Làm thế nào Đức Phanxicô chuẩn bị cho mật nghị sắp tới

Thứ sáu - 29/06/2018 06:52

-

-
Các công nghị nối tiếp… nhưng không giống nhau. Lý do, lần thứ năm phong hồng y của Đức Phanxicô đánh dấu một cách biểu tượng một bước đi; đây là lần đầu tiên từ đầu triều giáo hoàng con số hồng y do Đức Phanxicô tiến cử vượt quá số Đức Bênêđictô XVI tiền nhiệm đã phong, đạt tới gần như một nửa các hồng y cử tri.
Làm thế nào Đức Phanxicô chuẩn bị cho mật nghị sắp tới
 

Ngày thứ năm 28 tháng 6, Đức Phanxicô sẽ phong 14 tân hồng y ở Rôma, trong đó có 11
hồng y cử tri. Qua các đề cử này, bằng những nét nhỏ, Đức Phanxicô tạo hình cho Giáo hội
công giáo ngày mai. Phân tích.
 
Các công nghị nối tiếp… nhưng không giống nhau. Lý do, lần thứ năm phong hồng y của Đức Phanxicô đánh dấu một cách biểu tượng một bước đi; đây là lần đầu tiên từ đầu triều giáo hoàng con số hồng y do Đức Phanxicô tiến cử vượt quá số Đức Bênêđictô XVI tiền nhiệm đã phong, đạt tới gần như một nửa các hồng y cử tri. Một dữ liệu quan trọng vì đây là các hồng y dưới 80 tuổi và sẽ bầu giáo hoàng trong kỳ mật nghị tới. Trong số 125 hồng y cử tri có 59 hồng y do Đức Phanxicô tiến lập, 47 do Đức Bênêđictô XVI và 19 do Đức Gioan-Phaolô II. Một cách nào đó, qua các tiến cử này, qua các thay đổi ngài thúc đẩy trong hồng y đoàn, Đức Phanxicô cấu trúc hình ảnh của Giáo hội công giáo trong những năm tới và chuẩn bị sau đó.
 
Làm thế nào Đức Phanxicô đã thay đổi? Câu trả lời ở trong ba chữ quan trọng: hoàn vũ, ngoại vi, thiểu số. Dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, đại diện của Âu châu giảm dần, từ 60 trong lần mật nghị năm 2013 xuống còn 53 sau công nghị cuối cùng, với phần giảm hẳn của các hồng y người Ý, từ 28 hồng y cử tri xuống còn 22. Bắc Mỹ vẫn giữ con số 17 hồng y cử tri. Trung Mỹ và Châu Mỹ La Tinh không thêm nhiều, từ 16 lên 18 hồng y cử tri. Ngược lại, Phi châu và Á châu-Châu Đại dương thì từ năm 2013, con số này tăng vọt, Phi châu từ 11 lên 16 hồng y cử tri, Á châu từ 11 lên 21. Nhìn chung, vùng Nam bán cầu tăng vọt, năm 2013 chỉ có 28 hồng y cử tri, bây giờ có 55 hồng y cử tri.
 
Thay đổi khuôn mặt Giáo hội
 
Nếu chúng ta nhìn vào chi tiết, có nhiều ghi nhận được đưa ra. Ghi nhận đầu tiên là Đức Phanxicô không còn nhất thiết phải tôn trọng truyền thống ghế hồng y là “ưu tiên hàng đầu mang tính lịch sử”, phong cho các giám mục đứng đầu một số địa phận lớn có nhiều giáo dân công giáo. Mục đích? Giữ sự tự do chọn lựa lớn nhất có thể để có thể thật sự thay đổi khuôn mặt Giáo hội. Vì thế, theo một số người kể cả những người ngưỡng mộ ngài, họ cho rằng ngài vẫn còn phong quá nhiều cho các hồng y có trách nhiệm ở Giáo triều. Linh mục Dòng Tên, chủ biên báo công giáo Mỹ Thomas Reese trả lời báo Sự sống nhân dịp kỷ niệm sinh nhật triều giáo hoàng của Đức Phanxicô: “Cải cách lớn nhất mà Giáo triều cần là ngưng phong giám mục hay hồng y tất cả những người làm việc ở đó. Đức Giáo hoàng đòi hỏi người làm việc có tinh thần phục vụ nhưng ngài không hiểu, để những người này có tinh thần phục vụ thật sự, thì phải ngưng, không phong họ làm giám mục hay hồng y”.
 
Tuy nhiên ngài lại phong hồng y cho những nước chưa bao giờ có, nhưng đây cũng không phải là đặc biệt mới, Đức Gioan-Phaolô II cũng đã bắt đầu làm trước Đức Phanxicô, khi ngài nhận thấy đạo công giáo tăng trưởng ở một số nước Nam bán cầu, và trì trệ hoặc giảm xuống ở một số nước Bắc bán cầu. Nhưng điểm mới của Đức Phanxicô là ngài phong hồng y ở các nơi mà tín hữu công giáo không thật sự gia tăng như Miến Điện, vùng đảo Tonga, Nhật hay Pakistan, và phong cho các hồng y có chân dung đặc biệt như một sứ thần tòa thánh ở Syria, hay một giám mục phụ tá. Vì thế con số đáng kể các hồng y “thế hệ Bergoglio” không xuất thân từ các thành phố lớn nhưng từ các vùng ngoại vi, vừa nghèo và đôi khi lại đại diện cho một số rất ít tín hữu công giáo.
 
"Đức Giáo hoàng khởi đi từ nguyên tắc, trung tâm luôn cự lại với thay đổi, trung tâm chỉ thay đổi khi tiếp xúc với bên ngoài." – Austen Ivereigh 
 
Điều này đáp ứng với tầm nhìn Giáo hội “đi ra”, mà ngay từ giây phút đầu tiên của triều giáo hoàng ngài đã bảo vệ, tác giả Austen Ivereigh ghi nhận như trên trong quyển sách Phanxicô, người cải cách (François le réformateur, nxb. Emmanuel, 2017). Trong lần phỏng vấn gần đây với báo Sự sống, ông cho biết: “Ngài tin chắc, Giáo hội hoàn vũ phải lắng nghe các tiếng nói này, vì ngoại vi tạo nên hình dáng cho trung tâm, như Chúa Giêsu từ Bêlem đến Galilê… Ngài khởi đi từ nguyên tắc, trung tâm luôn cự lại với thay đổi, trung tâm chỉ thay đổi khi tiếp xúc với bên ngoài”. Một xác tín chiến thuật, nhưng không phải chỉ có vậy, tác giả Ivereigh nói tiếp: “Về mặt thần học, ngài tin chắc Chúa Kitô được nhìn thấy rõ hơn ở các vùng ngoại vi, nơi có nghèo khó, đau khổ, bên lề hơn là ở trung tâm”.
 
Tầm nhìn này làm nổi lên các khuôn mặt mới. Với công nghị này, các tiến cử “mong chờ” của tân bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Luis Ladaria Ferrer, tân giám mục phụ tá Rôma Angelo de Donatis – giám mục địa phận Rôma là Đức Giáo hoàng -, Angelo Becciu, cựu “bộ trưởng Nội vụ” của Tòa Thánh gần đây được phong bộ trưởng bộ Phong thánh, hay thượng phụ người Irak Louis Sako, nhân vật chính của Giáo hội Đông phương, ngoài ra còn có các gương mặt khác ít được biết đến hơn nhưng nhấn mạnh đến các điểm quan tâm của Đức Phanxicô. Trong số này có nhân vật “tuyên úy giáo hoàng”, giám mục Ba Lan Konrad Krajevski. Ngài lo việc từ thiện của địa phận Rôma, ngài phát triển rất nhiều các sinh hoạt từ thiện của Vatican. Một nhân vật ngoại thường mà chúng ta thường theo dõi các sứ mạng của ngài.
 
Ngoài ra còn có giám mục người Pêru Pedro Barreto, chiến sĩ đấu tranh bảo vệ các dân tộc thiểu số và là nhà sáng lập Mạng giáo sĩ Mỹ vùng pan-amazon (REPAM), phụ trách gìn giữ vùng rừng già Amazzonia và dân tộc ở đây – chắc chắn đây là một trong các tiếng nói chính của thượng hội đồng về Amazzonia được dừ trù tổ chức vào năm 2019 -, Antonio dos Santos Marto, giám mục giáo phận Fatima, nơi có đền thánh Đức Phanxicô đã đến thăm năm 2017, Joseph Koutts, giám mục Karachi ở Pakistan, người đã nâng đỡ cho Asia Bibi và các dân tộc thiểu số bị bách hại, nhất là chống lại luật ‘chống phạm thượng’, Thomas Aquino Manyo Maeda, giám mục ở Osaka, chiến sĩ đấu tranh giải trừ vũ khí nguyên tử, giám mục người Man-gát Desiré Tsarahazana, người đối diện với các vấn đề cực kỳ nghèo của người dân và nạn hồi giáo cực đoan, giám mục người Ý Giuseppe Petrocchi, giám mục địa phận Aquila, vùng bị động đất năm 2009.
 
Pietro Parolin, người có thể làm giáo hoàng
 
Vượt ngoài công nghị này, một trong các khám phá lớn của triều giáo hoàng Đức Phanxicô vẫn là khám phá về hồng y Quốc Vụ Khanh người Ý Pietro Parolin, hồng y đầu tiên được Đức Phanxicô phong, người tiêu biểu được Đức Phanxicô tín nhiệm, cột trụ của cải cách mà Đức Phanxicô mong muốn, thường được cho là “người có khả năng làm giáo hoàng”, dù – hay nhờ vào –  tính kín đáo đặc biệt của ngài. Trong lần phỏng vấn trong quyển sách “Các nhân vật của Đức Phanxicô” (Tutti gli Uomini di Francesco, San Paolo, 2018), ngài nói về các chọn lựa hồng y của Đức Phanxicô: “Theo tôi, tất cả phù đúng theo ý tưởng một Giáo hội ‘đi ra’, một Giáo hội quan tâm đến người nghèo, đến vùng ngoại vi, các vấn đề thiết thân của Đức Phanxicô”.

Ngày 26 tháng 6, hai ngày trước công nghị, Đức Phanxicô đã đề cử ngài làm hồng y-giám mục bên cạnh ba tân hồng y-giám mục khác, hồng y Leonardo Sandri, bộ Giáo hội Đông phương, hồng y Marc Ouellet, bộ Giám mục, hồng y Fernando Filoni, bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc. Một vai trò quan trọng trong trường hợp có mật nghị vì các hồng y-giám mục là người bầu người đứng đầu hồng y đoàn.
 
"Hoạt động của Thần Khí không giới hạn chỉ lúc mật nghị."
 
Các khuôn mặt hồng y khác đã được khẳng định hay được tiến chức dưới triều giáo hoàng Đức Phanxicô: đó là trường hợp Tổng Giám mục giáo phận Manila, Phi Luật Tân, hồng y Luis Antonio Tagle và Tổng Giám mục giáo phận Boston, hồng y Sean O’Malley, cả hai được Đức Bênêđictô XVI phong hồng y, nhưng Đức Giám mục Tagle được Đức Phanxicô phong làm chủ tịch Caritas Quốc tế, hồng y O’Malley được Đức Phanxicô phong làm chủ tịch Ủy ban giáo hoàng về Bảo vệ trẻ vị thành niên và thành viên hội đồng C9.

Bằng cách nào mà các thay đổi được Đức Phanxicô thúc đẩy sẽ thay đổi thực chất mật nghị sắp tới? Kinh nghiệm của các lần mật nghị trước cho thấy buộc phải có khiêm tốn. Vì thế, từ sức mạnh của những con đường mới này, chúng ta có thể đưa ra các kết luận táo bạo. Nhưng các con đường mới này vẫn tồn tại, và như một nhà quan sát nhấn mạnh, “hoạt động của Thần Khí không giới hạn chỉ lúc mật nghị”.
 
Marie-Lucile Kubacki (lavie.fr) -Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Tác giả: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập185
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay27,613
  • Tháng hiện tại565,652
  • Tổng lượt truy cập56,667,289
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây