Sức mạnh nước Mỹ thăng hoa, Trung Quốc trước nguy cơ tụt lại

Thứ ba - 15/09/2020 11:22
Thị trường chứng khoán bừng sáng và chấm dứt đợt hoảng loạn nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ bứt phá trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump cứng rắn với Trung Quốc và các ông lớn công nghệ Mỹ bứt phá.
Đồng loạt bứt phá

Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch 14/9 (rạng sáng 15/9 giờ Việt Nam) tăng mạnh, trái ngược với đà bán tháo hoảng loạn đầu tuần trước. Chỉ số công nghiệp Dow Jones vọt hơn 300 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq tăng gần 2%.

Cổ phiếu Tesla của tỷ phú nổi tiếng Elon Musk tăng 12,6% sau khi giảm mạnh trước đó vì áp lực bán chốt lời và do không được đưa vào chỉ số S&P 500 như thị trường đã kỳ vọng từ trước đó.

Cổ phiếu Apple hồi phục 3% trong khi cổ phiếu Nvidia tăng vọt 5,8% sau khi giới đầu tư đón nhận thông tin ông lớn công nghệ Mỹ này mua nhà sản xuất con chip Arm Holdings từ SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son với giá 40 tỷ USD. Nvidia sẽ thanh toán thương vụ này thông qua sự kết hợp giữa tiền mặt và cổ phiếu phổ thông.

Gần đây, Nvidia đã vượt qua Intel để trở thành nhà sản xuất chip giá trị nhất thế giới. Thương vụ với SoftBank (tập đoàn đầu tư Nhật đang quản lý Arm Holdings - hãng chip lớn nhất của Anh) góp phần củng cố vị thế của hãng chip Mỹ trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
 
-
Ông Donald Trump có lợi thế trong cuộc đua vào Nhà Trắng 3/11 tới nhờ TTCK khởi sắc.

Cổ phiếu Oracle tăng mạnh 4,3% sau khi xác nhận thông tin về việc vượt qua Microsoft để trở thành đối tác công nghệ của TikTok tại Mỹ và sẽ nắm cổ phần đáng kể trong tại doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc.

Trước đó, hồi tháng 8, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cho TikTok. Theo đó, nếu không bán cho một công ty Mỹ hoặc đạt thỏa thuận nào đó, TikTok sẽ phải ngừng hoạt động tại thị trường Mỹ kể từ ngày 15/9. Oracle đã xác nhận thông tin này và đây là một trong số ít công ty tại Thung lũng Silicon có quan hệ tốt với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Các cổ phiếu sản xuất chip khác cũng tăng mạnh, bao gồm AMD, Micron và Skyworks…

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh cũng một phần nhờ những dấu hiệu về sự tiến triển đối với vaccine ngừa Covid-19. AstraZeneca tiếp tục giai đoạn thử nghiệm thứ 3 đối với vaccine ngừa Covid-19 ở Anh sau khi tạm dừng do lo ngại về an toàn. Trong khi đó, CEO của Pfizer cho biết vaccine ngừa Covid-19 có thể được phân phối ở Mỹ trước cuối năm nay.

Như vậy, chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi sắc trở lại sau những phiên bán tháo hồi đầu tuần trước với những cảnh báo về khả năng bong bóng sau chuỗi ngày tăng giá kéo dài nhiều tháng. Tính đến đầu tháng 9, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt lập đỉnh lịch sử thứ 22 và 43 năm nay còn Dow Jones khi đó cũng đã đóng cửa trên 29.000 điểm, chỉ thấp hơn 2% so với đỉnh lịch sử ngày 12/2.

Các cổ phiếu trụ cột trên TTCK Mỹ điều chỉnh giảm gần đây được cho là bởi mức định giá đã vượt quá xa mức lịch sử. Các chỉ báo kỹ thuật như nợ margin cao, trong khi các quỹ tương hỗ dốc tiền vào thị trường.

Tuy nhiên, với nhiều chuyên gia và đương kim tổng thống Mỹ Donald Trump thì không hề có một cơn sốt khổng lồ nào đối với TTCK Mỹ. Trong một tút trên Facebook, ông Trump cho rằng, TTCK đã có một phiên tăng điểm mạnh và năm tới cũng sẽ như vậy.

Trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Trái ngược với dự báo về một bong bóng khổng lồ đang được tạo ra trên TTCK Mỹ, trên Reuters TV, đại diện DataTrek cho rằng đà tăng giá “điên cuồng” của TTCK năm 2020 sẽ không tạo ra bong bóng.

Đồng sáng lập công ty nghiên cứu đầu tư DataTrek Nicholas Colas cho rằng sự bứt phá của nhiều công ty công nghệ của Mỹ có sự hỗ trợ của các yếu tố cơ bản. Sự tăng giá kỷ lục của TTCK Mỹ chưa tạo nên bong bóng do thị trường thiếu nhiều yếu tố quan trọng.

Thông thường, bong bóng hình thành trong giai đoạn từ giữa cho tới cuối của một chu kỳ và khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Nhưng ở vào thời điểm hiện tại, hàng triệu người Mỹ đang gặp khó khăn về tài chính và nền kinh tế vẫn cần được kích thích thêm vì tình trạng mất an ninh lương thực và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao (khoảng 10%).

Sự tăng giá lên mức kỷ lục của TTCK Mỹ ở vào thời điểm hiện tại nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân, trong bối cảnh thuế, phí… được cắt giảm ở mức tối đa. Trong khi đó, lãi suất thấp khiến mọi người bỏ tiền nhiều hơn vào cổ phiếu.

Nhưng điều quan trọng hơn là sự bứt phá của nhóm cổ phiếu công nghệ.
 
united states and china
Cuộc chiến Mỹ-Trung chưa tới hồi kết.

Trong thương vụ béo bở giữa Nvidia và SoftBank, đại gia công nghệ Mỹ thực sự củng cố vị thế của hãng chip Mỹ trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

Không những thế, với các thiết kế của Arm, Nvidia sẽ mở rộng thị trường sản phẩm của mình ngoài phân mảng chip cao cấp trước đó. Thỏa thuận này giúp Nvida có thêm sự hiện diện trong lĩnh vực điện toán di động, đặc biệt là khi đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của mình vào các nền tảng như smartphone, PC, xe hơi tự lái,...

AI được xem là vũ khí công nghệ mạnh mẽ nhất trong thời đại ngày nay. Hàng nghìn tỷ máy tính chạy AI sẽ tạo ra một hệ thống kết nối vạn vật (IoT) lớn hơn hàng nghìn lần so với Internet ngày nay. Sự kết hợp của giữa Nvidia và Arm được cho là sẽ tạo ra một công ty có vị thế tuyệt vời cho thời đại AI.

Ở chiều ngược lại, các hãng công nghệ của Trung Quốc đang ở vào một thời kỳ khó khăn chưa từng có khi bị ông Donald Trump vùi dập tơi tả. Ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc đối mặt với một bước lùi chưa từng có khi bán dẫn được dùng nhiều hơn bao giờ hết trong bối cảnh thế giới ngày càng có nhiều thiết bị thông minh.

Với những đòn tấn công của ông Trump, Trung Quốc đang bị cô lập với nguồn cung các thành phần quan trọng của chip. Chính quyền ông Trump yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng chip có yếu tố Mỹ phải xin phép trước khi bán cho Huawei, mà sắp tới có thể cả SMIC, một gã khổng lồ khác trong ngành công nghiệp chip của Trung Quốc.

Gần đây, Huawei tự thiết kế một con chip của riêng mình: HiSilicon. Tuy nhiên, những thành phần thực sự cấu thành nên nó được sản xuất bởi TSMC của Đài Loan. Trong khi TSMC sử dụng các thiết bị sản xuất chip do Mỹ chế tạo. Do vậy, Huawei sẽ không thể tiếp cận các sản phẩm của TSMC sau ngày 15/9.

Trên CNBC, theo các chuyên gia, thực tế cho thấy, những chip không thực sự tân tiến do Trung Quốc tự tạo vẫn có thể đáp ứng được phần lớn các ứng dụng công nghệ tại quốc gia đông dân nhất thế giới như cột đèn giao thông… Nhưng nếu không có chất bán dẫn, Trung Quốc không thể trở thành một cường quốc công nghệ, ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc sẽ bị tụt hậu xa.

Tác giả: M. Hà

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay38,782
  • Tháng hiện tại554,294
  • Tổng lượt truy cập56,655,931
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây