Đại dịch Covid-19: Khi nào và bằng cách nào kết thúc?

Thứ tư - 29/07/2020 23:09
Miễn dịch cộng đồng là phương án cho virus Corona lây lan trên diện rộng, người dân sau khi khỏi bệnh và có miễn dịch sẽ trở thành lá chắn giúp ngăn ngừa virus và giảm số ca nhiễm bệnh mới. Đây hiện là một trong hai kịch bản được đặt ra để kết thúc đại dịch Covid-19 nhưng hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về nó.
Đại dịch Covid-19: Khi nào và bằng cách nào kết thúc?
Đại dịch Covid-19 đã gây ra cái chết cho hàng trăm nghìn
người trên thế giới (Nguồn: Internet)
 
Câu trả lời lại phụ thuộc vào việc chúng ta hiểu rõ như thế nào về loại Coronavirus mới này; bao gồm nhiều khía cạnh như: Chúng ta có bị tái nhiễm virus không? Các nhà khoa học thế giới có thể sản xuất vắc-xin nhanh không và bao lâu nữa sẽ được sản xuất đại trà? Lợi ích và thiệt hại của việc “đóng cửa” đất nước và cách ly xã hội để hạn chế  đại dịch khi đặt lên bàn cân so sánh với kinh tế, chính trị?…

1. Kết thúc đại dịch Coronavirus với kịch bản như thế nào?

Nhiều nhà khoa học đồng ý với quan điểm rằng đại dịch sẽ chỉ kết thúc nếu cái gọi là miễn dịch cộng đồng được thiết lập. Và điều đó chỉ xảy ra khi con người được bảo vệ khỏi mầm bệnh - khi mà virus không thể xâm nhập và tấn công cơ thể chúng ta.

Có hai con đường dẫn đến kết quả đó. Một trong số đó là tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu sẽ phải phát triển một loại vắc-xin được kiểm nghiệm mức độ an toàn và hiệu quả trong việc chống lại đại dịch Covid-19 (dịch bệnh Corona) trên mẫu số lượng người nhất định.

Con đường thứ hai để miễn dịch cộng đồng lại gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Đó là sẽ để cho virus SARS-CoV-2 (virus Corona) lây lan trên diện rộng. Những người nhiễm bệnh này sau khi qua khỏi (giả thiết: người mắc bệnh rồi sẽ không mắc bệnh lần nữa) sẽ mang trong mình kháng thể chống lại virus. Họ sẽ được xem là “tấm lá chắn” bảo vệ những người chưa mắc bệnh còn lại.
 
-

Hình ảnh giải thích cho miễn dịch cộng đồng - phương pháp được cho là giúp ngăn chặn đại dịch virus Corona (Ô màu cam là người không nhiễm bệnh, ô màu trắng là người bị nhiễm bệnh và ô kẻ sọc là người đã mắc bệnh và khỏi bệnh nên có kháng thể miễn dịch. Người đã miễn dịch sẽ là “lá chắn" bảo vệ người khoẻ mạnh, hạn chế người bị nhiễm bệnh “tiếp cận" lây vi rút cho người không nhiễm bệnh) - (Nguồn: Internet)

2. Làm thế nào để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người trong khi chờ có vắc-xin ngăn ngừa đại dịch?

Đã có nhiều quốc gia áp dụng biện pháp cách ly xã hội để làm chậm sự lây lan của Coronavirus: đóng cửa các doanh nghiệp và trường học, cấm các cuộc tụ họp đông người và khuyến khích mọi người ở trong nhà càng nhiều càng tốt…

Ý tưởng của việc làm này nhằm khống chế số ca nhiễm mới tăng lên quá nhanh khiến hệ thống y tế bị quá tải. Số ca nhiễm không gia tăng sẽ giúp “làm phẳng đường cong” (Flatten the Curve) của đại dịch. Lúc đó, các quốc gia sẽ có thêm thời gian để huy động nguồn lực chăm sóc sức khỏe toàn dân; nâng cao khả năng xét nghiệm trên diện rộng; đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cơ sở khám chữa bệnh, tăng số lượng phòng hồi sức tích cực và máy thở… để điều trị cho những người nhiễm bệnh.

3. Khi nào thì cuộc sống sẽ trở lại bình thường?

Theo thời báo Le Monde, các chính phủ và chuyên gia y tế đều rất lo sợ, tiếp theo đỉnh dịch này sẽ là một đỉnh dịch khác.

Các quốc gia đều mong muốn có thể sớm gỡ bỏ lệnh cách ly, phong tỏa để cuộc sống và việc làm của người dân quay trở lại bình thường. Thế nhưng, các quyết định đều cần được xem xét, cân nhắc một cách rất thận trọng để hạn chế sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19.

Các nhà chức trách ở Trung Quốc chỉ bắt đầu mở cửa trở lại thành phố Vũ Hán, nơi đại dịch bắt đầu, sau hai tháng nó bị phong tỏa và tách biệt khỏi thế giới, chỉ khi việc truyền nhiễm trong cộng đồng đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay, các biện pháp ngăn chặn sự lây lan đại dịch vẫn được Trung Quốc áp dụng chặt chẽ. Cho đến nay, ít nhất một huyện ở tỉnh Hà Nam đã tái phong toả.

Một trường hợp khác là Singapore, đảo quốc 6 triệu dân này ngay từ đầu đã có những bước đi chống đại dịch rất mạnh mẽ và hiệu quả cho phép kiểm soát được đà lây lan trong đỉnh dịch đầu tiên, mà không cần áp dụng cách ly xã hội. Mặc dù vậy, đối với làn sóng dịch thứ hai do lây nhiễm từ kiều bào về nước và lây lan nội địa trong các khu ký túc xá của công nhân nhập cư, số ca nhiễm ở Singapore bỗng tăng đột biến và hiện đã lên hơn 8,000 ca. Dẫn đến việc Thủ tướng Lý Hiển Long đã phải ra lệnh phong tỏa đất nước đến ngày 4/5/2020.

Phó giám đốc y tế của Vương quốc Anh, Jenny Harries, cho biết các biện pháp phong tỏa cần phải kéo dài hai, ba hoặc lý tưởng nhất là tới sáu tháng. Annelies Wilder-Smith, một giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, khuyến cáo nên giãn cách xã hội cho đến khi các ca nhiễm bệnh hàng ngày giảm liên tục trong ít nhất hai tuần.

Có thể nói, mọi người không nên mong chờ lệnh cách ly xã hội được dỡ bỏ sớm nếu vẫn còn một số lượng các ca nhiễm chưa khỏi bệnh và đại dịch do vi rút Corona trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Việc bãi bỏ những biện pháp hạn chế rủi ro quá sớm có thể kéo theo một đợt bùng phát dịch mới.

5. Tại sao xét nghiệm rộng rãi lại có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến việc khi nào đại dịch sẽ kết thúc?

Đại dịch virus Corona đang gây rất nhiều tổn thất cho thế giới loài người. Nó nguy hiểm ở chỗ ngấm ngầm lây lan trong cộng đồng và cho đến nay đã giết chết hàng trăm nghìn người. Nhiều người bị nhiễm không có triệu chứng vẫn đi ra ngoài làm những công việc hằng ngày của họ. Vô tình, họ đã truyền virus cho người khác.

Vì vậy, xét nghiệm rộng rãi trong dân chúng là rất quan trọng để “kìm hãm" đại dịch lây lan. Bằng cách đó, những người truyền nhiễm có thể sớm bị cách ly và những người mà họ đã tiếp xúc gần trong khi đã bị nhiễm bệnh có thể được theo dõi, kiểm tra. Và nếu cần, cũng sẽ bị cách ly để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

Đồng thời, một loại xét nghiệm tìm kiếm kháng thể cũng được triển khai để biết ai đã “chiến thắng" virus và không bị tái nhiễm, ít nhất là trong một thời gian nào đó. Khi các xét nghiệm như thế này được phổ biến rộng rãi trên thế giới, sẽ cho phép những người dương tính với kháng thể có thể đi lại tự do.

6. Mất bao lâu để vắc-xin được ứng dụng đại trà?

Hàng chục phòng thí nghiệm trên khắp thế giới vẫn đang miệt mài nghiên cứu để tìm ra vắc-xin, nhưng không có gì đảm bảo rằng họ sẽ thành công. Phát triển vắc-xin là một quá trình lâu dài và phức tạp, bao gồm nhiều năm thử nghiệm để đảm bảo mũi tiêm an toàn và hiệu quả cho mọi người.

Trong cuộc chiến với đại dịch Coronavirus, một số nhà nghiên cứu đặt mục tiêu cực kỳ tham vọng là trong vòng 12-18 tháng sẽ đưa vắc-xin sau khi thử nghiệm thành công sẽ được sử dụng rộng rãi trên người. Cùng với việc sử dụng các phương pháp thử nghiệm hiệu quả trước đó, các nhà khoa học đang dựa vào các công nghệ mới, giống như các phương pháp bổ sung vật liệu di truyền virus vào tế bào người. Và từ chúng sản sinh ra các protein tạo phản ứng miễn dịch.

Một số chuyên gia vắc-xin khuyên rằng, chính phủ, công dân và các doanh nghiệp không nên lạc quan hoặc quá trông chờ vào vắc-xin. Bởi không rõ liệu vắc-xin Corona có thành công hay không, hay mốc thời gian chắc chắn để sử dụng chúng một cách đại trà với số liều vắc-xin sản xuất đủ để cung ứng cho tất cả mọi người vẫn còn là câu hỏi bị bỏ ngỏ.
 
-
Nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới vẫn đang “chạy đua" để tìm ra vắc-xin ngăn ngừa
đại dịch Covid-19. (Nguồn: Internet)

7. Điều gì sẽ xảy ra nếu áp dụng cách thứ 2 để tạo miễn dịch cộng đồng?

Miễn dịch cộng đồng là phương án cho virus Corona lây lan trên diện rộng, người dân sau khi khỏi bệnh và có miễn dịch sẽ trở thành lá chắn giúp ngăn ngừa virus và giảm số ca nhiễm bệnh mới. Đây hiện là một trong hai kịch bản được đặt ra để kết thúc đại dịch Covid-19 nhưng hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về nó.  Vì cách này chỉ xảy ra nếu người nhiễm bệnh sau khi phục hồi có khả năng miễn dịch lâu dài (không bị tái nhiễm). Nhưng đối với Coronavirus thì các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn để khẳng định rằng người khỏi bệnh liệu có không tái nhiễm hay không.

Bên cạnh đó, phần dân số sẽ phải tiếp xúc với vi-rút đủ để thiết lập khả năng miễn dịch cộng đồng cũng chưa được xác định. Tuy nhiên, nhìn chung con số này cũng sẽ rất cao, tương tự như tình huống đã đặt ra cho các bệnh dịch trong quá khứ, là 75% dân số cho bệnh bạch hầu và 91% cho bệnh sởi.

Patrick Vallance, cố vấn khoa học của chính phủ Anh, ước tính con số này là 60% vào thời điểm tháng 2/2020. Tuy nhiên, mất bao lâu để đạt đến ngưỡng cần thiết sẽ phụ thuộc vào các biện pháp mà chính phủ đặt ra để đối phó với đại dịch. Nếu không có những biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ, số lượng người mắc bệnh sẽ tăng nhanh hơn. Kéo theo đó, số người tử vong cũng sẽ tăng và khiến hệ thống y tế bị quá tải.

Số liệu hiện nay về tỷ lệ tử vong hiện dao động và không đồng đều ở từng quốc gia: Mỹ (4,3%), Ý (13%), Hàn Quốc (2%)... Và thậm chí tỷ lệ này cũng khác biệt theo nội bộ tiểu bang hoặc tỉnh của từng quốc gia, theo The New York Times. Điều này cho thấy miễn dịch cộng đồng có thể là “con dao hai lưỡi” nếu áp dụng cho những nơi có nguy cơ tử vong cao hoặc có đặc điểm dân cư đông đúc phức tạp. Thậm chí, nó sẽ chỉ là gánh nặng thêm cho toàn bộ hệ thống y tế.

8. Có kịch bản kết thúc đại dịch nào khác không?

Dù diễn biến Covid-19 trên thế giới chưa sáng sủa hơn, nhưng chúng ta có thể gặp may mắn trong trường hợp: vi rút dần tự biến mất khi thời tiết nóng lên vào mùa hè ở bắc bán cầu, là nơi có phần lớn các quốc gia chịu ảnh hưởng của sự bùng phát đại dịch. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định liệu thời tiết ấm hơn đóng một vai trò gì ở đây hay không. Thậm chí, nếu virus biến mất vào mùa hè thì đại dịch cũng có khả năng sẽ tự quay lại vào mùa thu. Vì vậy, một số người vẫn đặt hy vọng vào liệu pháp hiệu quả hơn như là vắc-xin hoặc thuốc chữa trị đặc hiệu. 
Trích Jio Health
Nguồn: https://jiohealth.com/bao-chi/chi-tiet/dai-dich-covid-19-khi-nao-va-bang-cach-nao-ket-thuc

Nguồn tin: jiohealth.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay31,200
  • Tháng hiện tại569,239
  • Tổng lượt truy cập56,670,876
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây