Bài thuốc vô cảm: Cần bắt đầu từ tâm hồn con người.

Thứ tư - 28/09/2011 11:52

-

-
Có 1 điều đơn giản mà bất kì ai trong chúng ta cũng cần ghi nhớ: Trong cuộc sống, không ai có thể tách mình ra khỏi những mối quan hệ với cộng đồng, bởi ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, ai cũng có lúc gặp hoạn nạn, khó khăn.
Bài thuốc vô cảm: Cần bắt đầu từ tâm hồn con người.
 
Có 1 điều đơn giản mà bất kì ai trong chúng ta cũng cần ghi nhớ: Trong cuộc sống, không ai có thể tách mình ra khỏi những mối quan hệ với cộng đồng, bởi ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, ai cũng có lúc gặp hoạn nạn, khó khăn.
 
"Vô cảm là ngọn nguồn của tội ác"
 

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh rất nhiều những vụ án thương tâm gây xôn xao dư luận, không khỏi khiến chúng ta bàng hoàng. Sự nhẫn tâm của kẻ thủ ác, có lẽ không còn cần bàn cãi. Nhưng còn những người xung quanh? Những nữ sinh có thể thản nhiên xem bạn đánh nhau, và quay clip. Những người hàng xóm đã làm ngơ để một em nhỏ bị ngược đãi trong suốt 10 năm...
 
Đó là 1 hồi chuông báo động về tình trạng vô cảm đang tồn tại trong đời sống con người hiện đại. Đại tá Nguyễn Đức Chung, cán bộ điều tra tội phạm, trong 1 bài phỏng vấn đã phải khẳng định: Vô cảm là ngọn nguồn của tội ác.
 
Vô cảm nghĩa là không có cảm xúc, là thái độ thờ ơ của con người khi đứng trước hoàn cảnh bất hạnh của người khác. Chỉ cần điều đó không liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ, họ sẽ bỏ qua, không quan tâm, cho dù đó là những sự việc diễn ra trong cộng đồng, thậm chí là tội ác.
 
Như cách nói của nhạc sĩ Dương Thụ- đó là căn bệnh "điếc tai trong"- cái tai nội tâm để "lắng nghe những gì đằng sau âm thanh và tiếng động".
 
Mầm mống của sự vô cảm ban đầu chỉ là những điều vô cùng nhỏ nhặt, mà có thể ta sẽ dễ dàng bỏ qua trong cuộc sống hàng ngày. Đó là thái độ thờ ơ trước 1 cụ già trên chuyến xe đông. Một tiếng kêu cứu của người mắc nạn, ai đó không may mất hết tư trang, 1 em bé lạc đường...
 
Trước cảnh ngộ ngặt nghèo đó, ta có thể viện dẫn rất nhiều lí do để lướt qua không cần suy nghĩ. Ta đổ tại những lo toan trong cuộc sống vốn đã quá bộn bề, nhốn nháo. Ta nghi ngờ người ăn mày rách rưới kia biết đâu lại chỉ là 1 kẻ lười biếng muốn lợi dụng lòng tốt của mọi người? Đứng trước cái ác, ta im lặng bởi sợ bị trả thù, bởi muốn tìm sự yên ổn cho bản thân.
 
Thế nhưng, từ chính quan niệm "đèn ai nhà nấy rạng", cùng với lòng ích kỉ, những nghi ngờ, và tâm lý không muốn chuốc lấy phiền toái ấy, ta đã nuôi dưỡng sự vô cảm trong con người mình. Đến lúc đối diện với tội ác, có thể ta đã trở nên chai sạn đến mức...lờ đi.
 
Điều đó thật đáng sợ, bởi đấy cũng là khi ta chính thức "cầm bệnh án" trái tim rạn vỡ. Khi lòng nhân ái và cả nhân tính trong ta đã không còn. Biết yêu thương, rung động chính là điều làm nên sự khác biệt căn bản giữa con người và những loại vật khác. Khi mà ta đã đánh mất đi khả năng đó, thì khoảng cách dẫn đến hành vi tội ác thú tính, man rợ chỉ còn rất mong manh.
 
Không chỉ vậy, thái độ vô cảm trước cái ác của những người xung quanh cũng đồng nghĩa với việc gián tiếp gây ra tội ác. Như sự việc của em Nguyễn Thị Bình bị hành hạ suốt hơn 10 năm giữa lòng Hà Nội, liệu kẻ ác có thể thản nhiên lộng hành đến thế không nếu sớm có một tiếng nói đứng lên bênh vực em, tố cáo kẻ bao hành? Chẳng lẽ những người sống xung quanh, các cơ quan chính quyền, đoàn thể không ai hay biết?
 
Im lặng, thờ ơ trước cái xấu chính là tiếp tay cho tội ác, tạo cơ hội để cái xấu hoành hành, phát triển, có thể coi là đồng lõa với cái ác. Đó là lí do vì sao mà trong quy định của luật pháp, có những người tuy không phải là kẻ trực tiếp gây án song vẫn phải đứng trước vành móng ngựa với tội danh tòng phạm.
 
Bài học về che giấu tội giết người của người yêu ở cô sinh viên Hoàng Thị Yến trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa gần đây là một ví dụ điển hình. Đó chính là lí do để cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với Hoàng Thị Yến về tội không tố giác tội phạm.
 
"Vô cảm là cội nguồn của tội ác". Nhận định ấy là một lời cảnh báo thấm thía về hậu quả khủng khiếp của căn bệnh vô cảm. Và có lẽ, đứng trước lời cảnh báo khẩn thiết ấy, trước nguy cơ nghiêm trọng của sự vô cảm đang có xu hướng hoành hành trong xã hội hiện đại hôm nay, cần đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để chống lại bệnh vô cảm?
 
Ai đó đã nói rằng, "vô cảm là bệnh ung thư của tâm hồn", bởi vậy, muốn chữa trị căn bệnh ấy, cần bắt đầu từ tâm hồn con người. Với việc nuôi dưỡng tình cảm và nhận thức về luật định. Có 1 điều đơn giản mà bất kì ai trong chúng ta cũng cần ghi nhớ: Trong cuộc sống, không ai có thể tách mình ra khỏi những mối quan hệ với cộng đồng, bởi ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, ai cũng có lúc gặp hoạn nạn, khó khăn.
 
"Vô cảm là bệnh ung thư của tâm hồn", bởi vậy, muốn chữa trị căn bệnh ấy,
cần bắt đầu từ tâm hồn con người. Ảnh minh họa
 
Một người luôn thờ ơ, bàng quan với những vấn đề của cộng đồng sẽ không thể nào nhận lại được sự quan tâm giúp đỡ của những người xung quanh. Tự cô lập mình sẽ đồng nghĩa với tự diệt.
 
Và bởi mầm mống của sự vô cảm vốn dĩ bắt đầu từ những điều tưởng như rất đỗi nhỏ nhặt thường ngày, nên ta hãy nuôi dưỡng yêu thương từ chính những gì giản dị bình thường nhất. Hãy bắt đầu bằng sự quan tâm với những người ruột thịt thân yêu, đó là những tình cảm tự nhiên nhất của mỗi con người. Hãy mở rộng yêu thương với những người xung quanh, cho bạn bè, rộng hơn nữa là cho đồng bào, dân tộc. Có câu hát của nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng..."
 
Và còn có 1 thực tế, tuy vô cảm đang trở thành 1 vấn đề nhức nhối trong xã hội, song vẫn còn rất nhiều, rất nhiều người đã dũng cảm đứng lên tố cáo cái ác, chống lại sự vô cảm. Như bà Hà Thị Bình trong vụ em Nguyễn Thị Bình, nhờ đo, em thoát khỏi sự hành hạ, ngược đãi. Vẫn còn rất nhiều những trái tim nhân ái, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ em.
 
Vẫn còn rất nhiều người đang nỗ lực đấu tranh vì công lí... Và cũng chính vì điều đó, nên khi đứng trước cái ác, tôi, bạn, các anh, các chị, chúng ta... xin đừng e ngại. Hãy can đảm đối diện với nó, và làm những điều có thể trong khả năng của mình. Bởi cái tốt rồi sẽ không đơn độc.
 
Vô cảm mất mát hơn cả cái chết?
 
Nhưng nếu vô cảm cứ tồn tại mãi thì chẳng bao lâu nữa nó sẽ gặm nhấm những giá trị đẹp đẽ nhất của cuộc sống. Con người ta sẽ không sống trọn vẹn, Xã hội man rợ, đạo đức bị băng hoại. Con người ta sẽ xa nhau hơn và sẽ xa cả cái khái niệm gọi là "người" của mình. Chúng ta có muốn một cuộc sống như vậy không?
Có vẻ như cái xe đạp bán báo lúc nào cũng đi qua nhà tôi vào một giờ quen thuộc. Sáng hôm nay, lại vẫn cái giỏ báo ấy, vẫn người bán báo ấy và cũng vẫn lại là những lời rao báo ấy. Hôm nay, lại như hôm qua, hôm kia, và rất có thể sẽ giống ngày mai: "Lại 1 vụ giết người dã man", "Lời thú tội của đứa con chặt cha ra làm nhiều khúc", "Xác chết không đầu"...
 
Ngày trước, cứ nghe thấy thế tôi run cả người. Giờ nghe nhiều thấy quen, chẳng còn bị giật mình nữa. Có khi mới nghe thấy loáng thoáng tiếng người bán báo, trong đầu đã nghĩ: Chắc lại giết người? Chẳng hiểu sao, cái chuyện "người giết người" lại nhiều và quen đến thế? Có phải khi ta đã quen với những thông tin về tội ác là khi trái tim ta bắt đầu chai sạn, vô cảm với cuộc sống quanh mình?
 
Có con người vô cảm nào ý thức được mình vô cảm? Hay là khi con người ta không biết đến những điều đẹp đẽ của cuộc sống. Sống một cuộc sống không có tình thương, tất yếu sẽ hủy hoại giá trị sống, tàn phá con người và đánh mất đi chính bản thân mình.
 
Nếu chỉ xét vô cảm là không biết rung động, cảm thụ những cái đẹp tự nhiên của cuộc sống thì thứ nó hủy diệt không đơn thuần chỉ là những giá trị ấy. Nó giết chết đời sống tâm hồn của con người, làm cho tâm hồn ta tàn lụi ngay từ khi còn sống. Điều ấy còn là sự mất mát lớn hơn cả cái chết.
 
Tổ tiên ta, từ thời chưa viết nổi con chữ, đã truyền dạy cho con cháu mình "Thương người như thể thương thân". Ngày nay, có thể là do thời gian, bài học ấy chưa mất hẳn nhưng đã thui chột đi phần nào. Mất đi một vế "thương người", chỉ còn lại "thương thân"? Vì chỉ biết "thương thân" nên người ta bất chấp mọi cái ác để đạt lợi cho riêng mình. Không "thương người" nên họ dễ dàng chà đạp nhau, loại bỏ nhau? .
 
Khi không có tình thương, hay đó là sự vô cảm, nó sẽ làm cho mối quan hệ giữa người với người không còn được thiết lập một cách tự nhiên nữa. Thậm chí, ngay đến cả mối quan hệ ruột thịt, huyết thống như cha - con, mẹ - con cũng bị chính sự vô cảm phá vỡ.
 
Hạnh phúc luôn có ở quanh ta. Nhưng không hiểu được những giá trị đích thực của hạnh phúc thì người ta sẽ vô tư hủy hoại nó, hủy hoại chính mình. .
 
Vô cảm cũng là vô trách nhiệm. Chính sự thờ ơ, lãnh đạm của con người mà làm cho cuộc sống này trở nên nguy hiểm hơn. Khi quan niệm "đèn nhà ai nhà nấy rạng" trở thành phương châm sống, ý thức đấu tranh với cái xấu, cái ác bị triệt tiêu trong mỗi cá nhân, là khi cái xấu, cái ác có thể ngạo nghễ bành trướng phạm vi ảnh hưởng của nó trong đời sống cộng đồng.
 
Nhân nhượng, lùi bước trước cái ác cũng chính là dung túng cho cái ác hoành hành. Để đến 1 ngày nó sẽ lại tìm đến ta, sẽ ngấm vào máu ta mà ta không hề hay biết. Đó có thể là câu trả lời cho câu hỏi vì sao những clip bạo hành có thể phát tán rộng rãi trên mạng. Vì sao những người quanh đấy không ai can ngăn mà vẫn đứng quay lại hình ảnh bạo hành với những lời cổ xúy nhiệt tình đáng xấu hổ.
 
Thói vô trách nhiệm- đứa con ruột của sự vô cảm còn cho phép người ta bỏ qua những lỗi lầm của bản thân mình, không có cảm giác day dứt bởi nó. Ban đầu là lỗi nhỏ, sau nó lớn dần lên. Và rất có thể con người sẽ trượt dài vào vũng bùn đen của tội lỗi.
 
Nhưng nếu vô cảm cứ tồn tại mãi thì chẳng bao lâu nữa nó sẽ gặm nhấm những giá trị đẹp đẽ nhất của cuộc sống. Con người ta sẽ không sống trọn vẹn, Xã hội man rợ, đạo đức bị băng hoại. Con người ta sẽ xa nhau hơn và sẽ xa cả cái khái niệm gọi là "người" của mình. Chúng ta có muốn một cuộc sống như vậy không?

Theo Vietnamnet

Tác giả: Trần Thị Lý và Đỗ Lê Kim Anh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập561
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm559
  • Hôm nay149,823
  • Tháng hiện tại2,040,188
  • Tổng lượt truy cập59,326,057
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây