Bệnh tay chân miệng và câu hỏi với Bộ Y tế.

Thứ tư - 16/11/2011 10:55

-

-
Vụ án bắt cóc chỉ liên quan đến một em bé nhưng đã nhận được sự chú ý và quan tâm rất lớn của dư luận nói chung và ngành y tế nói riêng bởi xét cho cùng sự sống, tính mạng của con người là quan trọng nhất. Trong khi đó dịch bệnh tay chân miệng liên quan đến sinh mệnh hàng chục ngàn người thì lại nhận được sự quan tâm không tương xứng từ ngành y tế.
Bệnh tay chân miệng và câu hỏi với Bộ Y tế
 
Vụ án bắt cóc chỉ liên quan đến một em bé nhưng đã nhận được sự chú ý và quan tâm rất lớn của dư luận nói chung và ngành y tế nói riêng bởi xét cho cùng sự sống, tính mạng của con người là quan trọng nhất. Trong khi đó dịch bệnh tay chân miệng liên quan đến sinh mệnh hàng chục ngàn người thì lại nhận được sự quan tâm không tương xứng từ ngành y tế.
 
Bệnh tay chân miệng (TCM) đang hoành hành ở mọi nơi trên toàn quốc. Tính đến thời điểm này, bệnh TCM đã xuất hiện tại hầu hết 63 tỉnh thành, số ca nhiễm bệnh đang tiến sát con số 90.000 và đã có gần 150 trường hợp tử vong. Đáng nói là tình hình vẫn còn đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Quả thật, đây là một thực tế đáng báo động, gây hoang mang trong xã hội.
 
Công bố dịch là... hành động vĩ đại?
 
Đã có nhiều ý kiến cho rằng các địa phương và cả Bộ Y tế cần công bố dịch để xã hội nhận thức rõ hơn về mức độ nguy hiểm cũng như dành sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác phòng chống dịch TCM của ngành. Tuy nhiên những cảnh báo này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của những người có trách nhiệm. Nhiều người đã cảm thấy thất vọng và hoài nghi trước sự im lặng đáng sợ này.
 
Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp và dường như đã vượt quá khả năng chịu đựng nên điều gì đến ắt phải đến. Tỉnh Ninh Thuận là địa phương đầu tiên công bố dịch. Theo đó, lý do để công bố dịch được nêu ra là toàn tỉnh đã phát hiện 471 trường hợp mắc bệnh, 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2010 tăng 23,7 lần. Bệnh xuất hiện ở 54/65 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện, thành phố.
 
Đến nay, Ninh Thuận vẫn là địa phương đầu tiên và duy nhất dám "dũng cảm" tuyên bố... có dịch. Sự việc ngay lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận, đến mức một bài viết trên báo Lao động đánh giá đây là một hành động vĩ đại, trong khi đáng lý ra việc này nên được xem là tất nhiên và phải công bố từ lâu.
 
Khi phát biểu trên Tuổi trẻ, ông Viên Quang Mai, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang cho rằng: "Khi mức độ ca mắc bệnh tăng ít nhất gấp ba lần các năm trước đó, xuất hiện nhiều ca bệnh nặng, tử vong hơn trước là có thể công bố dịch". Vậy mà cho đến khi không kiểm soát nổi, tăng đến 23,7 lần so với năm trước, Ninh Thuận mới chấp nhận công bố dịch.
 
Trong khi đó thì tại Quảng Ngãi, có thời điểm số tử vong lên đến 5 trường hợp và tỉ lệ mắc bệnh cao gấp ... 45 lần so với cùng kỳ năm trước mà địa phương này vẫn "ngoan cố" không chịu công bố dịch.
 
Khi trả lời báo VietNamNet, một số quan chức ngành y tế Quảng Ngãi khẳng định đã kiểm soát được bệnh TCM và hiện nay số ca nhiễm bệnh đã giảm đến 80% thì Ninh Thuận lại bắt đầu công bố dịch. Xét về tương quan lực lượng y bác sĩ, trang thiết bị khám chữa bệnh và điều kiện kinh tế giữa hai địa phương nghèo của miền Trung này thì những con số báo cáo tại Quảng Ngãi thật đáng ngờ, nhất là trước đó Quảng Ngãi từng là địa phương có số ca mắc bệnh TCM cao nhất trong khu vực.

Quá bức xúc trước tình trạng bệnh TCM bùng phát, TS Nguyễn Văn Khải đã đề xuất một phương pháp điều trị bằng dung dịch Anolyt. Đáng nói là TS Khải, với biệt danh "ông già Ozon", cam kết chữa bệnh miễn phí cho người dân và những gì đang diễn ra tại Ninh Thuận đang có những chuyển biến tích cực.
 
Mặc dù phương pháp của TS Nguyễn Văn Khải vẫn còn nhiều tranh cãi, hoài nghi và cần nhiều thời gian hơn để kiểm chứng, nhưng rõ ràng sự xông xáo của ông lại trái ngược hoàn toàn với những gì ngành y tế đang thể hiện. Dường như sự xuất hiện của một người "ngoại đạo" như ông đã khiến cho không ít người trong ngành y tế "tự ái". Và kết cục là đã có yêu cầu TS Khải phải ngưng chữa bệnh TCM không cần đối chất, tranh luận hay kiểm chứng của ngành y tế.
 

Bệnh tay chân miệng (TCM) đang hoành hành ở mọi nơi trên toàn quốc. Ảnh: TTO
 
Tại sao lại sợ công bố dịch?
 
Trước những thực tế đó thì Bộ Y tế vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, đó là không công bố dịch. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế lại cho biết sẽ công bố dịch nếu có địa phương thứ hai công bố dịch. Đến đây thì nhiều người sẽ tự hỏi tại sao một hành động rất có trách nhiệm, dám nhìn nhận sự thật này tại Ninh Thuận lại được xem là vĩ đại? Và, tại sao người ta lại sợ phải công bố dịch đến thế?
 
Sau những gì đã xảy ra, chỉ có ba cách lý giải hiện tượng này một cách chính xác nhất. Một là bệnh TCM quá khó chữa trị, vượt ra ngoài khả năng của ngành y tế. Hai là những người có trách nhiệm trong ngành y tế của địa phương và trung ương vẫn đang thờ ơ với tính mạng của người dân, ở đây là trẻ em, xem bệnh TCM như là bệnh của ai đó chứ không phải bệnh của người thân, của con em mình. Ba là người ta sợ khi công bố dịch bệnh sẽ làm những báo cáo thành tích hàng năm vốn vẫn thường được tô hồng ấy bị nhạt màu.
 
Với dịch bệnh TCM thì vậy, trong khi đó ta có thể thấy Bộ Y tế rất "nhanh nhẹn" trong vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện phụ sản trung ương. Sau khi bên công an tìm được đứa trẻ bị bắt cóc thì ngay lập tức, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có bằng khen cho tổ công tác này.
 
Vụ án bắt cóc chỉ liên quan đến một em bé nhưng đã nhận được sự chú ý và quan tâm rất lớn của dư luận nói chung và ngành y tế nói riêng bởi xét cho cùng sự sống, tính mạng của con người là quan trọng nhất. Trong khi đó dịch bệnh TCM liên quan đến sinh mệnh hàng chục ngàn người thì lại nhận được sự quan tâm không tương xứng từ ngành y tế.
 
Từ khi nhậm chức Bộ trưởng bộ Y tế đến nay, có lẽ ấn tượng nhất mà bà Nguyễn Thị Kim Tiến để lại là quyết tâm tăng viện phí và tặng bằng khen. Còn những việc liên quan thiết thực đến đời sống của người dân như dịch bệnh TCM đang diễn ra và dịch vụ y tế thì dường như không có gì thay đổi so với trước đây, ngay cả trong lời hứa.
 
Nếu những vấn đề còn tồn tại được nhắc đến trong nhiều năm qua của ngành y tế đều được xử lý nhanh nhẹn và tích cực theo phong cách của việc đòi tăng viện phí hay tặng bằng khen kia thì người dân sẽ được an ủi vui mừng biết mấy.
 
Trần Minh Quân
Nguồn: Vietnamnet
 
Nhiều người ủng hộ tiến sĩ ozôn chữa tay chân miệng
 
Sau khi Ninh Thuận lần đầu tiên công bố dịch vào tuần trước, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đã đến bệnh viện đa khoa tỉnh tình nguyện giúp dập dịch. Biện pháp của ông là dùng anolyte (nước ozôn, tạo ra từ quá trình điện phân muối) để vệ sinh nơi ở, quần áo, tắm rửa cho trẻ, cho bé súc miệng hoặc uống, kết hợp với dùng nước chanh tươi, vitamin B1... Sau vài ngày, một số trẻ áp dụng cách chữa này đã bớt bệnh.
 
Tuy nhiên nhiều chuyên gia y tế và nhà khoa học bày tỏ sự quan ngại vì chưa có cơ sở khoa học chứng minh hiệu quả. Họ cho rằng cần có thử nghiệm phương pháp chữa tay chân miệng bằng nước ozôn, chưa nên áp dụng ngay trên người.
 

Một phụ huynh tại Ninh Thuận vui mừng khi bệnh tay chân miệng của con đỡ hẳn
sau vài ngày sử dụng dung dịch anolyte để vệ sinh, súc miệng
. Ảnh: Ninh Sơn
 
Trong khi các chuyên gia y tế còn e ngại, thậm chí phản đối cách chữa tay chân miệng bằng nước ozôn của tiến sĩ Khải thì không ít người bày tỏ sự ủng hộ, mong mỏi Bộ Y tế nhân rộng để dập dịch cứu trẻ. Họ cho rằng trong khi chưa có cách chữa hữu hiệu, mà số bệnh nhi mắc và tử vong tăng lên từng ngày, thì việc dùng nước ozôn là cần thiết và không có lý do gì để phản đối. Trong khi đó hiệu quả đã thấy, không gây hại và không tốn kém.
 
Viết cho VnExpress.net, độc giả PNH cho rằng nên áp dụng đại trà cách chữa này. "Sử dụng dung dịch điện giải để lau người, rửa vết thương là giúp chống bội nhiễm ngoài da, giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng khi cơ thể bé đang yếu do bệnh chân tay miệng. Còn bệnh là do virus gây ra và hiện không có phương pháp điều trị, chủ yếu là điều trị đối phó như chống bội nhiễm, nghỉ ngơi bồi dưỡng để cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Do đó việc chống nhiễm trùng ngoài da là cực kỳ đúng đắn".
 
"Nguyên tắc của y học là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc sát trùng ngoài da có nhiều phương pháp ai cũng biết như dùng cồn, nhưng cồn thì có mùi, dễ bay hơi. Dùng cồn để sát trùng thường xuyên rõ ràng là khó chịu hơn dùng nước điện giải", độc giả này phân tích.
 
Còn độc giả Nguyễn Hoài Châu chia sẻ: Hàng chục nước có nền y học hiện đại đã dùng anolyte để khử trùng vật dụng trong bệnh viện, trong gia đình và môi trường... trong các đợt phòng chống bệnh dịch cho người hoặc vật nuôi. Trên Internet thông tin này đầy rẫy, chỉ cần nhấp một vài từ khóa là có ngay hàng chục tin.
 
"Bộ Y tế đề nghị dùng cloramin B 2% để khử khuẩn. Các nghiên cứu đã khẳng định anolyte với hàm lượng clo hoạt tính đến 100-200 phần triệu (ppm) có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn cloramin B hàng chục lần mà không gây mùi khó chịu như hóa chất này. Cloramin B là hóa chất nhập khẩu và có thời hạn sử dụng nhất định; còn anolyte được sản xuất từ nước muối ăn với giá rẻ hơn cloramin B nhiều lần. Do đó để phòng chống bệnh tay chân miệng lan truyền trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng thì nên phổ biến dùng anolyte rộng rãi để đạt hiệu quả cao hơn", bạn đọc Nguyễn Hoài Châu viết.
 
Là người trực tiếp sử dụng nước ozôn để chữa bệnh cho con mình cũng mắc tay chân miệng, độc giả Đinh Kim Quốc Thái cho biết bé 4 tuổi nhà anh sau khi súc miệng bằng nước ozôn thì thấy kết quả rất tốt sau một ngày.
 
"Tôi đã theo dõi việc dụng sử dụng nước ozôn của tiến sĩ Khải từ nhiều năm trước, đồng thời tìm hiểu kỹ thông tin về tác dụng của loại nước này. Nước anolyte có tính hoạt hóa cực cao khi mới sản xuất và giảm dần theo thời gian, và sẽ trung hòa thành nước muối loãng thông thường sau một thời gian, vì vậy khi sử dụng anolyte không để lại bất kỳ dư lượng hóa chất nào", anh Thái viết.
 
…..
 
Không ít bạn đọc bức xúc trước việc tiến sĩ Khải đã không được tiếp tục chữa bệnh tại Ninh Thuận, do tỉnh ngại Bộ Y tế. "Dịch bệnh cũng là giặc, mà giặc đến nhà thì có quy định nào chỉ những người nào được trang bị súng của nhà nước mới được bắn giặc không? Dịch tràn lan bao lâu mà giờ này các vị vẫn ngồi đó nghiên cứu", bạn đọc pvt viết.
 
"Nước ozôn có thể chỉ chữa được một số trường hợp, không phải là mọi trường hợp, cách điều trị của Bộ Y tế cũng vậy, tại sao Bộ lại không cho phép? Tôi nghĩ cứ để tiến sĩ Khải chữa bằng nước ozôn, cứu được thêm cháu nào hay cháu đó. Đây là chuyện cứu người chứ đâu phải cuộc tranh tài?", bạn đọc TS. Nguyễn Thanh Giang góp ý thêm.
 
Đứng về góc độ chuyên môn, ông Nguyễn Văn Hà, nguyên Phó trưởng phòng công nghệ điện hóa môi trường, Viện công nghệ môi trường (Viện KHCN Việt Nam) cho biết, từ hơn 10 năm trước, đơn vị này đã nghiên cứu ứng dụng dung dịch anolyte để làm chất khử trùng cho nhiều đối tượng, trong đó có khử trùng bệnh viện.
 
Theo ông, anolyte là chất khử trùng có nhiều tính năng đặc biệt mà rẻ tiền, dễ điều chế (chỉ cần điện và muối ăn), có tính an toàn cao cho con người và môi trường.
 
"Không có chất khử trùng nào tốt bằng anolyte. Tất cả chất khử trùng khác đều không uống được, nhưng chất này uống vào cũng không độc. Chúng tôi từng làm thí nghiệm dùng dung dịch này cho uống và tiêm vào chuột với liều cao nhất có thể mà cũng không sao", ông Hà nói.
 
Ông cho biết, tại một số nước như Nga, Nhật, Anh... dung dịch này được cho phép sử dụng rộng rãi trong bệnh viện và kết luận mức độ nhiễm khuẩn bệnh viện đã giảm đáng kể so với trước kia khi dùng các phương tiện khử trùng khác.
 
"Bất kỳ chất khử trùng nào cũng không chữa được bệnh, nhưng rõ ràng anolyte có thể hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị một số bệnh vì nó không chỉ có tác dụng khử trùng, khử khuẩn mà còn hỗ trợ việc lên da non, trong khi các chất khử trùng khác thường phá hủy mô vết thương", chuyên gia nói.
 
Nhà khoa học này cho biết, trong đợt dịch SARS bùng nổ, Viện khoa học môi trường đã cung cấp thiết bị điều chế anolyte cho các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Hiện tại, việc này vẫn được tiếp tục. "Tiếc là dù công nghệ đơn giản, rẻ tiền, có khả năng phòng dịch tuyệt vời, anlyte lại chưa được ngành y tế quan tâm", ông nói.
 
Nhiều nghiên cứu, thử nghiệm đã chứng minh rằng anolyte đạt được kết quả tuyệt vời khi được thử nghiệm chống lại các virus gây bệnh. Theo đó, hiệu quả chống vi khuẩn của anolyte cao gấp 100 lần so với thuốc tẩy. Thử nghiệm được thực hiện bởi quân đoàn thủy quân Mỹ cũng xác nhận rằng các bào tử bệnh than đã bị giết ngay lập tức khi tiếp xúc với anolyte.
 
Anolyte giết chết các vi sinh vật không mong muốn bằng cách phá hủy cấu trúc vật lý của các tế bào, phá vỡ ADN của tế bào. Tuy vậy, dung dịch này an toàn cho người, động vật và môi trường.

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận cho sử dụng anolyte trong đóng gói thịt (rửa sạch thịt) và nhà máy chế biến như một giải pháp thay thế cho clo. Trong lĩnh vực y tế, chất này được ứng dụng trong khử trùng các bề mặt cứng trong thiết bị y tế và được sử dụng trong nha khoa. Tại EU, dung dịch này được chấp thuận xử lý nước uống.
 
Ngoài ra, anolyte được ứng dụng trong khử trùng nước sinh hoạt, khử trùng hồ bơi, trong nuôi tôm, các ngành công nghiệp chế biến, bảo quản rau quả...
 
Theo Vương Linh - Nam Phương
Nguồn: vnexpress
 

Tác giả: Tổng hợp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập606
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm605
  • Hôm nay117,958
  • Tháng hiện tại1,332,713
  • Tổng lượt truy cập58,618,582
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây