Sắn dây: Huyền thoại và công dụng thực tế

Thứ năm - 13/06/2019 05:20
Sắn dây có tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth., thuộc họ Đậu (Fabaceae). Sắn dây là một loài dây leo, có thể dài đến 10m, rễ phát triển to lên thành củ. Thân cây hơi có lông. Lá kép gồm 3 lá chét. Về mùa hạ, trổ hoa màu xanh thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu có nhiều lông.
Sắn dây: Huyền thoại và công dụng thực tế
Huyền thoại

Bên cạnh các ghi chép về tính vị, công dụng của sắn dây, người đời còn lưu truyền một sự tích cảm động về tên gọi cát căn. Truyện xưa kể rằng:

“Rất lâu trước đây, ở trong rừng núi sâu có một ông lão tóc bạc, sống bằng nghề hái thuốc. Một ngày, khi đang hái thuốc, ông bỗng nghe dưới núi từng trận vó ngựa lẫn tiếng người la hét, đang không hiểu tại sao thì thấy một cậu bé khoảng mười lăm, mười sáu tuổi lảo đảo chạy đến. Chỉ thấy cậu bé không nói gì hết đã quỳ sụp xuống trước mặt ông, nói không ra hơi “ông ơi, mau… mau giúp giúp con, bọn họ muốn… giết con!”. Ông lão vội đỡ cậu bé đứng dậy, hỏi chuyện gì đã xảy ra, cậu bé vừa khóc vừa đứt quãng nói ra nguyên do.
 
-

Thì ra, cha của cậu bé này là Cát viên ngoại, là vị quan có danh tiếng cực kỳ tốt, nhưng do trong triều đình có gian thần, vu oan cho Cát viên ngoại tội mưu phản, hôn quân liền tin lời gian thần, mệnh lệnh cho quân lính tịch thu tài sản giết toàn bộ nhà họ Cát. Trong lúc cấp bách, viên ngoại liền bảo đứa con trai duy nhất của mình nhanh chóng chạy trốn, tránh bị giết hại. Nhưng ngày đêm chạy trốn, cậu vẫn bị quan binh phát hiện. Trước tình cảnh như vậy, làm sao có thể không cứu! Ông lão động lòng trắc ẩn, nghe thấy quan binh càng lúc càng tiến lại gần, ông liền kéo cậu chạy sâu vào núi, trốn vào trong một hang động bí mật. Quân lính lục soát nhiều lần nhưng không tìm thấy cậu bé, đành phải rút quân quay về. Ra khỏi hang, ông lão kêu cậu bé rời đi, cậu vội quỳ xuống vừa khóc vừa nói “Cả gia đình con gặp nạn, cửu tộc đều khó thoát tội, con biết đi tìm ai? Xin người cứu con, cả đời nay con nguyện ý ở bên người, phụng dưỡng cho người. Mong người thương con cho con ở lại”.

Ông lão suy nghĩ một lúc, nói “Thế cũng được, nhưng ta ngày ngày phải trèo đèo lội suối hái thuốc, con làm đại thiếu gia quen rồi, có chịu được khổ không”. Cậu bé vừa khóc vừa gật đầu: “Chỉ cần có thể sống, khổ thế nào con cũng chịu được”.

Cứ như vậy, cậu bé ở lại bên cạnh ông lão, ngày ngày cùng ông đi hái thuốc. Lâu ngày, thông qua sự giảng giải của ông, cậu nhận biết rất nhiều cây thuốc, đặc biệt có ấn tượng vô cùng sâu đậm với một loại rễ cứng chắc màu trắng, có thể trị sốt, miệng khát, tiêu chảy…

Sau này, khi ông lão qua đời, cậu bé cũng đã lớn. Cậu dùng loại rễ trên trị cho rất nhiều người bệnh. Khi mọi người hỏi tên của nó, cậu nhớ tới ân đức của ông lão và thân thế của mình, liền nói “Cát căn”; bởi vì ông lão đã cứu sống cậu, gốc rễ duy nhất của nhà họ Cát”.

Công dụng

Ở nước ta, cây sắn dây được trồng khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột sắn dây làm thuốc. Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông, sau khi đào lên rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay thái lát dày hoặc miếng và phơi khô hoặc sấy khô. Nếu muốn chế biến tinh bột sắn dây thì giã nhỏ, gạn lấy tinh bột, lọc đi, lọc lại nhiều lần, phơi khô.

Dùng sắn dây làm thuốc đã có lịch sử từ rất lâu đời, bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ của nó, gọi là “cát căn”, còn có tên là cát điếu, phấn cát, cam cát, cát đằng, cát ma. Cát căn được ghi chép lại lần đầu tiên trong sách “Thần nông bản thảo kinh”, xếp vào loại trung phẩm. Vào triều Hán, danh phương giải biểu “Cát căn thang”, được Trương Trọng Cảnh ghi chép lại trong sách “Thương hàn luận”. Cát căn có vị ngọt, tính mát; có công hiệu giải biểu thoái nhiệt, sinh tân, thấu chẩn, thăng dương chỉ tả. Đến triều Minh, danh y Lý Thời Trân đã tiến hành nghiên cứu sắn dây một cách hệ thống, phát hiện ra phần thân, lá, hoa, quả, rễ của sắn dây đều có thể dùng làm làm thuốc. Ngoài các công dụng trên, nụ của hoa sắn dây chưa nở có vị ngọt, tính bình; có công dụng giải rượu, tĩnh Tỳ; chủ trị uống rượu quá độ, đau đầu, chóng mặt, phiền khát, ngực đầy tức, không muốn ăn uống, nôn ra nước chua…
 
-

Hiện nay, sắn dây còn được ứng dụng vào thực dưỡng với mục đích nâng cao sức khỏe, phòng và trị bệnh. Một số món ăn - bài thuốc từ sắn dây:

Canh sắn dây: cạo vỏ củ sắn dây và cà rốt, rửa sạch, cắt thành từng khối; xương heo rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, chế đủ nước hầm nhừ trong 2 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tác dụng: bồi bổ cơ thể.

Súp bột sắn dây tôm: tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen, đập dập, xào sơ. Thịt nạc rửa sạch, luộc chín, xé sợi nhuyễn. Cho bột sắn dây vào nước nấu, khuấy đều đến khi bột sánh và trong, cho tôm, thịt vào, nêm gia vị, tắt bếp. Tác dụng: bồi bổ cơ thể.

Nước bột sắn dây chanh: dùng bột sắn dây hòa trong nước, pha thêm chanh, có thể cho thêm đường uống. Tác dụng: thanh nhiệt.

Nước hoa sắn dây: lấy hoa sắn dây khô nấu nước uống. Tác dụng: thanh nhiệt, giải rượu.

Lưu ý: bản chất cát căn có tính hàn lương, ăn nhiều dễ gây tiêu chảy, tổn thương Vị, vì vậy cần dùng lượng vừa phải, điều quan trọng nhất là không nên uống nhiều rượu. Người hàn thấp khí nặng không nên dùng, vì dễ khiến hàn khí kết tập trong người nặng thêm.

Tác giả: BS Lê Thị Thanh Duyên

Nguồn tin: Sức khỏe và Đời sống

 Tags: sắn dây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay28,949
  • Tháng hiện tại566,988
  • Tổng lượt truy cập56,668,625
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây