Chúa nhật 20 TN C. Phép rửa của Chúa Giê-su

Thứ sáu - 12/08/2022 09:56
Xin ban ơn giúp sức để chúng con dần dần từ bỏ những lỗi phạm hằng ngày, hủy diệt tội lỗi của mình, nhờ đó, chúng con được bước vào đời sống mới vinh quang với Chúa.
cn 20 tn c
 
(Suy niệm Tin mừng Luca (Lc 12, 49-53) trích đọc vào Chúa nhật 20 thường niên)

Qua Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su cho biết: “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc nầy hoàn tất!” (Lc 12,50).

Phép rửa đó thế nào mà lại khiến Chúa Giê-su phải khắc khoải âu lo?

Đây không phải là phép rửa mà Chúa Giê-su đã chịu ở sông Gio-đan bởi tay Gioan, vì phép rửa đó đã qua rồi.

Và khi “Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an đến gặp Chúa Giê-su và thưa với Ngài: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." Đức Giê-su bảo: "Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? (Mc 10, 35-40).

Lần nầy, Chúa Giê-su lại nói Ngài sắp chịu một thứ phép rửa nào đó... Vậy thì phép rửa nầy là gì?

Phép Rửa được Chúa Giê-su đề cập hai lần trên đây là cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài.

Phép Rửa nầy có hai giai đoạn liền kề nhau, giai đoạn thứ nhất là chịu chết trong đau thương và giai đoạn hai là sống lại trong vinh quang.

Phép Rửa nầy có khả năng mang lại ơn cứu độ cho nhân loại; vì thế, sau khi đã chịu phép Rửa xong và trước khi lên trời, Chúa Giê-su muốn ban lại cho chúng ta. Ngài truyền cho các môn đệ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép Rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án” (Mc 16,16).

Như vậy, Chúa Giê-su mong muốn chúng ta tin và lãnh nhận phép rửa để được cứu độ.

Chịu phép rửa với Chúa Giê-su

Như đã đề cập trên đây, Chúa Giê-su chịu phép Rửa là Ngài chấp nhận chịu chết cách đau thương để sống lại trong vinh quang. Vậy thì, nếu muốn chịu phép Rửa, chúng ta cũng phải dìm chết con người cũ tội lỗi để sống lại làm người mới tinh tuyền thánh thiện.

Thánh Phao-lô dạy rằng khi chịu phép Rửa là chúng ta cùng chết với Chúa Giê-su để được sống lại với Ngài trong đời sống mới (Rm 6,3-4).

Trong tôi có một con người kiêu căng, tự cao, tự đại… Lãnh phép Rửa thì phải dìm chết con người đó đi, để sống lại thành con người mới không còn kiêu căng, tự phụ.

Trong tôi có một con người tham lam, ích kỷ, chỉ biết vun quén cho mình chẳng nghĩ đến ai. Lãnh phép rửa là dìm chết con người hư hỏng đó đi để sống quảng đại, vị tha.

Trong tôi có một con người ganh tỵ, bất nhân… Lãnh phép Rửa thì phải dìm chết con người khả ố đó đi để sống chan hòa với mọi người.

Nói khác đi, lãnh nhận phép Rửa với Chúa Giê-su là:

Hủy diệt con người cũ với những thói hư tật xấu để sống lại làm người mới, giống Chúa Giê-su phục sinh.
 
Lạy Chúa Giê-su,
Nếu muốn được cứu độ thì chúng con phải lãnh nhận phép Rửa như Chúa, phải dìm chết con người cũ với bao nhiêu lầm lỗi của mình để sống lại làm con người mới giống như Chúa.

Nhưng đây là điều rất khó mà tự sức riêng, chúng con không thể làm được.

Xin ban ơn giúp sức để chúng con dần dần từ bỏ những lỗi phạm hằng ngày, hủy diệt tội lỗi của mình, nhờ đó, chúng con được bước vào đời sống mới vinh quang với Chúa. Amen.

Tác giả: Lm Inhaxiô Trần Ngà

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay28,872
  • Tháng hiện tại849,531
  • Tổng lượt truy cập56,951,168
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây