Thi thể Chúa Giêsu trong một tư thế hoàn toàn từ bỏ trên đầu gối Đức Mẹ có gương mặt thiên thần, có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới, gợi lên lòng trắc ẩn và cảm nhận sâu xa của một nỗi đau đớn. Bức khắc ở Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma, đã được đưa đến New York năm 1964 và năm 1972 bị một kẻ phá hoại. Sau đây là bảy nét của một trong các tác phẩm cảm động nhất của nghệ thuật công giáo trên thế giới.
1. Bức khắc do một hồng y người Pháp đặt hàng
Hồng y Jean de Bilhères tìm một “tác phẩm bằng đá cẩm thạch đẹp nhất Rôma” để trang hoàng cho ngôi mội của mình. Hồng y nhờ họa sĩ trẻ Michel-Ange lúc đó mới 24 tuổi thể hiện tác phẩm Pietà. Hồng y chọn chủ đề rất quen thuộc trong nghệ thuật Bắc Âu, Mẹ Maria khóc con mình một ít lâu sau khi hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi cây thập giá. Có lẽ đó là tác phẩm đầu tiên được Michel-Ange khắc nên cảm xúc đóng vai trò trọng tâm, ngược với một vài tuyệt tác khác như David, trong tác phẩm này các nhân vật ở trong một tư thế tách rời hơn. Kết quả cuối cùng: bức khắc đúng là “tác phẩm bằng cẩm thạch đẹp nhất Rôma”, như hồng y đã đặt hàng.
2. Pietà là bức khắc duy nhất Michel-Ange ký tên
Pietà không những là bức khắc nổi tiếng nhất mà còn là bức khắc duy nhất Michel-Ange ký tên. Khi nhìn gần áo Đức Mẹ, người xem có thể thấy chữ ký của ông khắc dưới ngực Đức Mẹ. Sử gia nghệ thuật Giorgio Vasari giải thích, danh họa Michel-Ange quyết định ký trên tác phẩm của mình sau khi nghe người xem cho rằng đây là tác phẩm của một nhà điêu khắc khác. Một buổi tối, Michel-Ange đến với cây đèn, cây kéo, cái đục để sẽ không có ai đặt vấn đề ai là tác giả của bức khắc Pietà.
3. Pietà được khắc từ một mảnh đá cẩm thạch ở Carrare
Bức Pietà cao 1,74 mét, rộng 1,95 mét được khắc từ một mảnh đá trắng và xanh lơ từ các hang động nổi tiếng của Carrare, vùng Toscane. Khối này được lấy sâu từ hang động cẩm thạch.
4. Bức khắc được đưa đến Đền thờ Thánh Phêrô 200 năm sau khi được tạo ra
Trong 200 năm đầu tiên, bức Pietà ở nhà nguyện Sainte-Pétronille, một lăng mộ nằm gần Đền thờ Thánh Phêrô được hồng y Bilhères chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Năm 1699, bức khắc được đem đến nơi đang trưng hiện nay, bên trong Đền thờ Thánh Phêrô.
5. Bức khắc đến New York năm 1964
Năm 1964, hồng y người Mỹ Francis Joseph Spellman xin Đức Gioan XXIII trưng bức Pietà trong cuộc Triển lãm Hoàn vũ New York từ năm 1964 đến năm 1965. Vatican chấp nhận và bổ nhiệm ông Edward M. Kinney điều hành việc triển lãm này, ông là giám đốc mua bán và vận chuyển của cơ quan Catholic Relief Service. Hàng ngàn người Mỹ đã được thấy tận mắt bức khắc. Bức khắc được trưng an toàn đằng sau một hàng rào bằng mica khổng lồ nặng hơn hai tấn.
6. Các lời phê bình nói Mẹ Maria quá trẻ
Khi bức khắc được hoàn tất năm 1499, các lời phê bình cho rằng Đức Mẹ rất duyên dáng nhưng quá trẻ so với một phụ nữ là mẹ của một người 33 tuổi. Michel-Ange đã biện minh chọn lựa của mình trong tiểu sử của ông: “Quý bạn không biết các phụ nữ khiết tịnh vẫn giữ nét trong sáng hơn các phụ nữ không giữ khiết tịnh sao? Trong trường hợp Đức Trinh nữ Mẹ Maria lại còn hơn nữa, người chưa bao giờ trải qua ham muốn thì cơ thể có thể không thay đổi.”
7. Bức khắc gần như bị phá hủy
Chúa nhật ngày lễ Hiện Xuống năm 1972, ông Laszlo Toth, một người Hungaria có đầu óc không ổn định đã nhảy qua hàng rào chắn Đền thờ Thánh Phêrô và giận dữ phá hoại bức Pietà. Ông vừa hét vừa lấy búa đập bức tượng: “Tôi là Chúa Giêsu Kitô, tôi sống lại từ cõi chết!” Trước khi bị các nhân viên an ninh bắt, ông đã đập bức tượng mười lăm cú, xé bứt cánh tay trái, đầu mũi và má của bức tượng. Bức tượng được khôi phục lại không có vấn đề.
Vittoria Traverso (fr.aleteia.org). Marta An Nguyễn dịc
http://phanxico.vn/2020/01/23/bay-chuyen-ban-it-biet-ve-tac-pham-dieu-khac-pieta-cua-michel-ange/