Một dân tộc biết nói tiếng chim.

Thứ hai - 26/09/2011 10:44

-

-
Lòng trắc ẩn, sự xúc động sẽ khởi đầu cho niềm tin và đạo đức, còn thái độ vô cảm và hành động vô minh sẽ dẫn đến mọi tội ác và đau khổ, dẫn đến không làm chủ được mình.
Một dân tộc biết nói tiếng chim.
 
Lòng trắc ẩn, sự xúc động sẽ khởi đầu cho niềm tin và đạo đức, còn thái độ vô cảm và hành động vô minh sẽ dẫn đến mọi tội ác và đau khổ, dẫn đến không làm chủ được mình.
 
Câu chuyện con chim cuốc
 
Gần như ai cũng biết, bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà huyện Thanh Quan, không chỉ hay và đẹp bởi nỗi nhớ nước, thương nhà, mà còn nổi tiếng bởi được nhiều người Việt Nam thuộc nằm lòng.
 
Có thể nói, 1 phần tuổi thơ của tôi cũng đã lớn lên cùng bài thơ ấy. Tôi nhớ khi được học thuộc bài thơ này ở trường, về nhà tôi chỉ quan tâm hỏi mẹ tôi về "con cuốc cuốc", còn thì ý nghĩa của bài thơ tôi không quan tâm lắm.
 
Mẹ tôi nói đó là con chim cuốc, một loài chim chung thuỷ, chúng sống có đôi có cặp, nếu chẳng may 1 con bị người ta săn bắn chết thì con kia sẽ không thiết gì đến ăn uống mà sẽ kêu "cuốc... cuốc..." cho đến khi rạc người và chết khô trong bụi cây.
 
Lúc đó tuy còn nhỏ nhưng tôi rất xúc động khi nghe mẹ tôi kể câu chuyện về lòng chung thuỷ của loài chim cuốc.
 
Sau này học đại học, tôi còn được nghe nhiều lời bàn luận về ý nghĩa của bài thơ trên, thậm chí người ta còn bàn đến từng chữ như "quốc quốc hay cuốc cuốc", "gia gia hay da da"..., đó là sự biến đổi của ngữ âm theo thời gian hay là cách Bà huyện Thanh Quan chơi chữ?
 
Cũng có người so sánh nỗi nhớ nước thương nhà (đầy cô đơn) của Bà huyện Thanh Quan với câu chuyện về nỗi đau mất nước của vị vua nước Thục (Trung Hoa). Vì để mất nước nên khi chết, hồn Thục Đế nhập vào chim cuốc và suốt đời kêu thương nỗi đau mất nước. Có thể họ đều đã từng có những giây phút rạc người đi vì một nỗi đau chung: Nỗi đau nước mất nhà tan?
 
Đến bây giờ tiếng kêu đầy bi ai của con chim cuốc lại cho tôi đầy đủ niềm tin và lòng lạc quan về lòng chung thuỷ không chỉ có ở con người. Tôi nghĩ lòng chung thuỷ cũng là Phật tính ẩn sâu trong lòng muôn vật, cứ chờ đúng dịp là sẽ phát lộ ra bên ngoài.
 
Nói đến lòng chung thuỷ không có ví dụ nào hay hơn hình ảnh của con chim cuốc. Chung thuỷ được với nước, với nhà thì sẽ điều chỉnh được nhiều mối quan hệ tương thuộc theo chiều hướng tích cực. Mẹ tôi đã truyền sự xúc động ban đầu ấy cho tôi, để mỗi lúc nghe, thấy, cảm nhận được mong ước của người Việt mình, tôi lại nhớ đến đặc tính của loài chim cuốc.
 
Người Việt mình khi giành được độc lập tự chủ đã cho xây chùa Khai Quốc (có lúc đổi là An Quốc, Trấn Quốc) và phong cho Thiền sư Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt Quốc sư (vị sư khuông phù nước Việt).
 

Chim cuốc.
 
Khi báo ơn nước, nhớ ơn dân thì xây chùa Báo Ân, Báo Quốc... Vì là một dân tộc luôn phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh ngoại xâm nên những lý giải thế sự thường xoay quanh chủ đề đất nước... Dù họ là vua chúa, thiền sư, nho sĩ, thi nhân, họ đều hướng khát vọng của mình đến việc đi tìm hình của nước.
 
Vô cảm với nước với dân thì không bao giờ làm chủ được mình, làm chủ được dân mình, nước mình...
 
Với riêng tôi thôi, nếu phải chọn biểu tượng loài vật cho quốc gia, tôi xin chọn loài chim cuốc. Và tôi không thấy sự tàn nhẫn thô bạo nào hơn việc người ta tìm đủ mọi cách để tiêu diệt loài chim cuốc, cũng tức là tiêu diệt luôn cả tiếng kêu thương đầy phản tỉnh lương tâm của nó, chỉ vì người ta nói thịt của chim cuốc ăn vào thì có tác dụng "trên không bảo, dưới cũng nghe" (tức bổ dương). Thế là đủ các loại bẫy được giăng ra để bắt chim cuốc.
 
Không chỉ vì tôi yêu bài thơ trên của Bà huyện Thanh Quan, *mà đặc tính trong tiếng nói của người Việt mình là tiếng chim, là tiếng nhớ nước, thương nhà...
 
Học để tách phần "người" ra khỏi phần "chim"?
 
Lòng trắc ẩn, sự xúc động sẽ khởi đầu cho niềm tin và đạo đức, còn thái độ vô cảm và hành động vô minh sẽ dẫn đến mọi tội ác và đau khổ, dẫn đến không làm chủ được mình.
 
Cách đây ít hôm, trên mạng đăng tin về những bức ảnh được chụp ở Ukraina về sự tuyệt vọng của con chim khi không thể cứu bạn bị thương. Rồi có những tin liên quan còn cho biết: "Hàng triệu người khắp Mỹ, Âu, Á đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những bức ảnh này. Người chụp bán rẻ những bức ảnh nầy cho một tờ báo nổi tiếng bên Pháp. Ngay ngày hôm đó số báo được bán sạch. Người muốn tìm xem ảnh phải lên các websites...".
 
Tôi tin vào sự xúc động của số đông cho hình ảnh ấy. Bản thân tôi cũng muốn tràn nước mắt khi nhìn thấy con chim với tiếng kêu bất lực trước cái chết của con chim đồng loại. Tôi xin gọi nó là người và xin ai đó đừng tị nạnh vì cái "nhân vi tối thắng" của mình.
 
Nếu liên tưởng đến tiếng kêu của loài chim cuốc, thì nó cũng là một loài chim không vô cảm. Thật nhẫn tâm nếu lúc này ai đó lại có thể mở miệng ra nói rằng "vật để dưỡng nhân". Một bài học rất lớn từ những tiếng kêu thảm thiết ấy dành cho chính con người, trong đó có bạn, có tôi và chúng ta.
Xin những con người được dạy lễ, biết lễ cùng chứng kiến những hình ảnh trong bản tin sau trên Báo Tuổi Trẻ về đồng loại của mình:
 
"15 giờ chiều 16/6, một người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã năm An Dương Vương (đoạn giao nhau của các đường An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh thuộc phường 8 và 9, quận 5, TP.HCM) thì bị hai tên cướp đi xe máy từ phía sau giật giỏ xách.
 
Nhờ nhanh trí, người đàn ông này giữ chặt giỏ xách của mình nên hai tên cướp không giật được phải đành tẩu thoát.
 
Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên giỏ xách của người đàn ông bị rách toạc và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường. Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượm mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn.
 
Một người tài xế lái taxi chứng kiến cảnh "hôi của" trên đã ngao ngán: "Người ta bị nạn không giúp đỡ thì thôi chứ sao lại tranh nhau cướp tiền của họ như vậy. Quá vô cảm!".
 
 
Những người đi xe máy và xe đạp chung quanh tranh nhau lượm tiền.
 
Tôi ấn tượng mạnh với câu kết của bài viết: "Quá vô cảm!", được dùng bởi một dấu chấm than, để chỉ cho người Việt mình. Thật đáng than!
 
Nhìn hành động cứu bạn trong hoạn nạn của "người chim". Trong hoàn cảnh này, xin cho tôi được gọi như thế, bởi tôi từng được dạy về 2 chữ con người ở trong nhà trường như sau: "Chúng ta phải biết sống làm sao để tách phần "con" ra khỏi phần "người" để cái phần "người" ấy nhiều hơn... v...v...và v...v...".
 
Tôi nhớ 1 bài hát có câu: "Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng...". Cũng rất đẹp vì bồ câu tượng trưng cho khát vọng hoà bình. Nhưng nếu là chim thật, không biết trong trường học của chim (nếu có), có dạy nhau thế này hay không: "Chúng ta phải biết sống làm sao để tách phần "người" ra khỏi phần "chim", để cho phần "chim" ấy nhiều hơn... vì loài người đã ngày càng trở nên vô cảm" (!)
 
Nhưng đó chỉ là giả dụ của riêng tôi thôi, không phải quan điểm, nhận thức, nên xin đừng để bụng và cũng đừng ghim tôi về tình huống buộc phải hạ thấp giá trị của "con người". Tôi* nghĩ, nếu chưa thể đạt đến cái phần con (như những con chim, con chó, con sóc, con rùa, con mèo... cứu bạn như nhiều thông tin đã đưa) thì làm sao tiến đến được cái phần người.
 
Những thắc mắc chung quanh những câu chuyện về chim và người trên đây buộc tôi phải quay trở về với định luật nhân - quả để tìm lời lý giải cho tất cả những sự vô cảm lớn nhỏ của đồng loại mình:
 
"Một lần khác, vua Kosala chiến thắng và thâu đoạt toàn thể quân đội của vua Ajatasattu (A Xà Thế), ngoại trừ nhà vua. Khi nghe được tin ấy, Đức Phật đọc lên những câu kệ sau:
 
1 người có thể cướp bóc người khác/
Cũng như có thể phục vụ người kia/
Nhưng khi bị cướp/
Người kia chiếm đoạt trở lại/
Và cướp bóc, chiếm đoạt, trở đi trở lại không ngừng/
Ngày nào quả xấu chưa đủ duyên để trổ/
Người cuồng si cứ tưởng tượng:
“Thì giờ đã đến, đây là một dịp may!”/
Nhưng khi quả trổ, phải chịu khốn khổ/
Người sát nhân gặp kẻ sát nhân/
Người xâm lăng bị chinh phục/
Kẻ hỗn hào bị chửi mắng/
Người ưa quấy rầy bị phiền nhiễu/
Vậy, theo tiến trình diễn biến của hành vi/
Kẻ cướp ắt bị cướp.
(Tương Ưng Bộ Kinh)"

Tác giả: Thái Nam Thắng

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập603
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm602
  • Hôm nay123,921
  • Tháng hiện tại2,014,286
  • Tổng lượt truy cập59,300,155
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây