Vẫn còn đó những con người không…!!!

Thứ năm - 15/03/2012 11:30

-

-
Được mấy ngày về thăm gia đình trong dịp Tết Nhâm Thìn, tôi vội vã trở lại Pleiku để thực hiện một sứ vụ mới là cứu một người bệnh phong bị nhốt ở trong núi cách rất xa thành phố Pleiku về phía Tây.
Vẫn còn đó những con người không…!!!
 
Được mấy ngày về thăm gia đình trong dịp Tết Nhâm Thìn, tôi vội vã trở lại Pleiku để thực hiện một sứ vụ mới là cứu một người bệnh phong bị nhốt ở trong núi cách rất xa thành phố Pleiku về phía Tây.
 
Trên con đường đi vào nơi người bị nhốt vào những ngày này, hương vị của ngày Tết cổ truyền Việt Nam vẫn còn đó. Những chậu hoa cúc vàng, những cành mai vàng đang tỏa hương khoe sắc. Người người nhà nhà chưa vội ra nương rẫy, đang hội họp đông đủ với các trò vui đặc trưng của ngày Tết. Nhiều gia đình đang cố gắng đưa nhau đi thăm đây đó trên những chiếc xe sang trọng…

Tôi vừa lái xe vừa thưởng thức tất cả những gì ngọt ngào nhất, những gì thiêng liêng nhất của ngày Tết làm cho lòng tôi vui sướng và hạnh phúc. Tôi cố gắng nhìn những người khác có cùng tâm trạng như tôi không? Tất cả những gì thể hiện trên khuôn mặt, cử chỉ và điệu bộ của họ đã mách bảo cho tôi hiểu họ giống như tôi.
 
Chiếc xe Honda của tôi đều đều chuyển động trên con đường dài đầy nắng. Thỉnh thoảng người ngồi sau tôi là Bs. Cường ôm chặt người tôi vì những cái ổ gà, ổ voi.
 
Đường vào nơi ở của bệnh nhân này giống như một bản trường ca đầy tràn cảm xúc. Có lúc nó như con rắn uốn lượn. Có lúc nó như con cá sấu đầy gai gốc. Có lúc nó như con phượng hoàng…
 

Thình lình Bs. Cường la lên: “Thầy ơi! Dừng lại cho em đi bộ thôi!” Tôi trả lời “Bác cứ an tâm ngồi sau lưng cháu và…” Chưa kịp nói hết lời, chiếc xe của tôi ngã một cái “ầm” xuống một con suối nhỏ làm cho cả hai chúng tôi nằm bẹp như hai con mắm. Bác sĩ than vãn: “Thầy à, em bị đau cột sống lâu rồi. Chuyến này về chắc em chết mất”. Đúng như trực giác nghề y của bác sĩ, sau lần đi này bác sĩ đã nằm liệt giường đến ba ngày. Các y bác sĩ bệnh viện Phong Quy Hòa đến thăm và an ủi.
 
Vượt qua bao nhiêu khó khăn, chúng tôi đến nơi ở của người bị nhốt. Cả hai chúng tôi chết lặng khi chứng kiến một cảnh tượng rất thương tâm.Quả thật, tôi ở đây đã mấy năm rồi, nhưng chưa bao giờ tôi phải đi một con đường ác liệt như vậy. Cả tôi cũng đâu thua gì bác sĩ Cường, mệt và đau nhức cả mình, các bộ phận trên cơ thể tưởng như không còn ăn khớp với nhau. Cái tội ở nơi tôi là chẳng ai thăm hỏi và tặng trái cây.
 
Một người phụ nữ dân tộc J’rai đoán chừng 24-25 tuổi đang ngồi một mình trên một cái “nhà”, không phải,  một cái “chuồng” mới đúng. Cái chuồng này bao bọc 4 con  người. Đặc điểm nổi bật của cái chuồng này là có những cái “cầu khỉ” bắt nhịp cầu. Tôi không dám ngồi lên vì sợ nó gẫy.
 
Xem video Giáo phận Kontum giải cứu một phụ nữ bị xích trong rừng hơn 2 năm. Nguồn: phanvantai25 (Youtube)

 
 

Cô ngồi lặng im suy gẫm về phận đời. Có lẽ cô không suy tư triết học hay thần học mà đơn giản cô đang cố gắng sống hết con đường còn lại mà Trời đã ban cho.  Trước mặt cô là một bếp tro để cho cô xoa vào hậu môn cho đỡ ngứa, vì đã hơn hai năm rồi cô không tắm gội đầu như những người phụ nữ khác. Có hay không là những giọt nước mưa vô tình rơi xuống trên người cô. Bên cạnh là một con chó đói đang chờ những cái gì rơi ra từ cô. Con chó chính là bạn thân thương nhất của cô, vì nó hiểu cô hơn bao người khác. Nó với cô nương tựa vào nhau suốt mấy năm trời.  Và cuối cùng là những chiếc giẻ rách nát đang bao bọc cho cô và chú chó được ấm áp vào những ngày, tháng, năm lạnh buốt của cao nguyên.
 
Cô ngồi một chỗ với sợi xích đã hơn hai năm, vì người nhà sợ cô đi lang thang đây đó khi họ đi mò cua bắt ốc ở sông Ayun. Cô lặng lẽ như một chiếc lá héo khô trong một cái chuồng ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Những gì mà chúng tôi cảm nghiệm trên đường như ngày tết… đang tan biến mà thay vào đó nỗi lòng xót xa cho một kiếp người. Tôi tự hỏi thầm rằng ở thời đại này vẫn còn đó những phận người như vậy sao? Mọi người nghĩ như thế nào khi mình may mắn có đủ điều kiện để sống, để hoàn thành ước mơ cao cả của mình trong lúc vẫn còn đó những con người không…?
 
Khi tôi viết bài này, thì chỉ còn một ngày nữa, chúng ta bước vào Mùa Chay Thánh 2012 với Thứ Tư Lễ tro. Tôi thiết nghĩ hơn lúc nào hết Mùa Chay mời gọi mọi người chúng ta kiểm điểm lại đời sống của mình. Tục ngữ dân ca ViệtNamcó câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no” là một cách thức mở lòng chúng ta trước những con người bất hạnh và đáng thương. Cha Tổng đại diện Giáo Phận Kontum Phê-rô Nguyễn Vân Đông thường nói: “Người ta cho mà không thương, còn chúng ta thương mà không cho sao?” Thật vậy, chúng ta luôn đón nhận và sẵn sàng chia sẻ với mọi nỗi đau của người đồng loại theo như Lời Chúa mời gọi: “Ai làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Ta đây là làm cho chính Ta vậy”.

Tác giả: Phêrô Nguyễn Đình Phục, ofm

Nguồn tin: ofmvn.org

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập605
  • Hôm nay99,291
  • Tháng hiện tại1,989,656
  • Tổng lượt truy cập59,275,525
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây