉ có 8 dòng văn bản ở mặt trước và 6 dòng ở mặt sau cuộn giấy, với niên đại được Giáo sư Karen ước tính là từ thế kỷ thứ 4. Mảnh giấy sử dụng tiếng Thiên chúa giáo của người Ai Cập cổ, với nội dung là cuộc trao đổi giữa Chúa với các môn đồ.
 
Trong đó, đoạn giữa của mảnh cói có chứa cụm từ gây sốc “Jesus nói với họ, vợ của ta”, gợi ý rằng một số Tông đồ đầu tiên của đạo Thiên chúa tin rằng Chúa đã kết hôn.
 
Mặc dù vậy, theo học giả Camplani, giảng viên môn sử học tại Đại học La Sapienza (Rome) thì việc không có bất cứ tài liệu nào đề cập đến cuộc hôn nhân của Chúa trong lịch sử “đáng tin hơn nhiều so với việc phiên dịch từng chữ của một văn bản mới cụt lủn”.
 
Hơn nữa, tính xác thực của mảnh giấy cói cũng là một vấn đề. “Nó không phải được khai quật tại các di chỉ mà có nguồn gốc từ chợ đen. Một vật như vậy đòi hỏi phải được kiểm tra rất kỹ về tính xác thực trước khi công bố và không thể loại trừ khả năng bị làm giả”.
 
Còn theo Telegraph, ngoài Camplani thì khá nhiều chuyên gia khác cũng tỏ vẻ hoài nghi ra mặt. Nói như học giả Francis Watson của Đại học Durham (Anh) thì “Hoài nghi là một thái độ đúng đắn”. Watson cũng cho rằng văn bản này chỉ là đồ giả và nội dung của nó được chắp vá bởi những từ ngữ, cụm từ lấy trong Kinh Thomas. “Đây có lẽ là tác phẩm do một tác giả hiện đại soạn ra và không phải người nói tiếng Coptic gốc”.


Cuộn giấy “vợ của Chúa” chi chít lỗi
 
Việc lặp lại một lỗi ngữ pháp y như trong bản dịch online của Kinh Thomas có thể tố cáo tài liệu này chỉ là đồ giả.
 
Các học giả vừa phát hiện mảnh giấy cổ có nhắc đến vợ của Chúa Jesus do một nhà nghiên cứu Đại học Harvard công bố mới đây mắc phải một lỗi y hệt như trong bản dịch online của Kinh Thomas. Đây là một bằng chứng giàu sức thuyết phục cho thấy tài liệu này chỉ là đồ giả.
 
Nhưng nếu văn bản này thực sự là giả thì đây sẽ là một truyền thuyết cực kỳ thú vị về việc một kẻ ngoại đạo không có kiến thức về tử ngữ có thể dễ dàng đánh lừa một số chuyên gia hàng đầu thế giới, chỉ bằng cách sử dụng công cụ phiên dịch trực tuyến. Mặt khác, câu chuyện cũng cho thấy các học giả còn lại đã hợp sức hiệu quả thế nào trong việc nhanh chóng điều tra ra chân tướng.
 
Mọi sự tranh cãi bắt đầu từ một dòng chữ có nội dung “Đức Chúa nói với họ, “Vợ của ta....” trên mảnh giấy cói có kích cỡ chỉ bằng tấm danh thiếp. Nhiều học giả hoài nghi từ đầu rằng đây chỉ là tài liệu giả mạo, dù người công bố nó là nhà sử học Karen King của Đại học Harvard. Sự nghi ngờ này đã nhanh chóng phát triển thành những giả thiết vững chắc khi họ trao đổi, thảo luận với nhau thông qua các bài post trên blog và Facebook.
 
Một trong những ý kiến thuyết phục nhất đến từ Andrew Bernhard, tác giả cuốn sách “Các Kinh thánh đầu tiên khác”. Ông đã công bố một tài liệu trên mạng hồi tuần trước chỉ ra những điểm tương đồng giữa Kinh về Vợ của Chúa với Kinh Coptic của thánh Thomas – trong số đó có cả các lỗi sai về ngữ pháp và sự gãy câu mà người ta chỉ có thể tìm thấy khi dịch trực tuyến Kênh Thomas theo kiểu word-by-word.
 
“Việc một kẻ làm giả có thể tạo ra tài liệu này bằng một công cụ quá ư đơn giản, có đầy trên mạng Internet thật là khó tin. Nhưng cũng khó tin không kém khi các học giả chộp ngay lấy nó và cặm cụi phân tích văn bản”, Berhard bình luận.
 
Tất cả những điểm dị thường về mặt ngữ pháp trong Kinh vợ của Chúa đều gợi ý rằng tác giả không phải là người nói tiếng Coptic mẹ đẻ, hoặc chí ít cũng không phải là chuyên gia về thứ tiếng này. Đây vốn là một tử ngữ cổ xưa của những người Thiên chúa giáo thời kỳ đầu sống ở Ai Cập. Thay vào đó, Bernhard cho rằng một kẻ amateur đã chắp nối các từ và cụm từ riêng rẽ được lấy từ bản dịch Anh – Coptic của Michael Grondin về Kinh thánh Thomas để tạo nên văn bản giả mạo này.

Tuy vậy, các học giả vẫn cẩn thận kết luận rằng bằng chứng cuối cùng chứng tỏ đây là đồ giả phải do thí nghiệm kiểm định hóa học của Đại học Harvard đưa ra (sau khi kiểm tra mực và chất liệu giấy).

 
Y Lam
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/93057/cuon-giay--vo-cua-chua--chi-chit-loi.html

Tác giả: Y Lam

Nguồn tin: VietNamNet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập483
  • Hôm nay83,612
  • Tháng hiện tại1,263,124
  • Tổng lượt truy cập58,548,993
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây